3.2.2.1. Dự báo theo chuỗi thời gian
Giả sử cầu về mặt hàng may mặc của công ty có xu hướng tuyến tính theo thời gian là: Q = a + bt
Trong đó: Q biểu hiện cầu về mặt hàng may mặc theo thời gian t là thời gian
Sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng ta được bảng kết quả:
Bảng 3.1: Kết quả ước lượng hàm cầu theo chuỗi thời gian
Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 29
Từ bảng kết quả ta xác định được phương trình hàm cầu theo thời gian: = 2761,65 + 255,73t (1)
Ta nhận thấy hệ số = 255,73 điều này cho thấy cầu về sản phẩm may mặc tăng theo thời gian.
Hệ số = 0.9968, điều này có nghĩa là mô hình giải thích được tới 99.68% sự biến động của sản phẩm may mặc phụ thuộc vào yếu tố thời gian, còn lại 0.32% là được giải thích bằng các yếu tố khác
P-value của hệ số chặn và hệ số góc đều bằng 0, do vậy có thể tin tưởng rằng các hệ số này đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%.
Từ phương trình (1) ta dự báo cầu về mặt hàng may mặc của công ty cho các quý ở các năm tiếp theo của công ty: 2011,2012,…,2015.
Dự báo cầu về mặt hàng may mặc năm 2011:
Quý 1 (t = 17), ta có: Q2011(1) = 2761,65 + 255,73*17 ≈ 7109 (chiếc) Tương tự ta có: Q20011(2) = 7365: Q2011(3) = 7621; Q2011(4) = 7876 Như vậy nhu cầu về sản phẩm may mặc năm 2011 ước đạt: Q2011 = 7109 + 7365 + 7621 + 7876 = 29.971 (chiếc)
Tương tự như vậy, ta tính được lượng cầu về sản phẩm may mặc các năm tiếp theo đến năm 2015. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.2 : Kết quả dự báo cầu về mặt hàng may mặc trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015
Đơn vị: chiếc
Năm Sản lượng Tổng
Quý I Quý II Quý III Quý IV
2011 7109 7365 7621 7876 29.971
2012 8132 8388 8643 8899 34.062
2013 9155 9411 9410 9666 37.642
2014 9922 10.177 10.434 10.698 41.231
2015 10.945 11.200 11.456 11.712 45.313
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng kết quả dự báo cầu ta thấy, cầu về mặt hàng may mặc của công ty có xu hướng tăng liên tục theo các năm. Cầu quý sau cao hơn quý trước, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn chậm. Do đó, trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh , công ty cần liên hệ nhiều yếu tố ành hưởng khác để có chính sách phát triển kinh doanh đạt hiệu quả cao.
3.2.2.2. Dự báo cầu theo phương pháp phân tích hồi quy
Để dự báo cầu mặt hàng may mặc theo phương pháp hồi quy ta tiến hành theo các bước sau:
Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 30
Theo kết quả ước lượng hàm cầu về sản phẩm may mặc của công ty ở chương 2 ta có: = -22490,58 – 35,07493P + 2,940893M + 61,33734Pr + 3,871138N (2)
Trong đó: Q là lượng cầu về sản phẩm may mặc của công ty, P là giá cả trung bình 1 sản phẩm may mặc của T.0.T, M là thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội, Pr là giá cả trung bình 1 sản phẩm may mặc của Ninimaxx, N là dân số của Hà Nội (cũ).
Bước 2: Dự đoán các giá trị P, M, Pr và N
➢ Dự báo về thu nhập (M)
Dự báo về thu nhập trung bình năm 2015, ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính có dạng: M = c + dt
Sử dụng phần mền Eviews ta thu được bảng kết quả như sau: (xem phụ lục 6) Từ bảng phụ lục 3.2 ta có kết quả: = 2305 + 72,94t (3)
Ta thấy rằng hệ số = 72,94 > 0, điều này cho thấy thu nhập tăng theo thời gian. Hơn nữa giá trị p-value của hệ số chặn và hệ số góc đều bằng 0, hệ số R2 = 0,9276, điều này cho thấy mô bình giải thích được 92.76% sự biến động của thu nhập theo thời gian.
Từ phương (3) ta ước lượng được thu nhập trung bình từng quý năm 2015 như sau: = 2305 + 72,94*33 = 4712,02 (nghìn đồng)
= 2305 + 72,94*34 = 4784,96 (nghìn đồng) = 2305 + 72,94*35 = 4857,90 (nghìn đồng) = 2305 + 72,94*36 = 4930,84 (nghìn đồng)
➢ Dự báo về giá trung bình 1 sản phẩm may mặc T.0.T (P) và Ninomaxx (Pr) Dựa vào xu hướng biến động của thị trường cùng với phương hướng kinh doanh mà công ty đề ra, công ty tiếp tục thực hiện tăng giá ở biên độ chậm. Ước tính năm 2015 giá trung bình một sản phẩm may mặc của T.0.T khoảng 145 nghìn đồng /chiếc. Trong khi giá của Ninomaxx vào khoảng 160 nghìn đồng/ chiếc.
