với Hiệp hội ngành nghề
•Kiến nghị với nhà nước
- Hoàn thiện các cơ chế pháp lý giúp các doanh nghiệp nhánh chóng giải quyết và thu hồi nợ . Ngày càng nhiều doanh nghiệp và tổ chức sử dụng thương phiếu và hối phiếu trong thanh toán , trong khi đó luật và các văn bản hướng dẫn thì chưa đầy đủ và rõ ràng , theo đánh giá của các cán bộ phòng kế toán vẫn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và có nhiều trở ngại khi thực hiện trong gia công xuất khẩu .
- Sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý khoản phải thu khó đòi : theo quy định thì doanh nghiệp chỉ được trích dự phòng rủi ro phải thu khó đòi không quá 20 % tổng nợ phải thu . Điều này đã hạn chế các doanh nghiệp có khả năng tài chính , khôn g phản ánh đúng tình hình tài chính doanh nghiệp , nên nới rộng mức trích lập quỹ dự phòng này .
- Việt Nam giờ đã là thành viên của WTO nền cần tuân thủ các qui định của tổ chức . Nhà nước cũng không thể hỗ trợ một cách trực tiếp cho ngành chè như những năm trước được nữa . Vì thế nhà nước nên cân nhắc và có những biện pháp hỗ trợ giám tiếp hợp lý hơn cho nghành .
•Với hệ thống tài chính :
Thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu và rủi ro : thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp , nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phần nào giảm nhẹ tổn thất nếu có rủi ro xảy ra . Có thể phát triển hơn nữa nghiệp vụ bao thanh toán giúp các doanh nghiệp . Ngoài ra ngân hàng nhà nước nên ban hành mức phí trần cho các dịch vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất , hối đoái tại các ngân hàng . Hiện tại mức phí các ngân hàng đưa ra theo nhận định là khá cao chưa hấp dẫn các doanh nghiệp .
- Thường xuyên cung cấp cho các doanh nghiệp những qui định mới , những chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như hướng dẫn thực thi .
- Cung cấp và hướng dẫn các doanh nghiệp về các thay đổi chính sách , qui định của các nước nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam để các doanh nghiệp nắm bắt và có giải pháp thích ứng nhanh với diễn biến của thị trường
Cải tiến và đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng phần mền khải báo hải quan điện tử tại các doanh nghiệp . Với việc triển khai phần mền khai báo hải quan trực tuyến giảm đánh kể các thủ tục phức tạp cho doanh nghiệp , tuy nhiên vẫn có các sự cố xảy ra và chưa thể thay thế được các nghiệp vụ trực tiếp khác .
• Với hiệp hội ngành nghề:
Hiệp hội ngành chè Việt Nam nói chung cần có sự thống nhất từ trên xuống nhằm tạo thành hệ thống ổn định, vững chắc, tạo được niềm tin từ các cơ quan chính phủ cũng như người tiêu dùng để có nền tảng vững chắc trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội trên mọi lĩnh vực để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường thế giới.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I... 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ... 1
1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI... 1
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 2
1.3.1 Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về Quản trị khoản phải thu trong hoạt động xuất nhập khẩu ... 2
1.3.2 Khảo sát tình hình thực tế tại doanh nghiệp ... 2
1.3.3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU... 3
1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ... 3
CHƯƠNG II ... 5
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ... 5
2.1. KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU ... 5
2.1.1.Khái niệm Khoản phải thu ... 5
2.1.2. Nội dung khoản phải thu... 5
2.2. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU ... 6
2.2.1.Chính sách tín dụng đối với khách hàng của doanh nghiệp ... 6
2.2.2 Phân tích, đánh giá các khoản phải thu... 8
2.2.3 Phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu ... 11
2.2.4 Xử lý đối với khoản phải thu khó đòi ... 13
2.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC ... 14
2.4 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ... 16
CHƯƠNG III ... 17
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM... 17
3.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN VĂN ... 17
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ... 17
3.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CHÈ TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM ... 19
3.2.1. Môi trường nội tại của Tổng công ty chè Việt Nam... 19
3.2.2. Môi trường bên ngoài Tổng công ty chè Việt Nam... 20
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SƠ CẤP VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM ... 21
3.3.1. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra... 21
3.3.2. Tập hợp ý kiến của các cán bộ tại Tổng công ty ... 24
3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM ... 25
3.4.1. Tình hình khoản phải thu của Tổng công ty chè Việt Nam. ... 25
3.4.2.Tình hình khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu của TCT ... 27
3.4.3. Tình hình quản trị khoản phải thu trong hoạt động xuất khẩu chè của TCT ... 30
CHƯƠNG IV ... 35
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM ... 35
4.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU ... 35
4.1.1 Những kết quả đã đạt được ... 35
4.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại ... 36
4.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý khoản phải thu trong hoạt động xuất khẩu chè của TCT ... 37
4.1.4. Những vấn đề mới phát sinh trong quản trị khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè của TCT 39 4.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM... 39
4.2.1.Dự báo triển vọng ... 39
4.2.2. Quan điểm giải quyết những hạn chế trong công tác quản trị khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè của TCT ... 40
4.3. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM ... 41
4.3.1.Các giải pháp đối với đơn vị thực tập ... 41
4.3.2. Các kiến nghị với Nhà nước, với cơ quan pháp lý, với hệ thống tài chính và với Hiệp hội ngành nghề... 43