Các tiêu chí đánh giá nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam. (Trang 29 - 31)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp

Tổng số nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này chưa cho biết trong tổng số dư nợ đó, nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tổng dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn

= Tổng dư nợ *100%

Tỷ lệ này phản ánh các khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán, chưa phản ánh được rủi ro của các khoản nợ chưa đến thời hạn thanh toán. Một số khoản nợ này chứa đựng rủi ro nhiều hơn các khoản nợ quá hạn, vì chúng có thể là các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi trong tương lai.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi…) là các khoản nợ có các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.

+ Tính tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.

+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dự nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu

= Tổng dư nợ tín dụng *100%

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng cũng như đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Một khi ngân hàng có quá nhiều khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, ngân hàng sẽ có nguy cơ không thu hồi được nợ vay, dẫn đến khả năng mất vốn...qua đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Chỉ tiêu này cho biết mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Theo thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của ngân hàng được xem là an toàn nếu tỷ lệ này dưới 3%.

- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/Nợ xấu:

Tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này mà càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngược lại.

Bên cạnh đó, tùy vào mỗi ngân hàng và quốc gia trong từng thời kỳ mà còn có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý.

Thực tế, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đôi lúc không thể tránh khỏi được những rủi ro trong kinh doanh, những rủi ro đó có thể mang

tính chủ quan hay khách quan từ phía doanh nghiệp những đều gây nên tình trạng không trả được nợ hoặc không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tín dụng đồng thời dự phòng xử lý các rủi ro tín dụng phát sinh, các ngân hàng thường chấp nhận tỷ lệ nợ xấu nhất định được coi là giới hạn an toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w