6. Kết cấu của khóa luận
3.2.4. Tăng cường công tác giám sát tình hình kinh doanh của KHDN vay vốn
Hiện nay, điều kiện vay vốn của các doanh nghiệp gần như đồng nhất với nhau. Nhưng trong thực tế khả năng sinh lời từ việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp không giống nhau. Các yếu tố như quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, uy tín trên thị trường, uy tín về thanh toán nợ vay của từng doanh nghiệp cũng rất khác nhau. Đặc biệt là với các doanh nghiệp do có số lượng lớn và hoạt động trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp này là điều hiển nhiên. Do đó, ngân hàng cần phải thường xuyên thực hiện xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp và dựa trên cơ sở xếp hạng để áp dụng kỹ thuật cấp tín dụng thích hợp. Việc đánh giá xếp hạng khách hàng là các DN có thể được thực hiện bằng cách chấm điểm doanh nghiệp theo các tiêu chí như: quy mô vốn của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, kết quả kinh doanh, lịch sử quan hệ với PVcomBank và các ngân hàng khác…Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tham khảo các đánh giá xếp hạnh doanh nghiệp của CIC để việc chấm điểm được chính xác hơn. Sau đó, tùy theo số điểm cao hay thấp mà xếp hạng các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nền kinh tế được dự báo là vẫn phải đối mặt với những khó khăn như: dịch bệnh Covid-19, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp dẫn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn. Khi nguồn thu giảm thì khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng sẽ gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng tín dụng vì thế cũng sẽ không quá cao so với những năm trước. Từ đó, Ngân hàng phải tăng cường theo dõi và giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để có thể đưa ra các phương án hỗ trợ doanh nghiệp, xử lý khoản vay kịp thời và hiệu quả nhằm hạn chế nợ xấu.