trong hoạt động xuất khẩu chè của TCT
• Những nguyên nhân chủ quan:
Trong việc áp dụng chính sách tín dụng đối với các khách hàng, TCT thường áp dụng các chính sách tín dụng nới lỏng đối với các khách hàng quen thuộc, đã hợp tác lâu năm. Tuy nhiên, chính sách tín dụng nới lỏng này có khi sẽ dẫn đến những rủi ro lớn đối với TCT khi khách hàng lợi dụng điều này mà không trả nợ đúng hạn, gia hạn
nợ, thậm chí có những khách hàng chây ì không chịu thanh toán tiền hàng, dẫn đến xuất hiện những khoản nợ khó đòi quá hạn trên 3 năm trong các khoản phải thu củ a TCT. Đối với những khách hàng mới, có những trường hợp do tìm hiểu thông tin không kỹ, thông tin sai mà dẫn đến đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng sai. Có một số trường hợp đã xảy ra, khách hàng mới lần đầu làm ăn với TCT đã không trả nợ đúng hạn theo như hợp đồng.
Sự buông lỏng quản lý nói chung, trong đó có quản lý tài chính ở TCT. Điều này được chứng minh bằng sự yếu kém của bộ máy kế toán. Cán bộ làm nghiệp vụ kế toán chưa chú ý phát hiện và phân tích những rủi ro tiềm ẩn, chưa có cán bộ c huyên làm về công tác tài chính để phán đoán, theo dõi đánh giá những thay đổi của tỷ giá hối đoái. Các nhân viên kế toán thường chỉ có kiến thức sơ lược về quản trị khoản phải thu và đối phó với tình huống chỉ dựa trên kinh nghiệm bản than chứ chưa được đ ào tạo chuyên sâu.
Trong công tác quản lý, TCT chưa có sự quan tâm đến mối quan hệ giữa phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế toán. Vì mục tiêu tăng doanh thu bộ phận bán hàng dành nhiều ưu đãi cho khách hàng trong đó có những ưu đãi về tín dụ ng. Tuy nhiên, khi khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn thì lại gây khó khăn cho bộ phận kế toán trong công tác thu hồi nợ.
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước chứng kiến nhiều sự biến động mạnh về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hoá…Điều này đặt TCT trước rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi TCT cần phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính để bảo vệ doanh nghiệp. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công cụ tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp XNK. Tuy nhiên, TCT còn hạn chế trong việc sử dụng các công cụ phòng ngừa này do không muốn đối mặt với các rủi ro và cũng vì ngại rắc rối.
• Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể đến là do khách hàng chưa chứng minh được khả năng thanh toán, năng lực tài chính để xin cấp tín dụng thương mại. Nhiều khách hàng giấu thông tin thật, làm các bản cân đối kế toán, báo cáo tài chính giả, dung khoản nợ tín dụng của TCT để thanh toán cho nơi khác,…gây nhiều rủi ro trong công tác quản trị khoản phải thu của TCT.
Một nguyên nhân khác đó là phía các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Hệ thống các tổ chức này hoạt động theo một quy chế riêng, khó tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và ngân hàng, điều này làm cho TCT sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm đồng minh để hạn chế rủi ro trong thanh toán. Chưa kể đến là các thủ tục ngân hàng rườm rà gây bất lợi cho doanh nghiệp muốn tham gia phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ. Hơn nữa, các khoản phí dịch vụ, giao dịch tại ngân hàng làm tăng chi phí cho TCT. Những quy định về tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, luật kế toán kiểm toán và những quy định khác của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tài chính của TCT nói chung và công tác quản trị khoản phải thu nói riêng.
Bên cạnh đó, sự bất ổn về chính trị của một số khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ và sự hoành hành của nạn khủng bố, thiên tai,…dẫn đến nền kinh tế của một số quốc gia bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán của các đối tác của TCT.