CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè tại tổng công ty chè việt nam (Trang 41 - 43)

TRỊ KHOẢN PHẢI THU TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

4.3.1. Các giải pháp đối với đơn vị thực tập

TCT chè Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước, được phép xuất khẩu trực tiếp và được nhận xuất khẩu uỷ thác từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, do đó đối tượng trong kinh doanh quốc tế của TCT rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, TCT cần thận trọng trong việc cung cấp tín dụng cho khách hàng, nhằm đảm bảo hiệu quả thu hồi các khoản nợ mà không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và lợi nhuận của TCT. Trên cơ sở phân tích những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị khoản phải thu của TCT và nguyên nhân của những tồn tại đó, em xin đề xuất một số giải pháp để TCT có thể quản lý hiệu quả khoản phải thu:

Đối với công tác quản trị khoản phải thu, công tác đôn đốc thu hồi nợ của TCT chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận. TCT có nên xem xét thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ, nhằm tăng tốc độ thu hồi nợ của TCT.

TCT cũng đã sử dụng dịch vụ của ngân hàng để thu hồi nợ từ các khách hàng chậm thanh toán tiền hàng. Ngoài ra, TCT cũng có thể chủ động sử dụng các dịch vụ theo dõi nợ độc lập của các công ty tư vấn, dịch vụ thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng…

Bên cạnh đó, TCT có thể sử dụng thêm các dịch vụ bao thanh toán và các dịch vụ bảo lãnh

Bao thanh toán là dịch vụ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng trả chậm. Quản trị khoản phải thu sẽ đến một lúc nào đó có một sự nguy hiểm đó là người mua không trả tiền, TCT có thể cân nhắc việc bán các khoản phải thu cho một người thứ ba được gọi là bao thu. Người xuất khẩu bán khoản phải thu theo kiểu miễn truy đòi, người bao thu nhận mọi trách nhiệm hành chính trong việc thu hồi từ người mua và rủi ro tín dụng kèm theo. Bao thu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho TCT đó là: bằng việc bán khoản phải thu, TCT không phải lo lắng về việc thu hồi nợ cũng như các chi phí kèm

theo trong quá trình thu hồi nợ và thu được ngay một khoản tiền mặt để bổ sung cho nguồn vốn của TCT đáp ứng các hoạt động kinh doanh của TCT

Bảo lãnh tín dụng là một dạng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh tín dụng được xem như là một loại hình tài trợ ngoại thương nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩ vụ của bên đối tác liên quan. Để tránh hoặc giảm bớt được thiệt hại do các rủi ro có thể xảy ra, TCT có thể yêu cầu nhà nhập khẩu có một tổ chức (thường là ngân hàng) đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng đứng ra bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng dung để vay vốn công ty dưới hình thức tín dụng thương mại hoặc tín dụng tài chính…Trách nh iệm của ngân hàng bảo lãnh là bảo đảm thi hành đúng cam kết với TCT trong trường hợp nhà nhập khẩu không đảm bảo thực hiện hợp đồng thanh toán với TCT.

Trong hoạt động đánh giá vị thế tín dụng và chất lượng tín dụng của khách hàng. TCT nên sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng sẽ thay TCT theo dõi tình hình tài chính của khách hàng, thu thập thông tin dựa trên các yếu tố tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn, thế chấp, điều kiện kinh tế của khách hàng để đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng. Mạng lưới thông tin của ngân hàng đa chiều, độ chính xác đáng tin tưởng nên TCT có thể yên tâm về thông tin của khách hàng do ngân hàng cung cấp.

Trong công tác quản trị khoản phải thu, TCT cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế toán để đưa ra những quyết định chính xác nhất. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng các hợp đồng xuất khẩu, TCT cần chú ý tới các điều khoản trong hợp đồng như điều khoản tín dụng, chiết khấu cũng n hư phương thức thanh toán của hợp đồng để vừa tạo được sự thoải mái hấp dẫn khách hàng và phải tạo được sự chặt chẽ trong các hợp đồng, nhằm giảm thiểu rủi ro các khách hàng chậm thanh toán tiền hàng hoặc chây ì không chịu thanh toán. Hiện nay, chủ yếu trong các hợp đồng xuất khẩu của TCT, đặc biệt là đối với các đối tác quen thuộc, TCT thường nới lỏng các điều khoản thanh toán cho khách hàng. Điều này có thể dẫn đến khách hàng dựa vào đó mà chậm thanh toán tiền hàng, gây ảnh hưởng đến khoản phải thu của TCT.

Đối với công tác phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè của TCT, đặc biệt là rủi ro hối đoái, TCT cần tích cực chủ động sử dụng các

công cụ phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro như phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn bán hay thị trường tiền tệ sẽ không chỉ hạn chế các thiệt hại khi rủi ro xảy ra mà còn góp phần nâng cao vị thế của TCT đối với các đối tác nước ngoài, nhất là các khách hàng mới đang trong quá trình tìm hiểu có ý định giao dịch với TCT.

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè tại tổng công ty chè việt nam (Trang 41 - 43)