Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam. (Trang 45 - 54)

6. Kết cấu của khóa luận

2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng

Nam (PVcombank)

Báo cáo kết quả kinh doanh của một ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu chi và mức độ lãi, lỗ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng, giúp nhà phân tích hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lí và từ đó có biệm pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng thương mại.

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam khá tốt trong mấy năm gần đây. Tuy gặp một số khó khăn do ảnh hưởng từ nền kinh tế và dịch bệnh nhưng Ngân hàng vẫn duy trì được kết quả kinh doanh. Điều đó được thể hiện rất rõ qua sự biến động về lợi nhuận liên tục từ năm 2019 đến năm 2021.

Từ bảng phân tích kết quả kinh doanh của Ngân hàng cho thấy khoản mục tổng doanh thu của Ngân hàng đều tăng qua ba năm từ năm 2019 đến năm 2021. Năm 2019 tổng doanh thu của ngân hàng đạt 10.919 tỷ đồng. Sang năm 2020 chỉ tiêu này là 12.523,4 tỷ đồng tăng 1.603,9 tỷ đồng so với năm 2019 với tốc độ tăng trưởng là 14,69% . Đến năm 2021, tổng doanh thu đạt 14.113 tỷ đồng tăng 1.589,6 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 12,69%. Tổng doanh thu của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm thể hiện sự phát triển của Ngân hàng đồng thời cho thấy sự phấn đấu của Ngân hàng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng về về quy mô và cả về chất lượng, góp phần làm tăng thu nhập cho đơn vị. Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu thì tổng chi phí của Ngân hàng cũng tăng lên do việc phát triển mở rộng quy mô mạng lưới của Ngân hàng, chất lượng dịch vụ, con người đòi hỏi rất nhiều chi phí phát sinh. Cụ thể năm 2019, tổng chi phí là 10.824,5 tỷ đồng. Sang năm 2020 là 12.457,2 tỷ đồng tăng 1.633,2 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 15,09%. Đến cuối năm 2021, tổng chi phí là 14.028 tỷ đồng tăng 1.570,8 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 12,61%.

Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PvcomBank qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm2019 Năm

2020 Năm 2021 So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 Số tiền Tốc độtăng trưởng % Số tiền Tốc độ tăng trưởng % Tổng doanh thu 10.919,0 12.523,0 14.134,2 1.604,0 14,69 1.611,2 12,87 Tổng chi phí 10.824,5 12.462,2 14.049,3 1.637,7 15,13 1.587,1 12,74

Thu nhập trước thuế 95,5 60,8 84,9 -34,7 -36,34 24,1 39,64

Thuế TNDN 0,7 -0,9 3,9 -1,6 -228,57 4,8 -533,33

Lợi nhuận ròng 94,8 61,7 81 -33,1 -34,92 19,3 31,28

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Trong báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại thì lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đương đầu với những khó khăn lớn về mặt tài chính. Một mặt họ phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận của hội đồng quản trị của ngân hàng, của các cổ đông... Mặt khác họ phải đối phó với những quy định chính sách của NHNN và thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để giải đáp các vấn đề trên các nhà quản trị phải phân tích lợi nhuận của ngân hàng một cách chặt chẽ và khoa học.

Từ bảng số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các năm là khá tích cực. Năm 2019, lợi nhuận ròng đạt 94,8 tỷ đồng. Sang năm 2020 thì lợi nhuận này đạt 61,7 tỷ đồng giảm 33,1 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ giảm là 34,92%. Lợi nhuận giảm là do năm 2020 sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 và khó khăn chung của nền kinh tế thị trường khiến tình hình hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng gặp một số bất lợi nhất định. Cuối năm 2021, lợi nhuận ròng đạt 81 tỷ đồng tăng 19,3 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,28%. Với sự tăng về lợi nhuận cho thấy Ngân hàng có những định hướng kinh doanh đúng đắn và linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ theo từng thời điểm khác nhau làm cho hiệu quả kinh doanh tăng trong điều kiện khó khăn ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19.

