Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn

Một phần của tài liệu Ước lượng và dự báo doanh thu của tổng công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí CTCP đến năm 2015 (Trang 25 - 27)

đến 2009.

3.2.2.1. Tình hình doanh thu của Tổng công ty (ĐVT: triệu đồng)

Hình 3.1. Tình hình doanh thu của Tổng công ty thời kỳ 2006-2009.

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty)

Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế - ĐH Thương Mại

Nguyễn Thị Ngọc Huyền K42F5 26

Trong những năm gần đây, tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến chi phí sản xuất kinh doanh tăng liên tục và tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn tuy nhiên tổng doanh thu của DMC vẫn tăng liên tục qua các năm, từ 227.813 triệu đồng năm 2006 đến 402.500 triệu đồng năm 2009. Lợi nhuận cũng liên tục tăng từ 30.889 triệu đồng năm 2006 đến 47.890 triệu đồng năm 2007, tuy nhiên sang năm 2008 tuy tổng doanh thu vẫn tăng nhưng lợi nhuận của Tổng công ty lại giảm xuống còn 40.338 triệu đồng, do năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầ u, khiến cho các loại chi phí (chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý…) tăng mạnh 37% so với năm 2007 kéo lợi nhuận của DMC xuống. Đến năm 2009 tình hình kinh doanh của DMC có dấu hiệu khả quan hơn, lợi nhuận đạt 45.454 triệu đồng tăng 17% so với năm 2008 và đạt 95% so với năm 2007, chứng tỏ DMC đã bắt đầu bước ra khỏi khủng hoảng và dần hồi phục hoạt động kinh doanh, công tác tổ chức sản xuất đạt một số kết quả khả quan, mở ra những hướng mới cho sản xuất các sản phẩm của Tổng công ty.

3.2.2.2 Doanh thu của từng lĩnh vực kinh doanh.

Để thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, tác giả đi sâu phân tích tình hình doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Qua đó có thể biết được từng mặt mạnh, mặt yếu của từng lĩnh vực kinh doanh để từ đó có thể đầu tư đúng vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 3.1. Tình hình doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh của DMC năm 2009 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2007/2006 2008/2007 2009/2008 ∑ % ∑ % ∑ % ∑ % Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng DT 227.813 100 262.706 100 334.444 100 402.500 100 34.893 115 71.738 127 68.056 120 SXKD Chính 195.919 86 218.046 83 250.833 75 269.675 67 22.127 111 32.787 115 18.842 108 SXKD khá c 31.894 14 44.660 17 83.611 25 132.825 33 12.766 140 38.951 187 49.214 159

(Nguồn: Báo cáo tài chính của tổng công ty)

Nhận xét:

- Tổng doanh thu, doanh thu lĩnh vực SXKD chính và doanh thu lĩnh vực SXKD khác liên tục tăng qua các năm. Trong đó lĩnh vực SXKD khác tăng mạnh, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu.

- Hoạt động SXKD chính: Nếu như trước kia, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính bao giờ cũng chiếm khoảng 90-95% tổng doanh thu, thì hiện hay con số này đã

Luận văn tốt nghiệp Khoa kinh tế - ĐH Thương Mại

Nguyễn Thị Ngọc Huyền K42F5 27

giảm đáng kể. Nhìn vào bảng trên có thể thấy, doanh thu trong lĩnh vực này năm 2006 chiếm 86% tổng doanh thu, nhưng đến năm 2009 chỉ chiếm 67%, tương đương với 269.675 triệu đồng. Như vậy có thể thấy lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính có xu hướng giảm tỷ trọng qua các năm.

- Hoạt động SXKD khác (như liên doanh, hoạt động tài chính, đại lý, dịch vụ khác...) tăng đáng kể trong tổng doanh thu. Nếu như năm 2006, lĩnh vực này chiếm 14% tổng doanh thu tương đương với 31.894 triệu đồng thì đến năm 2009 đạt 132 .835 triệu đồng (chiếm 33%) trong tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ DMC đã có những bước chuyển mới trong định hướng kinh doanh, tăng dần các lĩnh vực hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm dần việc kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, đặc biệt là các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, để phù hợp với sự phát triển của thị trường và không còn bị phụ thuộc lớn vào nguồn khoáng sản đang dần cạn kiệt.

Trên thực tế lợi nhuận của DMC chủ yếu được lấy từ các hoạt động liên doanh và đầu tư tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vừa qua, hoạt động liên doanh lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. DMC liên doanh với nhiều DN như Công ty Liên doanh MI VietNam, Công ty Liên doanh Barite Tuyên Quang - DMC, Công ty TNHH kinh doanh, khai thác, chế biến đá vôi trắng Nghệ An -DMC, CTCP CNG - VN… hàng năm đều đem về lợi nhuận rất lớn cho DMC, trong đó MI Vietnam luôn là DN hoạt động có hiệu quả cao nhất.

Bảng 3.2. Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty Liên doanh MI Việt Nam

giai đoạn 2006-2009 (Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Doanh số 37.000 45.208 59.317 65.890 LN trước thuế 11.890 13.544 15.347 21.010 LN sau thuế 7.965 9.553.492 10.245 13.046

Nộp NSNN 6.050 6.394 9.872 10.689

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty)

Một phần của tài liệu Ước lượng và dự báo doanh thu của tổng công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí CTCP đến năm 2015 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)