Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam. (Trang 91 - 92)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN hàng năm nên tổ chức các hội nghị liên ngân hàng nhằm rút kinh nghiệm và tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa hệ thống các ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động quản lý nợ xấu;

NHNN nên khuyến khích các ngân hàng đổi mới công nghệ, hiện đại hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra cơ sở dữ liệu về khách hàng và quản lý, sử dụng tốt cơ sở dữ liệu này. Đồng thời cần phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng kịp thời cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng;

NHNN cần ban hành các văn bản làm cơ sở định hướng hoạt động tín dụng của các NHTM trong từng thời kỳ: như có những chính sách nới lỏng lãi suất cho vay để tạp điều kiện cho doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn. Để từ đó làm cơ sở cho công

tác quản lý nợ xấu một cách bài bản, khoa học và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng;

NHNN cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), xây dựng các bộ phận chuyên cung cấp thông tin cho từng mặt của các hoạt động kinh tế để phục vụ tốt cho hoạt động thẩm định tín dụng của các NHTM về các mặt như: thông tin tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng... Những thông tin này cần phải được cập nhật thường xuyên và có sự đảm bảo về pháp lý;

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để tạo sự hiểu biết, thống nhất và ủng hộ của dư luận xã hội về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của chính sách, giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, tạo sự đồng thuận trong xã hội; triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN về xử lý nợ xấu để các TCTD thực hiện có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam. (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w