Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của tổng công ty may 10 (Trang 53 - 58)

2015

4.4.2 Kiến nghị đối với Nhà nước

Thứ nhất: Kiến nghị đối với chính sách thuế quan của nhà nước

Thủ tục thuế quan cần giảm bớt tránh gây phiền hà cho các doanh nghiệp dệt may. Cần điều chỉnh thái độ của cán bộ ngành thuế. Tổng cục thuế nên có hướng dẫn chi tiết về các thủ tục và các giấy tờ cần thiết để được hoàn thuế nhập khẩu. Tốt nhất nên giảm thiểu càng ít thủ tục giấy tờ càng tốt.

Các doanh nghiệp đều mong muốn Nhà nước giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu. Nhiều ý kiến lo ngại rằng giảm thuế nguyên liệu có thể khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu mà không sử dụng nguyên liệu trong nước. Điều này là không có cơ sở vì nguyên phụ liệu trong nước vừa không đáp ứng được về chất lượng mà cả số lượng cũng không đủ. Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu giúp doanh nghiệp giảm bớt phần nào khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao.

Hiệu quả sản xuất địa chiếm 70% và chịu VAT 10%. Đề nghị nhà nước giảm thuế VAT cho các sản phẩm sợi, dệt xuống còn 5% và cho phép áp dụng VAT = 0% đối với loại vải và nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nằm trong sản phẩm may xuất khẩu. Hiện nay vấn đề mua bông Việt Nam phải chịu thuế VAT 5% đã không khuyến khích các doanh nghiêp tiêu thụ trong nước chưa tạo điều kiện hỗ trợ phát triển cây bông vải. Đề nghị nhà nước cho phép áp dụng thuế 0%.

Thứ hai: Kiến nghị đối với các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng

Sửa đổi, ban hành thêm các văn bản quy định về tiêu chuẩn chất lượng. Công khai, minh bạch, quy định chặt chẽ hơn nữa để hạn chế các sản phẩm may mặc giá rẻ kém chất lượng vào Việt Nam cạnh tranh không lành mạnh với sản phẩm trong nước. Xây dựng trang web công khai, minh bạch các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường xuất khẩu chính, giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu các quy định về tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng dệt may xuất khẩu tránh bị thiệt hại do vi phạm các quy định đó. Có đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu,ví dụ như gần 200 hóa chất chứa trong quần áo mà EU cấm, trang web phải thông tin đầy đủ để doanh nghiệp biết về hóa chất tránh bị phạt khi xuất khẩu dệt may sang EU.

✓ Thứ ba: Kiến nghị một số giải pháp để giải quyết vướng mắc của thông tư 32- BCT để tạo điều kiện giải phóng nhanh hàng hoá cho doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo được việc quản lý, giám sát của nhà nước

• Cho phép tạm thời thông quan, mang hàng về công ty, đồng thời tiếp tục hoàn thành các thủ tục gửi mẫu nguyên liệu đi kiểm tra và lấy kết quả do Vụ khoa học công nghệ-Bộ công thương giám định

• Nếu có “chứng chỉ về tiêu chuẩn sản phẩm sạch” do người bán cung cấp, được cơ quan có thẩm quyền tại Việt nam xác định thay thế được việc kiểm tra tại Việt nam, sẽ được thông quan ngay

• Hoặc có “Chứng nhận sinh thái”: Dán nhãn sinh thái của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu. Chứng nhận chất lượng theo ISO/IEC 17025: 2007, sau khi kiểm tra - Vụ khoa học Công nghệ-Bộ công thương sẽ ra thông báo thừa nhận , doanh nghiệp sẽ được thông quan hàng ngay

Thứ ba: Kiến nghị đối với chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ngành may

Quy hoạch sản xuất bông tập trung . Xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung (KCNDNTT). Phải có được các khu công nghiệp dệt nhuộm thì chúng ta mới nói đến chuyện kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vốn xây dựng nhà máy dệt nhuộm có xử lý nước thải, bảo đảm môi trường, mỹ quan... Chỉ khi có được các KCNDNTT mới tăng được hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may cũng như cho phép chuyên môn hoá trong s ản xuất dệt nhuộm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên các khu công nghiệp nhuộm cần chú trọng đầu tư hệ thống xử lí nước thải, bảo vệ môi trường cũng như đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, EU...

Việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất sau khi đã đi vào hoạt động ổn đinh cần mở rộng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của các doanh nghiệp dệt may.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực để ngành dệt may, phục hồi hệ thống đào tạo kỹ sư công nghệ sợi, dệt, nhuộm tại các trường đại học thuộc khối nghành kỹ thuật. Cấp kinh phí cho các trường đào tạo và trung tâm nghiên cứu sớm có thông tư hướng dẫn để hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm cây bông vải theo QD/68/1999/QD-TTg ngày 1/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, cho phép duy trì mức khấu trừ VAT 5% như trước đây với bông thu mua trong dân (hiện nay 3% khi có hoá đơn đặt hàng và 2% khi không có hoá đơn).

