Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Đại Chúng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam. (Trang 85 - 90)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Đại Chúng

Nam

Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố sống còn đối với mọi tiến trình phát triển cả về lượng và về chất. Do vậy, để có thể ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp thì trước hết bộ phận quản trị nguồn nhận lực trên Hội sở chính của Pvcombank phải có một cơ cấu tổ chức và quản lý chặt chẽ và đồng bộ, hợp lý trên cơ sở đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và luôn bám sát tình hình thực tế. Trong đó, ban lãnh đạo Ngân hàng và cán bộ phụ trách các phòng ban phải là những người năng nổ, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Để có đội ngũ nguồn nhân lực như vậy một số vấn đề cơ bản cần giải quyết cụ thể như sau:

Từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ trên cơ sở năng lực, trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, đáp ứng được nhu cầu của công tác kinh doanh trong cơ chế thị trường:

+ Đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng phải là người có trình độ lý luận nghiệp vụ ngân hàng vững vàng, phải có kiến thức kinh tế tổng hợp, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường và giàu kinh nghiệm thực tế, có khả năng tổng hợp vấn đề. Ngoài ra, cán bộ quản lý phải có kiến thức pháp luật vững chắc và sâu

rộng. Có được những điều đó người cán bộ mới có thể hoạch định được chính sách và hướng giải quyết đúng đắn, hiệu quả, đảm bảo đúng pháp luật. Muốn vậy Ngân hàng thường xuyên phải có các cuộc hội thảo khoa học, có kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ thường xuyên và cụ thể, phải thiết lập được mối quan hệ với các tổ chức, trung tâm nghiên cứu lĩnh vực ngân hàng để có thể tiếp xúc được với những kiến thức mới, đồng thời nắm bắt được những thay đổi trong diễn biến hoạt động của lĩnh vực ngân hàng.

+ Cần có sự trao đổi giữa Khối Khách hàng doanh nghiệp và Khối Quản trị nguồn nhân lực về công tác tuyển dụng cán bộ nhân viên cho từng vị trí cụ thể như thế mới tìm kiếm và tuyển dụng được cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tốt. Hơn nữa, đưa ra những chính sách về lương và thưởng phù hợp với các vị trí để thu hút được nguồn nhân lực tốt và đẩy mạnh tinh thần làm việc của các cán bộ nhân viên.

+ Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng, ngoài những tiêu chuẩn về kiến thức nghiệp vụ cơ bản, cần nhấn mạnh các đặc điểm sau: (1) Phải nắm chắc về pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế và luật dân sự; (2) Phải nắm chắc các quy định, thể chế, vận dụng một cách linh hoạt. Phải có khả năng tổng hợp, phân tích các điều đúng, chưa đúng, chưa phù hợp của chế độ, thể lệ để kiến nghị với cấp trên.

+ Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, thẩm định dự án, đề xuất với lãnh đạo ra quyết định, đồng thời theo dõi quá trình sử dụng vốn và thu nợ. Quyết định đúng sai của người lãnh đạo phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ này. Do đó ngoài tiêu chuẩn chung là trình độ kiến thức về nghiệp vụ cần đòi hỏi họ là những người trung thực, khách quan, thắng thắn, kiên định rõ ràng, có ý thức bảo vệ tài sản của Ngân hàng. Ngoài trình độ chuyên môn, cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật và các vấn đề có liên quan. Muốn vậy ngân hàng phải thường xuyên tổ chức kiểm tra kiến thức về nghiệp vụ, pháp luật, tâm lý... và cần có khuyến khích về mặt vật chất.

+ Khối Quản trị nguồn nhân lực cần phối hợp với các Khối liên quan như Khối Pháp chế tuân thủ, Khối Khách hàng doanh nghiệp đưa ra bộ khung và các văn bản xử lý nghiêm khắc hơn các trường hợp làm sai quy định gây ảnh hưởng đến Ngân hàng, tránh tình trạng nhân viên thông đồng với khách hàng gây ra nợ xấu.

Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, sự đồng đều trong khả năng làm việc và trình độ quản lý điều hành của các cán bộ lãnh đạo ngày càng quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Thực hiện đổi mới công tác quản lý cán bộ tín dụng: theo hướng thường xuyên quan tâm tới việc xác định đúng nhiệm vụ chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Chủ động, tích cực giáo dục cán bộ tín dụng không bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, hạ thấp nhân phẩm, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, làm ảnh hưởng đến bản thân, đến uy tín của đơn vị. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng, đảm bảo chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, thích ứng tốt với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trong công việc.

Song song với việc thực hiện đào tạo, đào tạo lại thì việc tuyển dụng cán bộ tín dụng mới cũng phải làm tốt, đúng theo quy định của Ngân hàng, tuyển chọn những cán bộ tín dụng có trình độ, nghiệp vụ vững vàng, có tư cách đạo đức, khả năng giao tiếp tốt và khả năng chịu được áp lực công việc ở cường độ cao. Bên cạnh đó, cần có nhiều chính sách đãi ngộ, trợ cấp cho cán bộ tín dụng một cách hợp lý.

