Bối cảnh kinh tế của Việt Nam và chính sách của chính phủ đối với hàng dệtmay xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của tổng công ty may 10 (Trang 26 - 28)

a) Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Năm 2010

o kinh tế Việt Nam năm 2010 với GDP tăng 6,7%, cao hơn mục tiêu đề ra (6,5%); xuất khẩu tăng 25,5%, trong khi kế hoạch chỉ là 6%; còn giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14% trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, chưa hồi phục sau khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được coi là cao so với nhiều nước, xuất khẩu tăng mạnh điều đó cho thấy kinh tế Việt Nam đang phụ c hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng

o Tuy nhiên lạm phát tăng cao (11,75%), nhập siêu cả năm là 12,37 tỉ đô la Mỹ, giá vàng tăng mạnh và cao hơn giá vàng thế giới, tiền đồng mất giá hơn 9,68%, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do quá rộng (có lúc là 2.000 đồng/đô la Mỹ) là những bất ổn vĩ mô tác động mạnh đến đời sống người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung trong năm.

o Trong năm 2011, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với bài toán lạm phát, lãi suất cao. Cùng với đó là sức ép lớn từ vấn đề tỷ giá tiền đồng so với đôla Mỹ và Nhân dân tệ

o Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước trong 2 tháng đầu năm 2011 tăng tổng cộng 3,78%, chủ yếu do tác động của Tết. Như vậy, nếu tính toán một cách cơ học, tại thời điểm này ( 3/3/2011), người ta đã “nhìn thấy” lạm phát tăng khoảng 6%. So với mục tiêu khống chế CPI dưới 7% mà quốc hội phê chuẩn cuối năm ngoái, dư địa cho 10 tháng còn lại chỉ còn trên dưới 1%

o Lãi suất cho vay xuất khẩu ở mức 14,5%, tuy có giảm so với 2010 nhưng vẫn ở mức cao. Thêm vào đó là chính sách tỷ giá của Việt Nam và Trung Quốc trái ngược nhau. Chúng ta duy trì trị giá tiền Đồng mạnh so với USD ở mức 20,708 đồng nhưng Trung Quốc ngược lại. Mà Việt Nam lại có thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc nhiều nhất. Điều đó gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

b) Chính sách của chính phủ đối với ngành dệt may xuất khẩu

Một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam đến năm 2010 : “Phát triển ngành dệt - may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới ”.

❖ Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA: Đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt – may

❖ Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt – may:

▪ Được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn; 50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ Hỗ trợ phát triển;

▪ Được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước

❖ Thuế giá trị gia tăng: Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu

❖ Đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt - may

▪ Trong trường hợp cần thiết, được Chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước ▪ Được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001 -2005) để tái đầu

▪ Được ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp

❖ Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt - may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các Tổ chức dệt - may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương mại và đào tạo ngu ồn nhân lực cho ngành dệt - may

❖ Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt -may vào thị trường Hoa Kì

 Nổi bật trong chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngành dệt may là n hững chính ưu tiên đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và thúc đẩy xuất khẩu dệt may. Các doanh nghiệp dệt may nên tận dụng cơ hội này để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.1.5 Quy định về thuế và tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam đối với nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của tổng công ty may 10 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)