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ... 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài ... 1

1.2 Xác lập và tuyên bố trong đề tài ... 3

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu ... 3

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp ... 4

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ QUAN, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU ... 6

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản ... 6

2.1.1 Khái niệm nhập khẩu ... 6

2.1.2Khái niệm thuế quan ... 6

2.1.3Khái niệm tiêu chuẩn chất lượng... 6

2.1.4Khái niệm nguyên liệu dùng cho may mặc ... 6

2.1.4.1Khái niệm chung về nguyên liệu, vật liệu ... 6

2.1.4.2 Nguyên liệu dùng cho may mặc ... 7

2.2 Một số vấn đề lí thuyết về thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng và nhập khẩu nguyên liệu ... 7

2.2.1Một số vấn đề lí thuyết về thuế quan ... 7

2.2.1.1Cơ cấu và vai trò của thuế quan ... 7

2.2.1.2 Thuế quan tốt nhất và tỷ lệ bảo hộ thực sự... 8

2.2.1.3Tác động của thay đổi thuế quan... 9

2.2.2 Tiêu chuẩn chất lượng ... 11

2.2.2.1Cơ cấu và vai trò ... 11

2.2.2.2 Ảnh hưởng của các quy định về tiêu chuẩn chất lượng... 13

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước... 14

2.4 Ảnh hưởng của thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của các doanh nghiệp dệt may có sử dụng nguyên liệu nhập ... 15

2.4.1 Ảnh hưởng của thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu... 15

2.4.2 Ảnh hưởng của tiêu chuẩn chất lượng đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu ... 15

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU MAY CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10- CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI THUẾ QUAN VÀ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ... 17

3.1 Phương pháp nghiên cứu ... 17

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ... 17

3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp... 17

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ... 18

3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc nhập khẩu nguyên liệu may của công ty cổ phần May 10 ... 18

3.2.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài ... 18

3.2.1.1 Kinh tế thế giới và các thị trường xuất khẩu chính của công ty cổ phần May 10 ... 18

3.2.1.2 Các quy định quốc tế về tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng dệt may xuất khẩu ... 20

3.2.1.3 Chính sách thuế và các quy định về tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường chính đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam... 21

3.2.1.4 Bối cảnh kinh tế của Việt Nam và chính sách của chính phủ đối với hàng dệt may xuất khẩu... 26

3.2.1.5 Quy định về thuế và tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam đối với nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp dệt may ... 28

3.2.2 Các nhân tố bên trong ... 30

3.2.2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty May 10 ... 30

Tổng công ty May 10 – công ty Cổ phần là một công ty cổ phần, thành viên của Tập đoàn dệt- may Việt Nam (VINATEX) Bộ công thương... 30

Tên doanh nghiệp: Tổng công ty May 10 - Công ty Cổ phần ... 30

3.2.2.2 Nguồn nhân lực( phụ lục 3) ... 31

3.2.2.3 Cơ sở vật chất ... 31

3.2.2.4 Tài chính( phụ lục 6)... 32

3.3 Thực trạng ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của Công ty May 10... 32

3.3.1 Phân tích dữ liệu sơ cấp ... 32

3.3.1.1 Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia... 32

3.3.1.2 Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm ... 34

3.3.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp... 36

3.3.2.2 Về các nhà cung cấp nguyên phụ liệu của May 10... 39

3.3.2.3 Về số lượng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cho tiêu dùng nội địa ... 41

3.3.2.4 Tỷ lệ nội địa hóa ... 42

3.3.2.5Về các đơn hàng FOB... 42

CHƯƠNG 4 : CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI THUẾ QUAN VÀ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU MAY TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10- CÔNG TY CỔ PHẦN ... 44

4.1Các phát hiện của nghiên cứu ... 44

4.2Dự báo về xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt Nam và phương hướng kinh doanh của Tổng công ty may 10- công ty cổ phần giai đoạn 2011-2015 ... 46

4.2.1 Dự báo về xu hướng phát triển của thị trường may mặc Việt Nam giai đoạn 2011-

2015 ... 46

4.2.2 Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần May 10 giai đoạn 2011- 2015 ... 47

4.2.2.1Quan điểm phát triển của công ty cổ phần May 10... 47

4.2.2.2Phương hướng và nhiệm vụ của công ty ... 48

4.3Đề xuất kiến nghị giải pháp cho Tổng công ty May 10- công ty cổ phần ... 49

4.3.1 Nhóm giải pháp phát triển vùng nguyên liệu và ngành công nghiệp phụ trợ... 50

4.3.2 Nhóm giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng ... 50

4.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ... 52

4.4Đề xuất kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan ... 53

4.4.1 Kiến nghị đối với Tập đoàn dệt may Vinatex... 53

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của tổng công ty may 10 (Trang 53 - 58)