➢ Dự đoán về dân số
Theo chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình dân số Hà Nội vào năm 2015 ước đạt khoảng 7,6 triệu người trong đó dân số Hà Nội (cũ) ước đạt khoảng 4187 nghìn người.
Bước 3: Tính cầu mặt hàng may mặc trong tương lai
Từ phương trình (2), ta ước lượng được cầu mặt hàng may mặc năm 2015 như sau:
Bảng 3.3 : Ước lượng cầu năm 2015 theo phương pháp phân tích hồi quy
Quý P (1000đ) Pr (1000đ) M (1000đ) N (nghìn người) Q (Chiếc)
2015(1) 145 160 4712 4187 11.304
2015(2) 145 160 4785 4187 11.518
2015(3) 145 160 4858 4187 11.732
2015(4) 145 160 4931 4187 11.947
Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 31
Như vậy ta có lượng cầu về mặt hàng may mặc của công ty tính đến năm 2015 ước đạt:
= 11.304 + 11.518 + 11.732 + 11.947 = 46.501 (chiếc)
Như vậy, so sánh giữa hai phương pháp dự báo trên ta thấy có sự chênh lệch nhỏ. Cụ thể, nếu dự báo theo phương pháp chuổi thời gian thì cầu về sản phẩm may mặc của công ty tới năm 2015 ước đạt 45.313 chiếc, còn dự báo theo phương pháp phân tích hồi quy thì con số này ước đạt 46.501 chiếc. Như vậy ta có thể kết luận, cầu về mặt hàng may mặc của công ty cổ phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam đến năm 2015 trên địa bàn Hà Nội ước đạt 45.313 tới 46.501 chiếc.
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích và dự báo cầu tại Công ty Cổ Phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam Phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam
Căn cứ vào những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế tác giả xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục
3.3.1. Lập bộ phận nghiên cứu thị trường riêng biệt
Công tác nghiên cứu thị trường ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động hiện nay. Để giảm bớt những rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh và tối thiểu hóa chi chi công ty cần phải có một đội ngũ phân tích thị trường chuyên nghiệp lắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và những xu hướng phát triển trong tương lai của thị trường. Sự thành công hay thất bại của công việc này phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng và chất lượng của thông tin thu thập được. Để đảm bảo được điều đó đòi hỏi đội ngũ nhân viên phân tích và dự báo cầu thị trường phải có kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác phân tích thị trường, am hiểu về khách hàng và có kinh nghiệm trong việc ra quyết định. Ngoài ra họ cũng cần phải biết ứng dụng các phần mền thống kê kinh tế như: SPSS, Eviews … vào phân tích để nâng cao tính chính xác.
3.3.2. Thiết lập mối quan hệ đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty
Việc nghiên cứu và phát triển thị trường là công việc mà không chỉ mỗi bộ phận nghiên cứu thị trường có thể làm được mà đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty đặc biệt là phòng marketing, phòng hinh doanh và bộ phận bán hàng.
Đội ngũ nhân viên marketing và nhân viên bán hàng tại các cửa hàng hay siêu thị, họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, họ b iết được ý kiến cũng như những mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Người bán hàng chính là những điều tra viên tốt nhất của công ty. Vì vậy công ty nên có chính sách bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của đội ngũ nhân viên bán hàng về sản phẩm cũng như các kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng khác.
Ngoài ra, phòng kinh doanh cũng là một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên cứu thị trường, họ cung cấp cho bộ phân nghiên cứu thị trường những số liệu chi tiết và cụ thể về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty để từ đó có thể đưa ra những dự báo có tính khoa học.
Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 32
Như vậy, để đảm bảo cho công tác phân tích và dự báo cầu đạt hiệu quả cao công ty cần có một sự thống nhất và đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty.
3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng may mặc tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam trong thời gian tới sản xuất và thương mại T.0.T Việt Nam trong thời gian tới
3.4.1. Hoàn thiện chính sách giá và nâng cao chất lượng sản phẩm
Giá cả sản phẩm không chỉ phương tiện tính toán mà còn là công cụ bàn hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trưc tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Theo kết quả điều tra trắc nghiệm thì có tới 16/50 được hỏi lý do mua sản phẩm may mặc của công ty là vì yếu tố giá sản phẩm. Vì vậy trong chiến lược kinh doanh công ty phải cực kỳ chú trọng đến yếu tố nhạy cảm này và công ty nên có kế hoạch phân loại khách hàng. Với mỗi loại khách hàng khác nhau công ty nên có những loại sản phẩm với những mức giá khác nhau sao cho phù hợp với mức thu nhập của họ.
Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng trong quyết định mua hàng đó là chất lượng của sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm sẽ quyết định lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm đó. Qua phiếu điều tra ta thấy có 18/50 khách hàng được hỏi sẽ không sử dùng sản phẩm của công ty trong tương lai nữa mà một trong những lý do chủ yếu là chất lượng của sản phẩm. Vị vậy để dữ chân khách hàng công ty cần phải từng bước nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã và kiểm định chất lượng đầu ra một cách nghiêm ngặt để đạt được các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của người tiêu dùng.
