Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng may mặc của công ty cổ phần sản xuất và thương mại t 0 t việt nam trên địa bàn hà nội đến năm 2015 (Trang 27 - 28)

Nguyên nhân chủ quan từ phía công ty:

Thiếu sự phối hợp của các phòng ban: Các phòng ban mới chỉ chú trọng làm công việc chuyên môn của mình mà chưa có sự liên kết, phối hợp lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh.

Trình độ nhân sự: Nhân lực là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thật bại của một kế hoạch kinh doanh. Khi nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề sẽ làm cho tiến trình công việc nhanh hơn và hiêu quả cao hơn. Công tác phân tích và dự báo cầu cũng vậy, đây là một công việc yêu cầu người làm phải có kỹ năng, kinh nghiệm và am hiểu về thị trường. Nhưng hiện nay công ty chưa có được nhiều người như thế. Ngoài ra, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của một số nhân viên trong công ty cũng chưa được tốt, một bộ phận nhỏ nhân viên trong công ty vẫn chưa thực sự đoàn kết, chưa nhiệt tình trong công việc.

Nguồn lực tài chính: Công ty là một công ty nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế lên công tác nghiên cứu thị trường vẫn chưa được chú trọng nhiều.

Tổ chức sắp xếp và quản lý quá trình kinh doanh còn hạn chế: Chi phí bán hàng quản lý còn cao, trong đó chi phí cho giao dịch, cho sửa chữa bảo đưỡng… tăng. Ngoài ra chi phí vận chuyển ngày một tăng do chi phí nhiên liệu tăng cao. Do đó việc tìm ra biện pháp để giảm chi phí là vấn đề mà công ty cần quan tâm.

Công tác chăm sóc khách hàng vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Chưa có bộ phận riêng chăm sóc khách hàng mà do bộ phận kinh doanh đảm nhiệm nên không thể đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.

Nguyên nhân khách quan:

Sau khi Việt Nam ra nhập WTO phải mở cửa thị trường cho các hãng may mặc nước ngoài nhảy vào Việt Nam với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, làm cho các hãng may mặc trong nước phải cạnh tranh khốc liệt ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của các hãng sản xuất trong nước trong đó có sản phẩm của T.0.T.

Chính sách thuế của nhà nước, vào năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO th ì thuế giá trị gia tăng là 5% nhưng đến tháng 1/2009 thuế giá trị gia tăng đã tăng lên 10% làm tăng giá thành của sản phẩm gây ành hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Nguyễn Văn Xuyên – K43F1 28

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng may mặc của công ty cổ phần sản xuất và thương mại t 0 t việt nam trên địa bàn hà nội đến năm 2015 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)