Những thành tựu của Công ty trong công tác phân tích, dự báo cầu và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng may mặc của công ty cổ phần sản xuất và thương mại t 0 t việt nam trên địa bàn hà nội đến năm 2015 (Trang 26)

sản phẩm

Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty luôn giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối cao tính từ năm 2007 tới năm 2010 tổng sản lượng đã tăng lên gần gấp đôi từ mức 15695 chiếc năm 2007 đã tăng lên 30940 chiếc vào năm 2010 tốc độ tăng trưởn g trung bình là 26%. Công ty có tốc độ tăng trưởng sản lượng cao như vậy là nhờ năm 2008 công ty đã có chiến lược điều chỉnh giá rất lớn từ mức 145 nghìn đồng/chiếc năm 2007 xuống 123 nghìn đồng/chiếc năm 2008 làm sản lượng tăng lên rất cao 48,4%. Từ năm 2009 tới nay công ty giữ mức giá tương đối ổn định chỉ tăng nhẹ khoảng 2% mỗi năm lên tốc độ tăng trưởng sản lượng cũng giảm xuồng ở mức khoảng 15 – 16% mỗi năm.

Nhận thức được uy tín và chất lượng là tiêu chí quan trọng đặt lên hàng đầu. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mạnh dạn đầu tư mua sắm thêm dây truyền công nghệ hiện đại để phù hợp với điều kiện phát triển của ngành và thành phố.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và ngày càng được mở rộng là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của công ty. Tổ chức tốt các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh nên doanh thu tăng đều đặn qua các năm, đảm bảo nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.

Trong công tác phân tích và dự báo cầu, tuy hiện nay công ty chưa có đội ngũ làm công tác phân tích và dự báo cầu một cách riêng biệt, mới chỉ có một phần bộ phân nhỏ nhân viên kinh doanh đảm nhiệm công việc này. Nhưng về cơ bản cũng đánh giá được phần nào các nhân tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng may mặc của công ty, từ đó cũng giúp ban lãnh đạo công ty có cài nhìn tổng quan phần nào về thị trường để đưa ra quyết định kinh doanh tuy độ chính xác không được cao.

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 3.1.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác phân tích, dự báo cầu và tiêu thụ sản phẩm vẫn còn những mặt hạn chế:

Công ty tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững biểu hiện cụ thể là công ty chưa có chiến lược kinh doanh mặt hàng một cách cụ thể. Mới chỉ sản xuất một cách định tính mà chưa xác định được nhu cầu thực sự của khách hàng đối với mặt hàng may mặc cùa mình.

Công ty chưa có bộ phận phân tích thị trường một cách riêng biệt nên chưa thể đánh giá cặn kẽ các nhân tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng may mặc của công ty từ đó có thể đưa ra những quyết định không chính xác ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 27

Hệ thống phân phối của công ty còn quá mỏng, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng. Mẫu mã và giá cả còn cứng nhắc chưa theo kịp với xu thế phát triển của thị trường.

Hoạt động quảng cáo, tiếp thị của công ty vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Do đó danh tiếng của công ty chưa được nhiều người biết đến.

Công tác thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm hầu hết chưa được quan tâm đúng mức, điều này làm hạn chế sự cập nhập thông tin. Do đó sẽ khó có thể đánh giá kết quả ước lượng và dự báo cầu một cách khách quan.

3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan từ phía công ty:

Thiếu sự phối hợp của các phòng ban: Các phòng ban mới chỉ chú trọng làm công việc chuyên môn của mình mà chưa có sự liên kết, phối hợp lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh.

Trình độ nhân sự: Nhân lực là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thật bại của một kế hoạch kinh doanh. Khi nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề sẽ làm cho tiến trình công việc nhanh hơn và hiêu quả cao hơn. Công tác phân tích và dự báo cầu cũng vậy, đây là một công việc yêu cầu người làm phải có kỹ năng, kinh nghiệm và am hiểu về thị trường. Nhưng hiện nay công ty chưa có được nhiều người như thế. Ngoài ra, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của một số nhân viên trong công ty cũng chưa được tốt, một bộ phận nhỏ nhân viên trong công ty vẫn chưa thực sự đoàn kết, chưa nhiệt tình trong công việc.

Nguồn lực tài chính: Công ty là một công ty nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế lên công tác nghiên cứu thị trường vẫn chưa được chú trọng nhiều.

Tổ chức sắp xếp và quản lý quá trình kinh doanh còn hạn chế: Chi phí bán hàng quản lý còn cao, trong đó chi phí cho giao dịch, cho sửa chữa bảo đưỡng… tăng. Ngoài ra chi phí vận chuyển ngày một tăng do chi phí nhiên liệu tăng cao. Do đó việc tìm ra biện pháp để giảm chi phí là vấn đề mà công ty cần quan tâm.

Công tác chăm sóc khách hàng vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Chưa có bộ phận riêng chăm sóc khách hàng mà do bộ phận kinh doanh đảm nhiệm nên không thể đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.

