- Bảo hiểm cho hàng hóa: Nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa thuộc về bên bán nên Công ty cần biết tên hãng bảo hiểm,
3.4.2. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng của Công ty trong những năm gần đây.
ty trong những năm gần đây.
Hầu hết các doanh nghiệp XNK Việt Nam hiện nay đều tiến hành NK theo điều kiện CIF hoặc CFR vì chưa có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm NK theo điều kiện FOB, hơn nữa điều kiện tàu, cảng ở Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong một vài năm gần đây do ngành bảo hiểm Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể, các hãng bảo hiểm đã dần có uy tín, hơn nữa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi xảy ra tổn thất và đòi bồi thường, giảm chi phí. Vì vậy
hiện nay Công ty chủ yếu (90%) NK theo điều kiện CFR, tức là Công ty sẽ chịu trách nhiệm mua bảo hiểm. Do vậy quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty diễn ra qua các bước sau: mở L/C, mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu nhập theo CFR), kiểm tra chứng từ và thanh toán, giao nhận hàng và làm th ủ tục hải quan, khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có).
Sơ đồ 1: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty
Trong những năm gần đây, Công ty đã không ngừng mở rộng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chính của công ty vẫn là thương mại, với nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu máy điều hòa (chủ yếu là máy điều hòa công nghiệp) từ nhiều thị trường khác nhau như: Malaysia, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản… để phục vụ cho các công trình xây dựng trong nước. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty liên tục tăng nhanh theo các năm: Năm 2008 tổng kim ngạch nhập khẩu là 66.215.213.426 VNĐ tăng 2,14 lần so với năm 2007. Năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu là 167.304.851.172 VNĐ tăng 2,53 lần so với năm 2008. 5 tháng đầu năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu là 95.607.213 VNĐ. Điều này là do sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên sự gia tăng giá trị nhập khẩu một phần cũng là do tỷ giá hối đoái đồng tiền thanh toán th ay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với Công ty.
Thị trường nhập khẩu máy điều hòa của Công ty.
Đối với công ty kinh doanh quốc tế, trị trường là khâu đầu tiên quan trọng cho cả hoạt động xuất nhập khẩu. Việc tìm kiếm thị trường trong kinh doanh nhập khẩu diễn ra liên tục và cần thiết. Đặc thù thị trường nhập khẩu là khâu cung cấp đầu vào, lựa chọn thị trường nhập khẩu ở đây là lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho hoạt
Mở L/C Mua bảo hiểm Kiểm tra chứng từ và thanh toán Giao nhận và làm thủ tục hảiquan Khiếu nại và giải quyết
động sản xuất kinh doanh. Do hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia nên việc nghiên cứu thị trường trở nên hết sức phức tạp. Các thị trường chủ yếu là: Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Singapore …
Bảng 3.4. Kim ngạch thị trường nhập khẩu của Công ty (kèm ở phần phụ lục).
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty nhưng đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn là thị trường NK lớn thứ hai của Công ty. Cụ thể: Năm 2007 chiếm 20,25%; năm 2009 là 23,15%; trong 5 tháng đầu năm 2010 chỉ chiếm 3,08% so với tổng kim ngạch nh ập khẩu của Công ty. Sự thay đổi này là do yêu cầu của khách hàng về mặt hàng máy điều hòa cũng như mục tiêu kinh doanh của Công ty là thay đổi và tìm kiếm thị trường nhập khẩu mới.
Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu
Bảng 3.5. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty (2007 -2010)
(phụ lục đính kèm)
Như vậy mặt hàng chủ yếu mà công ty nhập về là máy điều hòa với các công suất khác nhau, luôn chiếm trên 70% tổng kim ngạch nhập khẩu và đạt cao nhất vào năm 2009 là gần 117,6 tỷ đồng, tăng gấp 2,55 lần so với năm 2008. Các mặt hàng như ghế thể thao, thang máy, máy móc thiết bị… giá trị nhập khẩu còn thấp.
Tình hình thực hiện HĐNK
Bảng 3.6. Bảng theo dõi số HĐNK xảy ra sai sót.
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng hợp đồng gặp sai sót tương đối nhiều và có xu hướng tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2007, số hợp đồng xảy ra sai sót là 5 chiếm 6,33% tổng số HĐNK. Tương tự năm 2008 tổng số HĐ xảy ra sai sót là 7,2%; Năm 2009 là 7,4%. Trong đó những hợp đồng được nhập từ Trung Quốc lại thường xuyên có những sai sót và ngày càng có xu hướng tăng so với tổng số HĐNK xảy ra sai sót. Cụ thể: năm 2007 có 5 HĐNK xảy ra sai sót thì có đến 1 HĐNK (chiếm 20%) từ thị trường Trung Quốc. Năm 2008 chiếm 33,33%; năm 2009 chiếm 50%. Sai sót tron g thực hiện HĐNK từ Trung Quốc là do bên xuất khẩu giao thiếu hàng, giao hàng không đúng
thời hạn, giao hàng không đúng quy cách phẩm chất, chất lượng, do nhân viên sai sót trong kiểm tra và nhận hàng hóa, làm thủ tục hải quan… Như vậy việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy điều hòa từ Trung Quốc của Công ty còn có nhiều hạn chế.