Tóm lại, kết quả kinh doanh Ngân hàng đạt hiệu quả và có tốc độ tăng trưởng giữa các năm khá ổn. Tuy năm 2020 lợi nhuận của Ngân hàng giảm đi do sự khó khăn chung trong nền kinh tế và ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng sang năm 2021 lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng trở lại do thị phần của ngân hàng được mở rộng hơn, và sự tính nhiệm của khách hàng nhiều hơn, nền kinh tế có những bước phát triển và chuyển mình mạnh mẽ, cơ chế chính sách của Nhà nước hợp lý và sự thích ứng linh hoạt của Ngân hàng trong thời kỳ dịch bệnh. Bên cạnh đó cần phải kể đến sự chỉ đạo đúng hướng và sát sao của Ban lãnh đạo ngân hàng, ngoài ra sự nổ lực của tập thể nhân viên trong Ngân hàng đã nỗ lực, cố gắng làm việc hiệu quả, góp phần không nhỏ vào tốc độ phát triển của Ngân hàng. Lợi nhuận Ngân hàng gia tăng trong năm 2021 là một minh chứng chi việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, qua đó đánh dấu sự thành công của Ngân hàng.

- Cơ cấu tổng tài sản: Tài sản của ngân hàng thương mại là toàn bộ những thứ có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách hợp pháp. Chúng là kết quả của các hoạt động trong các thời kỳ trước đó và có khả năng mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Tài sản của một Ngân hàng thay đổi về quy mô, kết cấu, hình thức và tính chất… gắn liền với quá trình hoạt động của Ngân hàng. Về hình thức, tài sản của Ngân hàng có thể tồn tại dưới những tài sản thực (hữu hình) hoặc tài sản vô hình, các tài sản tài chính hoặc tài sản phi tài chính;

Trong cơ cấu tài sản, phần tài sản dự trữ chiếm tỷ trọng lớn sẽ đảm bảo tính thanh khoản cao song về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các khoản cho vay và đầu tư là những tài sản có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất

nhưng lại là kém lỏng nhất và dễ xảy ra rủi ro. Bởi vậy, duy trì một tỷ lệ phù hợp giữa tài sản dự trữ và tài sản có khả năng sinh lời là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Tổng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt, năm sau cao hơn năm trước được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2. 2: Cơ cấu tổng tài sản của Ngân hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng; % TT TÀI SẢN 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021 So sánh năm 2021/2019 Số tiền Tốc độ (%) 1 Tiền mặt, vàngbạc, đá quí 524 526 571 47 8,97

2 Tiền gửi tạiNHNN 3.704 6.626 4.979 1.275 34,42

3 Tiền gửi và cho vay các TCTD

khác 16.720 14.606 17.851 1.131 6,76

4 Chứng khoán kinh doanh 7.426 4.270 12.410 4.984 67,12

5 Các công cụ tàichính khác - - - - -

6 Cho vay kháchhàng 77.324 82.397 86.072 8.748 11,31

7 Hoạt động mua nợ 22 15 14 -8 -36,36

8 Chứng khoán đầu tư 23.203 36.812 30.839 7.636 32,91

9 Góp vốn, đầu tư dài hạn 812 880 1.044 232 28,57

10 Tài sản cố định 613 768 700 87 14,19

11 Tài sản Có khác 33.461 33.696 35.666 2.205 6,59

TỔNG TÀI SẢN 163.807 180.595 190.149 26.342 16,08

Dựa vào bảng cơ cấu tài sản trên ta có thấy tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ngày càng lớn, tăng đều qua các năm. Năm 2021, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 190.149 tỷ đồng so với năm 2019 chỉ tiêu này tăng 26.342 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 16,08%. Tổng tài sản của Ngân hàng tăng chủ yếu đến từ hoạt động cho vay khách hàng và các hoạt động đầu tư chứng khoán. Năm 2021 cho vay khách hàng tăng 11,31% so với năm 2019, chứng khoán kinh doanh tăng 67,12% so với năm 2019, chứng khoán đầu tư tăng 32,91% so với năm 2019. Không chỉ tăng mạnh, các chỉ tiêu trên còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản luôn chiếm trên 60% tổng giá trị. Qua đó chứng tỏ, trong những năm qua Ngân hàng luôn chú trọng công tác phát triển về quy mô tín dụng và đầu tư để mở rộng thị phần của Ngân hàng.

- Công tác phát triển nguồn vốn: Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động và tạo lập được trong quá trình kinh doanh để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến quy mô và hiệu quả kinh doanh xuyên suốt của Ngân hàng. Vì vậy các Ngân hàng rất chú trọng đến việc tạo nguồn vốn, một nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng, đẩu tư… diễn ra một cách an toàn và hiệu quả hơn. Việc tạo nguồn vốn được các ngân hàng thực hiện dưới các hình thức: huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, phát hành giấy tờ có giá và các nguồn khác.

Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng. Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn. Với ngân hàng vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Vốn càng lớn ngân hàng càng có tiềm lực cho hoat động tín dụng và đầu tư.

Tổng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt, năm sau cao hơn năm trước được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2. 3: Tổng hợp nguồn vốn của Ngân hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Vốn huy động 141.367 163.418 165.380 22.051 15,60 1.961 1,20 Vốn vay 7.031 933 6.474 -6.028 -85,85 5.480 551,74 Vốn khác 5.222 5.926 7.957 703 13,47 2.031 34,28 Vốn tự có 10.196 10.258 10.338 62 0,6 81 0,79 Tổng nguồn vốn 163.807 180.595 190.149 16.788 10,25 9.554 5,29

Nguồn: Bảng cân đối kế toán NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các doanh nghiệp phi tài chính là NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, còn các doanh nghiệp khác thường hoạt động bằng nguồn vốn tự có là chính. Mặc dù nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Các NHTM có vai trò to lớn trong việc điều tiết nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công tác huy động vốn là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động của ngân hàng, do đó để đảm bảo vốn việc cho vay thì Ngân Hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã không ngừng mở rộng và tìm ra các biện pháp nhằm tăng huy động vốn để phục vụ kịp thời cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguồn vốn của Ngần hàng TMCP Đại Chúng được huy động từ vốn huy động, vốn vay, vốn tự có và một số nguồn vốn khác.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn trong 3 năm của Ngân hàng nhìn chung tăng trưởng rất tốt. Năm 2019 tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 163.807 tỷ đồng. Sang năm 2020 là 180.595 tỷ đồng tăng 22.05 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng là 10,25%. Trong đó, nguồn vốn tăng trưởng lớn nhất là vốn huy động đến từ các tổ chức kinh tế cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong năm 2020, tăng 22.051 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng vói tốc độ tăng trưởng là 15,60%. Đến năm 2021 tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 190.149 tỷ đồng tăng 9.554 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ tăng là 5,29%. Trong đó nguồn vốn tăng trải đều từ vốn huy động, vốn vay và nguồn vốn khác của Ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2019-2021, nguồn vốn tự có của Ngân hàng đều tăng nhẹ, tuy số lượng không lớn nhưng cũng đủ để cho thấy Ngân hàng đang hoạt động kinh doanh khá tốt, thu được lợi nhuận đều đặn qua các năm để góp phần tăng thêm phần vốn chủ sở hữu cho Ngân hàng.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy, tổng nguồn vốn cúa Ngân hàng luôn ở mức tốt chứng tỏ Ngân hàng những năm qua luôn có những chính sách huy động rất tốt để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, luôn tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động tín dụng và đầu tư của Ngân hàng.

- Hoạt động sử dụng vốn: Định hướng công tác tín dụng của Ngân hàng TMCP

Đại Chúng là đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và giữ vững thị phần.

* Hoạt động tín dụng và đầu tư:

Dư nợ cho vay TCKT, cá nhân và đầu tư năm 2021 của Ngân hàng đạt 131.438 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 87.757 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,77% trong tổng dư nợ cho vay và đầu tư của Ngân hàng còn lại là đầu tư đạt 43.681 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33,23%. Qua đó cho ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động chính và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Tình hình dư nợ tín dụng và đầu tư của Ngân hàng trong các năm gần đây được phản ánh như sau:

Bảng 2. 4: Tình hình dư nợ cho vay TCKT, cá nhân và đầu tư của Ngân hàng qua các năm 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư

109.007 125.027 131.438 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng 78.290 71,82 83.862 67,08 87.757 66,77 Đầu tư 30.717 28,18 41.165 32,92 43.681 33,23

Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Từ bảng thống kê tình hình dư nợ tín dụng và đầu tư trên ta có thể thấy, cả dư nư nợ tín dụng và đầu tư đều tăng qua các năm, chứng tỏ hoạt động liên quan đến tín dụng và đầu tư của Ngân hàng đã được mở rộng hơn, với quy mô lơn hơn. Điều đó dựa vào cơ sở vẵng chắc là với nguồn vốn huy động ổn định và lớn mỗi năm (năm 2019: 141.367 tỷ đồng, năm 2020: 163.419 tỷ đồng, năm 2021: 165.380 tỷ đồng). Nhưng từ cơ sở đó, chúng ta cũng có thể nhìn thấy so với nguồn vốn huy động được thì hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam. (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w