Nguyên nhân khách quan:

Sau khi Việt Nam ra nhập WTO phải mở cửa thị trường cho các hãng may mặc nước ngoài nhảy vào Việt Nam với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, làm cho các hãng may mặc trong nước phải cạnh tranh khốc liệt ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của các hãng sản xuất trong nước trong đó có sản phẩm của T.0.T.

Chính sách thuế của nhà nước, vào năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO th ì thuế giá trị gia tăng là 5% nhưng đến tháng 1/2009 thuế giá trị gia tăng đã tăng lên 10% làm tăng giá thành của sản phẩm gây ành hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 28

3.2. Định hướng phát triển và dự báo cầu mặt hàng may mặc của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam đến năm 2015 xuất và thương mại T.0.T Việt Nam đến năm 2015

3.2.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam trong thời gian tới Nam trong thời gian tới

- Công ty cổ phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những gói sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo. Sự hài lòng và lợi ích của khách hàng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của công ty.

- Sử dụng những phương thức quảng cáo hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến với khách hàng.

- Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị phần, thị trường, uy tín và trình độ nhân lực.

- Quan hệ chặt chẽ, gắn bó hai bên cùng có lợi với các đối tác chiến lược, đối tác truyền thống.

- Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp.

- Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc.

- Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng các đại lý then chốt làm nền tảng cho sự phát triển.

3.2.2. Dự báo cầu mặt hàng may mặc của Công ty đến năm 2015 3.2.2.1. Dự báo theo chuỗi thời gian 3.2.2.1. Dự báo theo chuỗi thời gian

Giả sử cầu về mặt hàng may mặc của công ty có xu hướng tuyến tính theo thời gian là: Q = a + bt

Trong đó: Q biểu hiện cầu về mặt hàng may mặc theo thời gian t là thời gian

Sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng ta được bảng kết quả:

Bảng 3.1: Kết quả ước lượng hàm cầu theo chuỗi thời gian

Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 29

Từ bảng kết quả ta xác định được phương trình hàm cầu theo thời gian: = 2761,65 + 255,73t (1)

Ta nhận thấy hệ số = 255,73 điều này cho thấy cầu về sản phẩm may mặc tăng theo thời gian.

Hệ số = 0.9968, điều này có nghĩa là mô hình giải thích được tới 99.68% sự biến động của sản phẩm may mặc phụ thuộc vào yếu tố thời gian, còn lại 0.32% là được giải thích bằng các yếu tố khác

P-value của hệ số chặn và hệ số góc đều bằng 0, do vậy có thể tin tưởng rằng các hệ số này đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%.

Từ phương trình (1) ta dự báo cầu về mặt hàng may mặc của công ty cho các quý ở các năm tiếp theo của công ty: 2011,2012,…,2015.

Dự báo cầu về mặt hàng may mặc năm 2011:

Quý 1 (t = 17), ta có: Q2011(1) = 2761,65 + 255,73*17 ≈ 7109 (chiếc) Tương tự ta có: Q20011(2) = 7365: Q2011(3) = 7621; Q2011(4) = 7876 Như vậy nhu cầu về sản phẩm may mặc năm 2011 ước đạt: Q2011 = 7109 + 7365 + 7621 + 7876 = 29.971 (chiếc)

Tương tự như vậy, ta tính được lượng cầu về sản phẩm may mặc các năm tiếp theo đến năm 2015. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.2 : Kết quả dự báo cầu về mặt hàng may mặc trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015

Đơn vị: chiếc

Năm Sản lượng Tổng

Quý I Quý II Quý III Quý IV

2011 7109 7365 7621 7876 29.971

2012 8132 8388 8643 8899 34.062

2013 9155 9411 9410 9666 37.642

2014 9922 10.177 10.434 10.698 41.231

2015 10.945 11.200 11.456 11.712 45.313

Nguồn: Phòng kinh doanh

Qua bảng kết quả dự báo cầu ta thấy, cầu về mặt hàng may mặc của công ty có xu hướng tăng liên tục theo các năm. Cầu quý sau cao hơn quý trước, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn chậm. Do đó, trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh , công ty cần liên hệ nhiều yếu tố ành hưởng khác để có chính sách phát triển kinh doanh đạt hiệu quả cao.

3.2.2.2. Dự báo cầu theo phương pháp phân tích hồi quy

Để dự báo cầu mặt hàng may mặc theo phương pháp hồi quy ta tiến hành theo các bước sau:

Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 30

Theo kết quả ước lượng hàm cầu về sản phẩm may mặc của công ty ở chương 2 ta có: = -22490,58 – 35,07493P + 2,940893M + 61,33734Pr + 3,871138N (2)

Trong đó: Q là lượng cầu về sản phẩm may mặc của công ty, P là giá cả trung bình 1 sản phẩm may mặc của T.0.T, M là thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội, Pr là giá cả trung bình 1 sản phẩm may mặc của Ninimaxx, N là dân số của Hà Nội (cũ).

