➢ Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu: Tỷ lệ sử dụng nguyên, phụ liệu trong nước tại Tổng công ty là 20%- Bà Cao Thị Kim Oanh- phó phòng thị trường cho biết như vậy. Bà còn chia sẻ thêm:
• Mặc dù thị trường Hoa Kì có yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu nhưng nguyên liệu trong nước vừa không đáp ứng được về số lượng vừa không đáp ứng được về chất lượng theo yêu cầu khách hàng. Điều đó gây khó khăn rất lớn cho Tổng công ty. Cho nên dù nguyên liệu trong nước rẻ hơn nguyên liệu ngoại nhập nhưng Tổng công ty vẫn chấp nhận đi nhập khẩu nguyên liệu
• Hiện tại Tổng công ty chưa đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho riêng mình nhưng trong tương lai do yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa ngày càng cao thì khả năng này cần phải xem xét đưa thành chiến lược phát triển cho Tổng công ty
➢ Tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường chính của Tổng công ty: Ông Nguyễn Đắc Mại –phó phòng thị trường cho biết:
• Hoa Kì và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty với doanh thu xuất khẩu hàng năm chiếm gần như toàn bộ doanh thu xuất khẩu của Tổng công ty. Tuy
nhiên đây là các thị trường vô cùng khó tính với hàng loạt các tiêu chuẩn về môi trường, đạo luật an toàn tiêu dùng... các doanh nghiệp dệt may nói chung và May 10 nói riêng nếu muốn xuất khẩu vào đó thì không còn cách nào khác là ph ải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn đó. Để đáp ứng các tiêu chuẩn đó May 10 cần đàm phán với các nhà cung cấp của mình để lựa chọn nguyên liệu phù hợp ngay từ đầu
➢ Bà Oanh cho biết trong việc thực hiện thông tư 32-BCT về việc kiểm tra lượng fomandehit và axit thơm, có 02 vướng mắc:
• Đối với các lô hàng nhập kinh doanh
Để nhập được nguyên liệu nhập tiêu thụ trong nước(nhập kinh doanh), các lô hàng này phải thực hiện việc kiểm tra và giám định hàm lượng các chất nói trên. Tại thông tư 32-BCT quy định giao cho Vụ khoa học Công nghệ -Bộ Công thương làm phép thử cho tất cả các lô nguyên liệu nhập kinh doanh và phải chờ kết quả giám định đó nguyên liệu nhập mới hoàn thành thủ tục Hải quan (khoảng 15 ngày sau mới có kết quả-Chi phí mỗi lô nhập phát sinh thêm khoảng 3-5 triệu đồng, chưa kể việc trả lương nhân viên và đi lại giao dịch…)
• Đối với nguyên liệu nhập sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK)
-Với quy định trên, nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu(FOB) phải chứng minh là nguyên liệu đó nhập để bán FOB, doanh nghiệp phải có: Văn bản giải trình gửi Hải quan, kèm theo là hợp đồng nhập khẩu, Anex nhập, hợp đồng xuất khẩu, Anex xuất…
-Quy định trên làm cho DN bị chậm thông quan hàng hoá đối với nhập SXXK, phải chuẩn bị thêm nhiều hồ sơ, chứng từ, không phù hợp với việc giảm thủ tục hành chính và tạo điều kiện thông thoáng cho DN như yêu cầu hiện nay
-Sở dĩ các DN Dệt may chưa có ý kiến vì hiện nay hầu hết các DN Dệt may đang khai báo từ xa, vẫn phải xuất trình đầy đủ hồ sơ giấy để kiểm tra. Đến cuối năm 2011, 80% tờ khai XNK tại Cục HQ Hải phòng khai báo điện tử sẽ vướng mắc nh ư May 10 hiện nay, vô hình chung làm giảm mục tiêu nhanh chóng, thuận lợi của khai báo HQ điện tử
➢ Chính sách thuế: Ông Mại còn chia sẻ thêm bên cạnh các chính sách thuế gây nhiều khó khăn như: việc các doanh nghiệp trong nước không muốn bán nguyên liệu chi công ty vì ngại thủ tục xuất khẩu tại chỗ. Cho nên thay vì làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ để được hoàn thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp cộng luôn thuế giá trị ga tăng vào giá nguyên phụ liệu khiến giá nguyên phụ liệu tăng lên, còn các doanh nghiếp sản xuất thì không chấp nhận; hay như các thủ tục, giấy tờ cần có để được hoàn thu ế nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất xuất khẩu...Các chính sách thuế thì rắc rối, thuế cao cộng giá nguyên liệu cũng cao làm cho chi phí đầu vào quá lớn khiến cho giá hàng hóa
sản xuất tăng lên; thuế cao cũng khiến khiến nhiều doanh nghiệp không muốn nhập nguyên liệu làm đơn hàng FOB nữa mà chuyển sang gia công không phải chịu thuế nhập khẩu