Các phát hiện của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của tổng công ty may 10 (Trang 44 - 46)

Thứ nhất: Theo kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp về các

nhà cung cấp của Tổng công ty May 10- công ty cổ phần ta thấy May 10 phụ thuộc chủ yếu vào nguyên phụ liệu nhập khẩu cho sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Tổng công ty là rất mạnh tuy nhiên giá trị thu về từ xuất khẩu là không tương xứng với tốc độ tăng trưởng đó. Nói chung cả ngành dệt may thì điều đó là do hai nguyên nhân chủ yếu: thứ nhất là do chúng ta chủ yếu là xuất khẩu theo hình thức gia công cho đối tác nước ngo ài ; thứ hai là nguồn nguyên liệu của chúng ta phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu ( tới 80%). Tại May 10 thì tỷ lệ đơn hàng FOB (mua đứt, bán đoạn) chiếm chủ yếu, lợi nhuận cao hơn, nhưng bù lại phải chịu khó tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu nên cuối cùng lợi nhuận thu được vẫn rất thấp. Trong khi đó May 10 chỉ chú trọng nâng cao giá trị xuất khẩu mà chưa đầu tư nhiều cho ngành công nghiệp phụ trợ.

Theo Hiệp Hội Dệt may-Thêu đan, cho rằng ngành dệt may VN chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều này không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất; nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu VN chưa đáp ứng được, tất phải nhập từ nước ngoài. VN hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp. Tuy nhiên tất cả các nước đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, kể cả Trung Quốc vì nhu cầu trên thế giới rất đa dạng, không thể cùng lúc đáp ứng hết được. Vấn đề phải chủ động về nguồn nguyên liệu để đảm bảo đủ nguyên liệu cũng như chất lượng nguyên liệu.

Thứ hai: Dựa vào tình hình nhập khẩu nguyên liệu cho tiêu dùng nội địa và các đơn hàng FOB, gia công trong nghiên cứ thứ cấp ta nhận thấy thay đổi thuế quan có ảnh hưởng tới số lượng nguyên liệu may nhập khẩu và tỷ lệ các đơn hàng FOB

Giá nguyên liệu trong mấy năm gần đây tăng mạnh. Cụ thể như giá bông nhập khẩu năm 2010 có lúc lên tới 5-5,2 USD/kg, trong khi giá trung bình của năm 2010 là khoảng 3,2-3,3 USD/kg, tức là tăng 80-90%. Giá nguyên liệu tăng cộng thêm mức thuế nhập khẩu tương đối cao khiến cho giá thành nguyên liệu đầu vào rất cao trong

khi giá xuất khẩu đã đàm phán từ trước và khó thay đổi. Khi Việt Nam gia nhập WTO mặc dù giảm thuế nguyên liệu đi rất nhiều nhưng với tình hình giá cả như hiện nay mức thuế đó cũng là quá cao. May 10 và các doanh nghiệp dệt may đều mong muốn giảm thuế xuống nếu không chi phí đầu vào cao, giá sản phẩm không thể tăng tùy tiện dẫn tới doanh thu cà lợi nhuận cứ giảm dần. May 10 cũng nằm trong xu thế tất yếu đó. Trong khi sản phẩm May 10 tại thị trường nội địa được đánh giá là khá cao so với nhiều thương hiệu nên giờ nếu tăng giá nữa sẽ không giữ chân được khách hàng. Còn sản xuất FOB trong thời điểm giá cao như thế này lợi nhuận thu được cũng không đáng kể. Không còn cách nào khác May 10 chỉ còn cách trông chờ vào các đơn hàng gia công. Vì thế tỷ lệ các đơn hàng gia công đang có xu hướng tăng để đủ sức chống chọi với giá cả nguyên liệu leo thang trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó lợi nhuận thu được thấp hơn rất nhiều so với đơn hàng FOB.

Thứ ba: Dựa vào 2 bảng tổng hợp một số nhà cung cấp nguyên liệu chủ yếu của May 10 ta thấy, khi Việt Nam gia nhập WTO có được những lợi thế nhất định nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn như việc sản phẩm dệt may xuất khẩu phải đáp ứng nột số tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn; thay đổi tiêu chuẩn chất lượng ảnh hưởng tới việc phải thay đổi một số nhà cung cấp khác phù hợp hơn và chú ý tới tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu

Các nhà cung cấp của May 10 chủ yếu là nhà cung cấp lâu năm và đến từ Trung Quốc , được đánh giá lại thường xuyên mỗi năm. Tuy nhiên khi Việt Nam vào WTO, bên cạnh các yêu cầu khắt khe của khách hàng nước ngoài May 10 phải tuân thủ các quy định của WTO. Các nhà cung cấp Trung Quốc tuy luôn đảm bảo số lượng nhưng các khách hàng của May 10 không yên tâm về chất lượng. Do đó yêu cầu tất yếu là phải thay đổi nhà cung cấp. Các nhà cung cấp mới muốn có thể lựa chọn và đặt mối quan hệ lâu dài phải tốn kém nhiều thời gian và ngân sách. Tuy các nhà cung cấp mới vẫn đến từ Trung Quốc nhưng họ đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu đủ tiêu chuẩn. Việc sử dụng thường xuyên nhiều nhà cung cấp lâu năm như May 10 có ưu thế là hiểu rất rõ về nhà cung cấp và nhận được nhiều ưu đãi từ họ song đó cũng là bất lợi khi đã bỏ qua nhiều nhà cung cấp mới tiềm năng và khi thay đổi nhà cung cấp sẽ gây tâm lí cho nhà cung cấp hiện tại.

Mục tiêu của dệt may Việt Nam là gia tăng tỷ nội địa hóa. Điều đó phù hợp với xu thế phát triển ngành dệt may và yêu cầu của một số khách hàng nước ngoài. Họ yêu cầu trong sản phẩm dệt may xuất khẩu phải đảm bảo bao nhiêu % nguyên liệu nội địa như một tiêu chuẩn chất lượng phải đáp ứng. Tỷ lệ nội địa hóa của May 10 mới chỉ ở mức khoảng 20%, tỷ lệ này quá nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầ của nhiều khách hàng.

May 10 chưa có nhiều biện pháp gia tăng tỷ lệ này đó là một thách thức rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của tổng công ty may 10 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)