Bước 2: Dự đoán các giá trị P, M, Pr và N

➢ Dự báo về thu nhập (M)

Dự báo về thu nhập trung bình năm 2015, ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính có dạng: M = c + dt

Sử dụng phần mền Eviews ta thu được bảng kết quả như sau: (xem phụ lục 6) Từ bảng phụ lục 3.2 ta có kết quả: = 2305 + 72,94t (3)

Ta thấy rằng hệ số = 72,94 > 0, điều này cho thấy thu nhập tăng theo thời gian. Hơn nữa giá trị p-value của hệ số chặn và hệ số góc đều bằng 0, hệ số R2 = 0,9276, điều này cho thấy mô bình giải thích được 92.76% sự biến động của thu nhập theo thời gian.

Từ phương (3) ta ước lượng được thu nhập trung bình từng quý năm 2015 như sau: = 2305 + 72,94*33 = 4712,02 (nghìn đồng)

= 2305 + 72,94*34 = 4784,96 (nghìn đồng) = 2305 + 72,94*35 = 4857,90 (nghìn đồng) = 2305 + 72,94*36 = 4930,84 (nghìn đồng)

➢ Dự báo về giá trung bình 1 sản phẩm may mặc T.0.T (P) và Ninomaxx (Pr) Dựa vào xu hướng biến động của thị trường cùng với phương hướng kinh doanh mà công ty đề ra, công ty tiếp tục thực hiện tăng giá ở biên độ chậm. Ước tính năm 2015 giá trung bình một sản phẩm may mặc của T.0.T khoảng 145 nghìn đồng /chiếc. Trong khi giá của Ninomaxx vào khoảng 160 nghìn đồng/ chiếc.

➢ Dự đoán về dân số

Theo chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình dân số Hà Nội vào năm 2015 ước đạt khoảng 7,6 triệu người trong đó dân số Hà Nội (cũ) ước đạt khoảng 4187 nghìn người.

Bước 3: Tính cầu mặt hàng may mặc trong tương lai

Từ phương trình (2), ta ước lượng được cầu mặt hàng may mặc năm 2015 như sau:

Bảng 3.3 : Ước lượng cầu năm 2015 theo phương pháp phân tích hồi quy

Quý P (1000đ) Pr (1000đ) M (1000đ) N (nghìn người) Q (Chiếc)

2015(1) 145 160 4712 4187 11.304

2015(2) 145 160 4785 4187 11.518

2015(3) 145 160 4858 4187 11.732

2015(4) 145 160 4931 4187 11.947

Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 31

Như vậy ta có lượng cầu về mặt hàng may mặc của công ty tính đến năm 2015 ước đạt:

= 11.304 + 11.518 + 11.732 + 11.947 = 46.501 (chiếc)

Như vậy, so sánh giữa hai phương pháp dự báo trên ta thấy có sự chênh lệch nhỏ. Cụ thể, nếu dự báo theo phương pháp chuổi thời gian thì cầu về sản phẩm may mặc của công ty tới năm 2015 ước đạt 45.313 chiếc, còn dự báo theo phương pháp phân tích hồi quy thì con số này ước đạt 46.501 chiếc. Như vậy ta có thể kết luận, cầu về mặt hàng may mặc của công ty cổ phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam đến năm 2015 trên địa bàn Hà Nội ước đạt 45.313 tới 46.501 chiếc.

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích và dự báo cầu tại Công ty Cổ Phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam Phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam

Căn cứ vào những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế tác giả xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục

3.3.1. Lập bộ phận nghiên cứu thị trường riêng biệt

Công tác nghiên cứu thị trường ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động hiện nay. Để giảm bớt những rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh và tối thiểu hóa chi chi công ty cần phải có một đội ngũ phân tích thị trường chuyên nghiệp lắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và những xu hướng phát triển trong tương lai của thị trường. Sự thành công hay thất bại của công việc này phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng và chất lượng của thông tin thu thập được. Để đảm bảo được điều đó đòi hỏi đội ngũ nhân viên phân tích và dự báo cầu thị trường phải có kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác phân tích thị trường, am hiểu về khách hàng và có kinh nghiệm trong việc ra quyết định. Ngoài ra họ cũng cần phải biết ứng dụng các phần mền thống kê kinh tế như: SPSS, Eviews … vào phân tích để nâng cao tính chính xác.

3.3.2. Thiết lập mối quan hệ đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty

Việc nghiên cứu và phát triển thị trường là công việc mà không chỉ mỗi bộ phận nghiên cứu thị trường có thể làm được mà đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty đặc biệt là phòng marketing, phòng hinh doanh và bộ phận bán hàng.

Đội ngũ nhân viên marketing và nhân viên bán hàng tại các cửa hàng hay siêu thị, họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, họ b iết được ý kiến cũng như những mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Người bán hàng chính là những điều tra viên tốt nhất của công ty. Vì vậy công ty nên có chính sách bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của đội ngũ nhân viên bán hàng về sản phẩm cũng như các kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng khác.

Ngoài ra, phòng kinh doanh cũng là một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng may mặc của công ty cổ phần sản xuất và thương mại t 0 t việt nam trên địa bàn hà nội đến năm 2015 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)