3.2.3. Hoàn thiện công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu

- Thực hiện công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh của những khách hàng có nợ xấu để thực hiện phân loại nợ chính xác.

Ngân hàng TMCP Đại Chúng cần thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh của khách hàng có nợ xấu. Các cán bộ có thể tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân tạo ra nợ của khách hàng, qua đó có thể đưa ra các lời khuyên phù hợp đối với khách hàng. Khách hàng có thể dựa vào đó để tiến hành cải thiện tình hình kinh daonh của doanh nghiệp sau đó tiến hành trả nợ cho Ngân hàng.

phân loại nợ xấu theo định kì. Việc đầu tiên là cần phải tiến hành hát hiện nợ xấu. Đâu là cơ sở quan trọng cho việc xửa lý nợ xấu với khách hàng về sau này. Việc xử lý nợ xấu cần được thực hiện thường xuyên và có thể được thực hiện theo các hướng: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng.

- Chủ động xử lý nợ xấu.

Trích lập dự phòng rủi ro giống như khoản “bảo hiểm”, giúp ngân hàng đối mặt với rủi ro nợ xấu trong tương lai. Nếu trích lập giảm, trong tương lai nợ xấu bùng lên mà không có nguồn xử lý thì không chỉ lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng, mà sức khỏe tài chính của cả Ngân hàng cũng đi xuống.

Cần có một bộ phận giám sát riêng để việc chuyển nợ quá hạn được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng nên sử dụng các công cụ để tài trợ cho chi phí rủi ro tín dụng.

Cơ chế trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro hiện nay của NHNN và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cho phép trích lập dự phòng theo phương pháp “định lượng” và “định tính”. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn chỉ thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phương pháp “định lượng” đó là chỉ trích lập dự phòng cụ thể đối với những khoản nợ từ nhóm 2 trở lên. Để việc phân loại nợ và hạch toán nợ đúng bản chất chất lượng tín dụng và phản ánh đúng tình trạng tài chính của khách hàng vay vốn, Ngân hàng nên xem xét khi phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cần tham khảo thêm phương pháp đánh giá thực trạng tình hình của khách hàng vay vốn để đưa ra biện pháp trích lập dự phòng đúng với nguy cơ rủi ro để có thể bù đắp rủi ro khi khách hàng không trả được nợ giảm thiểu nguy cơ nợ xấu.

Ngân hàng hoàn toàn có thể sử dụng những chi phí từ nguồn dự phòng mà chưa sử dụng đến đề tài trợ cho chi phí rủi ro. Chủ động tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của Pháp luật, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc làm này sẽ giúp Ngân hàng nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả

năng tài chính nội tại của Ngân hàng.

- Ngoài việc phân loại nợ và trích lập dự phòng một cách hợp lý, Ngân hàng có thể tham khảo xử lý nợ xấu từ nguồn tài trợ bên ngoài.

Ngân hàng có thể thương lượng với khách hàng để giãn thời gian thu hồi nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời. Khách hàng có thể cần thêm thời gian đẻ tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh. Ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bán các tài sản không cần thiết, hàng tồn kho. Nếu khách hàng không đồng ý thì sẽ tiến hành khởi kiện.

Nguồn tài trợ từ các chi phí bảo hiểm. Trong trường hợp khách hàng bị rủi ro ví dụ như tai nạn xe hơi, các công ty bảo hiểm sẽ trả tiền bồi thường. Khách hàng có thể nhận được tiền từ nguồn đền bù của các công ty bảo hiểm, nhờ vào đó họ có thể tiếp tục các hoạt động kinh doanh để trả nợ tiếp cho Ngân hàng.

- Đa dạng hóa các phương thức xử lý nợ xấu

Tùy từng khách hàng mà Chi nhánh cần có các phướng thức khách nhau để tiếp cận với họ. Tránh trường hợp tiếp cận xử lý nợ xấu một cách quá máy móc.

Đối với những khách hàng hay trả chậm, chúng ta phải kiên trì hợp tác cho tới khi họ phải hợp tác. Khi khách hàng có thái độ nóng nảy hung hăng thì cần phải bình tĩnh ứng phó mọi tính huống có thể xảy ra, cần đề cao cảnh giác, thật mềm dẻo đến khi họ trở lại trạng thái bình thường, có thái độ hợp tác. Trong trường hợp khách hàng vẫn không chịu hợp tác, ngân hàng hoàn toàn có thể kiện khách hàng.

Đối với những khách hàng có thái độ mềm mỏng cần phải đề cao cảnh giác, tránh tin quá mức vào họ vì rất nhiều trường hợp chi nhánh tưởng chừng như có thể thu được nợ nhưng thực ra khách hàng sử dụng thái độ mềm mỏng đó đển đối phó cho qua. Họ có thể nói dối về tình hình hiện tại và cố tình lui lại thời điểm trả nợ. Đối với những khách hàng này cần phải có thái độ kiên quyết, ấn định rõ ràng ngày và thời điểm trả nợ, tránh tình trạng khách hàng sử dụng thái độ mềm mỏng để lần khất việc trả nợ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam. (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w