3.4.2. Phát triển dòng sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã của sản phẩm
Như chúng ta đã biết mặt hàng may mặc phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng thời trang mà xu hướng thời trang thì thay đổi nhanh chóng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng đến khâu cải tiến mẫu mã và phát triển sản phẩm mới. Phát triển sản phẩm nên chú trọng cả về chiều rộng và chiều sâu. Phát triển sản phẩm cũng phải dựa trên sự tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra khi sản phẩm mới đưa vào thị trường công ty cũng phải chú ý tới bao bì của sản phẩm. Đối với mỗi dòng sản phẩm khác nhau công ty lên thiết kế bao bì khác nhau sao cho phù hợp với đặc tính của từng loại sản phẩm.
Ngoài ra, do khách hàng của công ty có những mức thu nhập khác nhau. Vì vậy công ty cần phải đa dạng hóa sản phẩm sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng. Đặc biệt là đối tượng khách hàng là học sinh – sinh viên, những người tiêu dùng tiềm năng của công ty sau này.
3.4.3. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm của công ty của công ty
“Quảng cáo” đã trở thành nhân tố chính phát triển thương hiệu của mộ t doanh nghiệp. Nhưng do hiện nay công ty chưa đủ các nguồn lực tài chính để có thể quảng cáo trên truyền hình hay radio. Do đó công ty có thể áp dụng một số biện pháp quảng cáo đơn giản như: Dùng catalo, tham gia các hội trợ triển lãm, khuyến mại...Ngoài ra công ty cần có chiến
Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 33
lược rõ ràng về chi phí cũng như chương trình dành cho quảng cáo để tránh tình trạng chồng chéo gây lãng phí không mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó cần quan tâm chú ý đến các chương trình khuyến mãi bởi vì rất nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của công ty thông qua các chương trình khuyến mãi. Qua việc sử dụng hàng khuyến mãi rồi từ đó mới biết và cảm nhận được lợi ích, chất lượng … của sản phẩm đem lại.
3.4.4. Phát triển và mở rộng hệ thống kênh phân phối
Phát triển mạng lưới phân phối là nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và khai thác triệt để các vùng thị trường bằng việc xây dựng các phương án khác nhau cho mỗi kênh phân phối. Hiên nay hệ thống kênh phân phối truyền thống của công ty còn rất hạn chế chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng mặt hàng may mặc đầy tiềm năng của thành phố Hà Nội. Vì vậy trong thời gian tới để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận công ty nên có kế hoạch khảo thị trường để có thể mở thêm các cửa hàng mới không chỉ tại các quận nội thành mà cả các huyện ngoại thành và các tình lân cận. Bên cạnh đó công ty cũng nên nâng cấp các cửa hàng cũ sao cho thuận tiện nhất cho người tiều dùng.
Ngoài việc chú trọng tới kênh phân phối truyền thống qua các cửa hàng bán lẻ công ty cũng nên chú trọng tới các kênh phân phối hiện đại. Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển số người sử dụng internet ngày một tăng và cuộc sống ngày càng bận rộn, con người ngày càng có ít thời gian để đi mua sắm. Vì vậy để đáp ứng cho nhu cầu mua hàng của khách hàng được thuận lợi mà không cần phải đến tận cửa hàng công ty nên tổ chức, bố trí, nâng cấp trang web của mình để không chỉ phục vụ cho hình thức bán buôn mà cả người tiêu dùng nhỏ lẻ nữa.
3.4.5. Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng
Chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng ngày càng trở thành nhân tố quan trọng góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng với những cửa hàng mà nhân viên bán hàng niềm nở, nhiệt tình tiếp đón, giải thích được những đặc tính nổi bật của sản phẩm. Để làm được điều đó đòi hỏi nhân viên bán hàng phải nắm vững về sản phẩm và có khả năng thuyết phục khách hàng.
Ngoài ra để đảm bảo chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng được tốt hơn công ty nên tổ chức lấy ý kiến khách hàng thông qua các hình thức khác nhau như: Thông qua website của công ty, người bán hàng hay tổ chức hội nghị khách hàng.
Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 34 MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam kết Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ, hình vẽ
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài ...1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...1
1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài...1
1.3. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ...2
1.4. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3
1.6. Nguồn số liệu nghiên cứu ...3
1.7. Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo cầu ...3
1.7.1. Lý thuyết chung về cầu ...3
1.7.1.1. Khái niệm cầu và luật cầu...3
1.7.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ...5
1.7.1.3 Hàm cầu tổng quát ...6
1.7.2. Phân tích và dự báo cầu ...7
1.7.2.1. Phân tích cầu ...7
1.7.2.2. Dự báo cầu ...9
1.8. Phân định nội dung nghiên cứu ...10
1.9. Kết cấu của chuyên đề. ...12
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng cầu mặt hàng may mặc của Công ty Cổ Phần sản