Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Lê Ngọc Thiện - 1906035044 - TCNH 26B (Trang 43 - 94)

1.3.2.1. Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau cho nên bất kỳ một sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Sự ổn định hay bất ổn định, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế cũng sẽ tác động rất lớn tới hoạt động của NH nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố tác động mạnh đến nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. CVTD là hoạt động có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên khi nền kinh tế phát triển, khi người dân cảm thấy an tâm về tương lai cũng như nhìn thấy được những nguồn thu đem lại khả năng chi trả cho những nhu cầu trong hiện tại. Sự ổn định về kinh tế, đặc biệt là ổn định về lạm phát, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái làm cho các NH yên tâm khi cho vay vốn.

Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, phát triển không ổn định hoặc tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng sẽ hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM. Môi trường kinh tế không ổn định sẽ tác động xấu đến các khoản tín dụng và dễ dẫn tới đổ vỡ tín dụng. Hơn nữa, thu nhập kỳ vọng trong tương lai của người dân trở nên bấp bênh, người tiêu dùng không dự đoán và kiểm soát được những thu nhập của mình, do vậy họ phải hạn chế các khoản cho vay tiêu dùng trong hiện tại.

Môi trường kinh tế ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy người dân tiêu dùng, từ đó ngân hàng có thể phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Các nhân tố văn hóa như tập quán, trình độ dân trí, thói quen, lối sống, bản sắc dân tộc, hay các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc... của từng vùng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của dân cư và vì thế có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM. Ngoài ra các yếu tố như thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng hay thói quen thanh toán tiền mặt trong dân cư cũng tác động không ít tới hoạt động CVTD của NHTM.

Quy mô và tốc độ tăng dân số cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quy mô cho vay tiêu dùng vì dân số càng đông thì nhu cầu tiêu dùng càng lớn, số người tìm đến NH vay tiêu dùng để thỏa mãn các nhu cầu của mình càng nhiều.

Ngân hàng cần tìm hiểu, nghiên cứu rõ hành vi văn hóa tiêu dùng của KH để có thể xây dựng được các chính sách, chiến lược phát triển cho phù hợp với từng khu vực thị trường.

1.3.2.3 Môi trường pháp lý

Các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng đều phải nằm trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật, phải tuân theo những quy định của Nhà nước, luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác. Hoạt động kinh doanh trong NH là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như NHNN. Khi hoạt động của NH chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định được đảm bảo, hoạt động CVTD có điều kiện diễn ra thông suốt, hạn chế những thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng… Một môi trường pháp lý lành mạnh, văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản… sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong hoạt động tín dụng, từ đó tạo ra môi trường tốt để phát triển hoạt động CVTD. Và ngược lại, những văn bản pháp luật quy định không rõ ràng, không đồng bộ, không kịp thời, hay còn nhiều khe hở, hay quá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động của NH, không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc làm cho người đi vay không đáp ứng điều kiện để được NH cấp tín dụng dẫn đến NH bị hạn chế trong hoạt động cho vay.

tương đối dài và có tác động lớn đến hoạt động CVTD. Những chính sách này thường đề ra các nhiệm vụ của từng năm hay thời kỳ và mục đích là làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế-xã hội. Nếu thực hiện được thì đời sống của người dân sẽ tăng lên, kèm theo nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên và hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng có cơ hội phát triển.

1.3.2.5 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng

+ Đạo đức người vay

Đạo đức người vay được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của chính bản thân họ. Đây là yếu tố tiên quyết để NH xem xét cho vay vì ngay cả khi người vay có thu nhập tốt thì chưa chắc họ có thiện chí trả nợ. Đạo đức người vay trong quan hệ tín dụng được đánh giá bằng độ tín nhiệm của KH trên cơ sở tính thật thà, trung thực, sự sẵn lòng trả nợ của KH và ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng. Năng lực pháp lý là những quy định cụ thể về mặt pháp lý mà người vay cần phải có. Đây là cơ sở hình thành nghĩa vụ trả nợ của KH trong quan hệ tín dụng.

+ Khả năng tài chính

Khả năng tài chính của khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng. Phần lớn các món cho vay tiêu dùng được quy định nguồn hoàn trả là thu nhập thường xuyên và ổn định của KH trong tương lai. Nếu KH có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ NH thường ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác, đặc biệt là các chỉ tiêu thông thường hay thiết yếu... Với những người vay này, họ sẵn sàng thành toán tiền cho NH và khoản tín dụng trở nên an toàn hơn.

+ Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý để có thêm nguồn trả nợ thứ hai cho NH ngoài nguồn thu nợ thứ nhất là thu nhập của người vay trong CVTD. Do tài sản có sự đảm bảo của những cơ sơ pháp lý nên có tính dự phòng rủi ro và tăng mức độ an toàn cho khoản tín dụng của NH. Mặc dù nắm giữ tài sản đảm bảo song nếu KH

phải có thời gian và mất chi phí khác liên quan… Vì vậy, TSBĐ là một trong những tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việc cho vay của NHTM

Qua việc nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết, luận văn đã làm sáng tỏ những lý luận chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cũng như việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Luận văn cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại. Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng phát triển họat động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô.

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) - Chi nhánh Đông Đô được thành ngày 16/09/2013 trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) từ tháng 10/2013 thì đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô, có trụ sở tại số 82 phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Là một trong năm chi nhánh đa năng trên địa bàn Hà Nội, tọa lạc tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc địa bàn quận Ba Đình là nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não của các Bộ và doanh nghiệp lớn nên PVcomBank - CN Đông Đô có nhiều lợi thế, khách hàng đa dạng, phong phú, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, các thông tin về kinh tế - xã hội,… cập nhật nhanh chóng và kịp thời để triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp.

Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động thay đổi căn bản về cơ cấu nhằm hướng tới khách hàng, tinh giản, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Việc tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận giúp cho PVcomBank - CN Đông Đô nâng cao được chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nâng cao khả năng hạn chế rủi ro.

Cơ cấu tổ chức chi nhánh: Chi nhánh Đông Đô là chi nhánh đa năng đầy đủ. Là chi nhánh pháp định hoạt động theo mô hình chi nhánh đa năng của PVcomBank, thực hiện chức năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ và một số chức năng của PVcomBank đến các đối tượng KH là KHDN, KHCN, Doanh nghiệp siêu nhỏ (m.SME) và các đối tượng khác theo quy định của Pháp luật và của PVcomBank trong từng thời kỳ

Pvcombank – CN Đông Đô Các chi nhánh chuẩn khác nếu được giao quản lý Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng KHCN Trưởng phòng DVKH Trưởng quỹ Kiểm soát viên Giao dịch viên Nhân viên kiểm ngân... Thuộc quản lý ngành dọc của khối KHCN Thuộc quản lý ngành dọc của khối Vận hành Trưởng phòng KHCN Bộ phận KHCN Bộ phận KHDN siêu nhỏ Thuộc quản lý ngành dọc của khối KHCN Phòng/ Bộ phận KHƯT Phòng KHDN -Trưởng phòng - Phó phòng - CV QHKH - ARM Thuộc quản lý ngành dọc của khối KHDN Phòng/ Bộ phận kế toán -Trưởng phòng/ TBP - Kiểm soát viên - Chuyên viên kế toán Thuộc quản lý ngành dọc của khối Tài chính kế toán Phòng/ Bộ phận Hành chính tổng hợp -Trưởng phòng/ TBP - Chuyên viên hành chính tổng hợp Thuộc quản lý ngành dọc của Văn phòng Trực thuộc Khối Vận hành, Tái thẩm&phê duyệt Các đơn vị thuộc Hội sở (nếu có): Bộ phận Quản lý tín dụng, Thẩm định giá,...

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự PVcomBank)

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của PVcomBank - CN Đông Đô

Tại Chi nhánh, ban điều hành bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Cơ cấu bao gồm các phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ như sau:

a. Phòng/Bộ phận Dịch vụ khách hàng

+ Chức năng: Phòng/Bộ phận Dịch vụ khách hàng là đơn vị trực thuộc Chi nhánh, chịu sự quản lý theo ngành dọc của Khối KHCN (mảng Dịch vụ khách hàng) và Khối Vận hành (mảng Kho quỹ) tại Hội sở với nhiệm vụ chính là: cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng cụ thể như: hoạt động huy động vốn, giao dịch chuyển khoản, bảo hiểm, … và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của ngân hàng.

b.

