Quan điểm giải quyết những hạn chế trong công tác quản trị khoản phải thu từ hoạt

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè tại tổng công ty chè việt nam (Trang 40 - 41)

thu từ hoạt động xuất khẩu chè của TCT

•Về chính sách tín dụng: tiếp tục bám sát các chính sách hiện có, tuỳ theo điều kiện môi trường kinh doanh để xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt về thời hạn bán chịu cũng như các điều kiện chiết khấu hay quy mô tín dụng để thu hút các bạn hàng, tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu.

•Về lãnh đạo tổ chức quản trị khoản phải thu: đảm bảo phân công rõ ràng, bố trí nhân sự cho việc đôn đốc, theo dõi thu hồi nợ trên cơ sở dựa vào nguồn nhân lực hiện có và tiến hành đào tạo kiến thức chuyên môn cho nguồn nhân sự hiện có và bổ sung nhân lực mới khi cần thiết.

•Về kiểm soát khoản phải thu: đảm bảo tính thường xuyên, kịp thời của công tác kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thu với khả năng tài chính của TCT để chủ động xử lý các vấn đề phát sinh, nhanh chóng tiếp thu, sửa chữa những sai sót trong việc quản trị khoản phải thu, giảm tồn đọng vốn trong thanh toán của khách hàng.

•Về quản trị rủi ro và xử lý nợ khó đòi: Có biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi, tăng cường hoàn thiện quy trình cũng như công tác đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp việc sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia với việc tận dụng mối quan hệ thân thiết, hợp tác cùng có lợi với các đối tác, ngân hàng và các tổ chức tín

dụng. Có các biện pháp xử lý các khoản nợ khó đòi của TCT như cơ cấu lại thời hạn nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng, bán nợ,…

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè tại tổng công ty chè việt nam (Trang 40 - 41)