Các nhân tố bên ngoài Công ty:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hoá chất từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần hoá chất 135 nguyễn văn cừ long biên hà nội (Trang 26 - 28)

Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế

Các chính sách quản lý của Nhà nước về ngoại hối, thuế quan, nhập khẩu… là những yếu tố tác động mạnh mẽ tới tất cả các công ty kinh doanh XNK.

Chính sách hạn chế nhập siêu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước là một cản trở không nhỏ với các DN kinh doanh NK.

Ví dụ rõ thấy nhất ảnh hưởng của các chính sách này đối với công ty cổ phần hoá chất là tình trạng công ty trong năm 2008 và những quý đầu năm 2009. Suy thoái kinh tế thế giới dẫn đến khan hiếm ngoại tệ, các NH đã đồng loạt tăng tỷ lệ lãi suất hạn chế cho vay cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà nước đã ảnh hưởng đến hoạt động NK của CHEMCO vì NH là nguồn cung cấp vốn chủ yếu. Do đó, công ty đã linh hoạt tận dụng chính sách kính cầu của Chính phủ trong việc giảm lãi vay đồng nội tệ để chuyển sang mua nội địa đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Kết quả là năm 2009, trị giá mua nội và mua khác là 229,658 tỷ đồng chiếm 55,5% tổng trị giá mua.

Tỷ giá ngoại tệ cũng là yếu tố tác động đến hoạt động NK của công ty. Khi giá ngoại tệ tăng lên so với VNĐ, công ty phải chi nhiều nội tệ hơn mua ngoại tệ nhất định để nhập hàng, quyền lợi của công ty bị thua thiệt nhiều. Dẫn đến mua ngoại tệ mất nhiều VNĐ, hàng nhập về phải bán với giá cao hơn. Do đó, bán chậm hơn, thu hồi vốn chậm, lợi nhuận giảm sút.

b. Hệ thống ngân hàng Việt Nam:

Cục diện NH Việt Nam đã có sự tiến bộ đáng kể, quy mô và chất lượng không ngừng được nâng cao. Sự hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng ngành NH hiện đại đã tạo điều kiện để các NH chủ động và tích cực hội nhập tạo mối quan hệ với các NH trên toàn cầu.

Sự phát triển của hệ thống NH đã làm tăng nguồn vốn cho DN, hỗ trợ các DN trong kinh doanh quốc tế đặc biệt trong khâu thanh toán.

Tuy nhiên, hiện nay tự do lãi suất có xu hướng làm mặt bằng lãi suất tín dụng tăng lên, tạo gánh nặng về chi phí sử dụng vốn cho DN.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế

- Hệ thống GTVT:

Trong 10 năm trở lại đây, Nhà nước đã dành nhiều kinh p hí đầu tư, p hát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Hầu hết các quốc lộ, cảng biển, sân bay… trên toàn quốc đã được nâng cấp, cải tạo. Các dự án xây mới cũng đang được tiến hành nhằm tăng năng lực vận tải.Những nỗ lực này đã góp p hần làm tăng lưu lượng hàng hoá lưu thông, thời gian, chi phí đã giảm rất nhiều so với trước đây.

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống GTVT dù đã được nâng cấp, cải tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu vận chuyển hàng hoá của cả nước, chi phí vận chuyển vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực… đặc biệt là hệ thống cảng biển Việt Nam. Cả nước mới chỉ có 100 cảng biển nằm dọc theo 3200 km bờ biển, cũng trong ngần ấy cảng thì chưa có cảng nào đủ sức tiếp nhận tàu loại trung bình của thế giới có trọng tải trên 50000 tấn cập bến, hoặc tàu container 2000 TEU. Nguồn lực vận chuyển của cảng còn thiếu và yếu dẫn đến năng lực vận chuyển không cao. Rõ ràng, với tài sản cảng biển hiện có chúng ta đang rất lạc hậu so với thế giới, thậm chí so với các nước trong khu vực.

- Hệ thống thông tin liên lạc:

Cơ sở hạ tầng thông tin được Nhà nước chú trọng đầu tư đã tạo cơ hội cho các DN có thể kết nối toàn cầu, giao thương quốc tế. Các dịch vụ như: email, fax, internet… với giá cước ngày càng rẻ giúp cho DN dễ dàng liên lạc với đối tác nước ngoài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hoá chất từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần hoá chất 135 nguyễn văn cừ long biên hà nội (Trang 26 - 28)