Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Lê Ngọc Thiện - 1906035044 - TCNH 26B (Trang 110 - 111)

Để nâng cao chất lượng CVTD thì không chỉ cần nỗ lực riêng từ phía chi nhánh mà còn cần sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ nhằm khuyến khích và tạo ra những điều kiện thuận lợi để loại hình cho vay này được phát triển và mang lại nhiều lợi ích hơn cho toàn xã hội.

Thứ nhất, cần ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế

Chính phủ cần phải ổn định môi trường vĩ mô, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, đồng thời có các chính sách phát triển kinh tế một cách ổn định và lâu dài. Cụ thể: ổn định thị trường, giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Cùng với đó là điều chỉnh chính sách phù hợp với cơ chế thị trường và tạo ra môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định và lành mạnh cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân. Hơn nữa việc có được môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định cũng giúp cho các hộ kinh doanh yên tâm sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

Bên cạnh đó Chính phủ cần tích cực thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, nhất là xóa đói giảm nghèo. Điều này có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động CVTD nói riêng. Khi đời sống của người dân được cải thiện, công ăn việc làm ổn định, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên, xu hướng đi vay tiêu dùng phục vụ những nhu cầu thiết yếu cũng như xa xỉ hơn trong cuộc sống cũng tăng lên.

Thứ hai, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý an toàn, đồng bộ, đầy đủ cho hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngành Ngân hàng nói riêng

Chính phủ cần tiếp tục thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, giảm thiểu tối đa thời gian và các khâu thủ tục của các cơ quan Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay là thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm. Một trong những khó khăn của khách hàng khi vay tiêu dùng đó là vấn đề về tài sản thế chấp. Hầu hết tài

không cao như chưa đủ giấy tờ xác minh quyền sở hữu. Nhằm giải quyết vấn đề này, cùng với các văn bản của NHNN, chính phủ cần chỉ đạo, hướng dẫn sự phối kết hợp giữa các ban ngành liên quan để việc xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như việc đơn giản hóa thủ tục phát mại tài sản khi khách hàng không trả được nợ.

Một đất nước có hành lang pháp lý thông suốt, môi trường kinh doanh hấp dẫn sẽ thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân, là tiền đề để phát triển hoạt động CVTD.

Thứ ba, ban hành những văn bản pháp luật về hoạt động tín dụng tiêu dùng

Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, cải tiến cơ chế, thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả tạo thuận lợi cho các NHTM. Đặc biệt là xem xét sửa đổi các quy định chưa hợp lý ảnh hưởng đến việc quản lý cho vay tiêu dùng, đồng thời xem xét nghiên cứu ban hành những điều luật tạo điều kiện cho việc quản trị rủi ro hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu Lê Ngọc Thiện - 1906035044 - TCNH 26B (Trang 110 - 111)