Những khó khăn thách thức trong bối cảnh dịch bệnh có ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Lê Ngọc Thiện - 1906035044 - TCNH 26B (Trang 94 - 95)

hoạt động cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại

Dịch bệnh diễn biến khó lường với sự xuất hiện của các biến chủng mới khiến triển vọng kinh tế, lạm phát toàn cầu năm 2022 khó dự báo, đặt ra những khó khăn, thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt.

Thứ nhất, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn… Trong khi đó, kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành CSTT, nhất là trong điều kiện CSTT đã được nới lỏng kéo dài trong mấy năm qua.

Thứ hai, dịch bệnh kéo dài trong suốt 2 năm và vẫn còn đang diễn biến phức tạp đã, đang và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Những khó khăn như vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... đến năm 2022 sẽ tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng do có độ trễ (nếu tính cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu sẽ tăng ở mức 7,31%).

Thứ ba, dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút, ảnh hưởng khả năng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, việc thẩm định, giải ngân tín dụng, thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thủ tục xử lý nợ và việc trả nợ ngân hàng của khách hàng cũng gặp khó khăn khi thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội, kể cả giãn cách cục bộ.

người dân, nhất là lực lượng công nhân lao động, nhân viên… Lúc này, hình thức mua sắm trả góp hoặc vay tín chấp qua các công ty tài chính trở thành giải pháp được nhiều người dân tìm đến khi không đủ điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất cao vẫn đang là một trong những rào cản lớn để người dân tiếp cận với hình thức cho vay này.

Thực tế, việc cho vay với lãi suất còn khá cao là vấn đề không mới đối với ngành tài chính tiêu dùng. Không chỉ riêng các công ty tài chính, phân khúc cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng, nhất là ngân hàng tư nhân cũng thường cao hơn so với các lĩnh vực khác. Bởi đặc thù của phân khúc cho vay này chủ yếu là vay tín chấp, quy trình thu hồi nợ phức tạp và khoản nợ có nguy cơ trở thành nợ xấu hơn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng tới thu nhập của không ít người lao động.

Mới đây, để tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như các công ty tài chính xem xét giảm lãi suất cho vay cho nhóm đối tượng công nhân, người lao động nghèo, người có thu nhập thấp…

Từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID - 19 đã tác động, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động tài chính tiêu dùng. Phân khúc khách hàng của các công ty là người lao động có thu nhập thấp, công nhân viên, tiểu thương… Đây cũng nhóm đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19. Thêm vào đó, hoạt động giao dịch, tiếp cận khách hàng bị gián đoạn nghiêm trọng trong thời gian dài giãn cách xã hội… Những yếu tố trên đã tác động lớn đến kết quả doanh số giải ngân và thu nợ dẫn tới phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao; đồng thời cũng hạn chế tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Lê Ngọc Thiện - 1906035044 - TCNH 26B (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)