Để dự báo cầu mặt hàng may mặc theo phương pháp hồi quy ta tiến hành theo các bước sau:
Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 30
Theo kết quả ước lượng hàm cầu về sản phẩm may mặc của công ty ở chương 2 ta có: = -22490,58 – 35,07493P + 2,940893M + 61,33734Pr + 3,871138N (2)
Trong đó: Q là lượng cầu về sản phẩm may mặc của công ty, P là giá cả trung bình 1 sản phẩm may mặc của T.0.T, M là thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội, Pr là giá cả trung bình 1 sản phẩm may mặc của Ninimaxx, N là dân số của Hà Nội (cũ).
Bước 2: Dự đoán các giá trị P, M, Pr và N
➢ Dự báo về thu nhập (M)
Dự báo về thu nhập trung bình năm 2015, ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính có dạng: M = c + dt
Sử dụng phần mền Eviews ta thu được bảng kết quả như sau: (xem phụ lục 6) Từ bảng phụ lục 3.2 ta có kết quả: = 2305 + 72,94t (3)
Ta thấy rằng hệ số = 72,94 > 0, điều này cho thấy thu nhập tăng theo thời gian. Hơn nữa giá trị p-value của hệ số chặn và hệ số góc đều bằng 0, hệ số R2 = 0,9276, điều này cho thấy mô bình giải thích được 92.76% sự biến động của thu nhập theo thời gian.
Từ phương (3) ta ước lượng được thu nhập trung bình từng quý năm 2015 như sau: = 2305 + 72,94*33 = 4712,02 (nghìn đồng)
= 2305 + 72,94*34 = 4784,96 (nghìn đồng) = 2305 + 72,94*35 = 4857,90 (nghìn đồng) = 2305 + 72,94*36 = 4930,84 (nghìn đồng)
➢ Dự báo về giá trung bình 1 sản phẩm may mặc T.0.T (P) và Ninomaxx (Pr) Dựa vào xu hướng biến động của thị trường cùng với phương hướng kinh doanh mà công ty đề ra, công ty tiếp tục thực hiện tăng giá ở biên độ chậm. Ước tính năm 2015 giá trung bình một sản phẩm may mặc của T.0.T khoảng 145 nghìn đồng /chiếc. Trong khi giá của Ninomaxx vào khoảng 160 nghìn đồng/ chiếc.
➢ Dự đoán về dân số
Theo chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình dân số Hà Nội vào năm 2015 ước đạt khoảng 7,6 triệu người trong đó dân số Hà Nội (cũ) ước đạt khoảng 4187 nghìn người.
Bước 3: Tính cầu mặt hàng may mặc trong tương lai
Từ phương trình (2), ta ước lượng được cầu mặt hàng may mặc năm 2015 như sau:
Bảng 3.3 : Ước lượng cầu năm 2015 theo phương pháp phân tích hồi quy
Quý P (1000đ) Pr (1000đ) M (1000đ) N (nghìn người) Q (Chiếc)
2015(1) 145 160 4712 4187 11.304
2015(2) 145 160 4785 4187 11.518
2015(3) 145 160 4858 4187 11.732
2015(4) 145 160 4931 4187 11.947
Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 31
Như vậy ta có lượng cầu về mặt hàng may mặc của công ty tính đến năm 2015 ước đạt:
= 11.304 + 11.518 + 11.732 + 11.947 = 46.501 (chiếc)
Như vậy, so sánh giữa hai phương pháp dự báo trên ta thấy có sự chênh lệch nhỏ. Cụ thể, nếu dự báo theo phương pháp chuổi thời gian thì cầu về sản phẩm may mặc của công ty tới năm 2015 ước đạt 45.313 chiếc, còn dự báo theo phương pháp phân tích hồi quy thì con số này ước đạt 46.501 chiếc. Như vậy ta có thể kết luận, cầu về mặt hàng may mặc của công