+ Chức năng: Phòng KHCN, Phòng KHƯT/Bộ phận KHƯT là đơn vị trực thuộc Chi nhánh, chịu sự quản lý theo ngành dọc của Khối KHCN, thực hiện chức năng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tài chính cá nhân cho các đối tượng khách hàng bao gồm KHCN thông thường, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ, khách hàng cá nhân ưu tiên và các đối tượng khách hàng khác (nếu được phân công) theo từng địa bàn và theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ.

c. Phòng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN)

+ Chức năng: Phòng KHDN là đơn vị trực thuộc Chi nhánh, chịu sự quản lý theo ngành dọc của Khối KHDN tại Hội sở; thực hiện chức năng phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng và cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tài chính cho các đối tượng là KHDN và các đối tượng khách hàng khác (nếu được phân công) theo từng địa bàn và theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ. Nhiệm vụ của các nhân sự thuộc phòng KHDN là tìm kiếm khách hàng, cung cấp SPDV phát triển thị trường, thu hồi nợ và một số các nhiệm vụ khác.

d. Phòng/Bộ phận Kế toán

+ Chức năng: Phòng/Bộ phận Kế toán là đơn vị thuộc Chi nhánh, chịu sự quản lý theo ngành dọc của Khối Tài chính Kế toán tại Hội sở; thực hiện chức năng hạch toán kế toán tài chính, báo cáo thống kê, thuế, hậu kiểm chứng từ tại Chi nhánh.

e. Phòng/ Bộ phận Hành chính - Tổng hợp:

+ Chức năng: Phòng/ Bộ phận Hành chính - tổng hợp là đơn vị thuộc Chi nhánh, chịu sự quản lý theo ngành dọc của Văn phòng tại Hội sở, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác hành chính, hỗ trợ vận hành hệ thống công nghệ thông tin, công tác văn thư, lái xe, … tại Chi nhánh theo quy định của PVcomBank và theo phân công của Văn phòng Hội sở.

f. Các đơn vị, bộ phận khác trực thuộc các Khối tương ứng tại Hội sở:

Kiểm soát tín dụng/ Hỗ trợ tín dụng: Là các nhân sự thuộc Khối Vận hành đặt tại Chi nhánh để thực hiện chức năng liên quan đến kiểm soát tín dụng và hỗ trợ tín

dụng đối với các hồ sơ khách hàng phát sinh tại Chi nhánh.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

- Chi nhánh Đông Đô

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò sống còn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh và đảm bảo sự tồn tại cho các ngân hàng. Nhận thức được vai trò quan trọng này PVcomBank - CN Đông Đô ngày càng hoàn thiện hệ và phát triển khá tốt hoạt động huy động vốn của chi nhánh và cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Tình hình huy động vốn của PVcomBank - CN Đông Đô trong ba năm qua được thể hiện qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của PVcomBank - CN Đông Đô từ năm 2018- năm 2021 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 Số

tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn huy

động 1,783.73 1,860.59 1,974.30 2,142.88 76.86 4.31 113.71 6.11 168.58 8.54 Theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ

hạn 252.11 258.64 271.04 280.30 6.53 2.59 12.40 4.79 9.27 3.42 Tiền gửi có kỳ hạn

dưới 12 tháng 1249.79 1303.74 1385.60 1536.50 53.96 4.32 81.85 6.28 150.90 10.89 Tiền gửi có kỳ hạn

trên 12 tháng 281.83 298.21 317.67 326.08 16.38 5.81 19.46 6.53 8.41 2.65 Theo loại tiền huy động

Nội tệ (VND) 1315.07 1370.96 1464.85 1601.47 55.89 4.25 93.89 6.85 136.62 9.33

Ngoại tệ (đã quy đổi

ra VND) 468.66 489.63 509.45 541.41 20.97 4.48 19.82 4.05 31.96 6.27 Theo thành phần kinh tế

Tiền gửi của Tổ chức

kinh tế 494.95 521.03 532.70 560.89 26.08 5.27 11.67 2.24 28.19 5.29 Tiền gửi của dân cư 1288.78 1339.56 1441.60 1581.99 50.78 3.94 102.04 7.62 140.39 9.74

CN Đông Đô có mức tăng trưởng tốt trong giai đoạn năm 2018 - năm 2021. Năm 2019 tổng nguồn vốn huy động đạt 1,860.59 tỷ đồng, tăng 4.31% so với năm 2018. Vào năm 2020 tổng mức huy động vốn đạt 1,974.30 tỷ đồng tăng 113.71 tỷ đồng (tương đương 6.11%), đến năm 2021 tổng mức huy động vốn đạt 2,142.88 tỷ đồng, đã tăng 168.58 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng là 8.54% so với năm 2020. Vốn huy động tăng này đang tạo ra lợi thế rất lớn cho PVcomBank - Chi nhánh Đông Đô trong việc phát triển hoạt động cho vay và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Tiền gửi của KH được chi thành 2 loại là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiểm tỷ lệ nhỏ, còn lại chủ yếu là tiền

Một phần của tài liệu Lê Ngọc Thiện - 1906035044 - TCNH 26B (Trang 43 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)