a, Hạn chế
- Việc phát triển kinh doanh ăn uống theo chiều rộng của khách sạn hầu như là chưa có.
- Việc phát triển kinh doanh ăn uống theo chiều sâu cũng đã được quan tâm nhưng chưa có hiệu quả, vẫn còn nhiều tồn tại:
+ Cơ sở kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, chưa tạo điều kiện cho quá trình tác nghiệ p của nhân viên và khách hàng.
+ Năng suất lao động của nhân viên bộ phận nhà hàng tuy có tăng nhưng vẫn chưa cao, trình độ chuyên môn chủ yếu các nhân viên đều có trình độ trung cấp trở lên, trình độ ngoại ngữ chưa được cao, hầu hết là tiếng Anh A và B, những ngoại ngữ khác hầu như không có. Kỹ năng giao tiếp và tác phong phục vụ chưa được chuyên nghiệp. Chất lượng phục vụ chưa thực sự tốt.
+ Trình độ tổ chức quản lý cũng chưa đạt hiệu quả cao: vẫn còn hiện tượng lãng phí nguyên liệu, chưa có quan hệ rộng rãi với các nhà cung ứng…
+ Lượng khách đến với nhà hàng không ổn định, có khi rất đông và có lúc cũng rất vắng. Thường vào các buổi sáng trong ngày hay các mùa cưới trong năm thì lượng khách lớn. Vào những ngày như vậy số lượng nhân viên phục vụ thiếu, chất lượng phục vụ không đảm bảo, hay xảy ra tình trạng đưa chậm món hay nhầm món ăn cho khách hàng.
- Sản phẩm ăn uống của nhà hàng còn đơn giản, số lượng các món ăn ít để cho khách hàng lựa chọn. Đây là nguyên nhân khách lưu trú ít sử dụng dịch vụ ăn trưa và tối tại nhà hàng.
- Nhà hàng ngoài việc áp dụng chính sách giá thấp để thu hút khách hàng ra thì hầu như chưa có các hoạt động quảng cáo cho hình ảnh doanh nghiệp. Đây là điểm hạn chế lớn trong công tác tổ chức bán của khách sạn.
- Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh ăn uống chưa được sử dụng hợp lý.
b, Nguyên nhân
Những hạn chế tồn tại trên là do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thường tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Từ năm 1998 đến nay việc kinh doanh ăn uống của nhà hàng chỉ dựa trên hai khu vực A và B không mở rộng qui mô kinh doanh ăn uống.
- Công tác đãi ngộ nhân viên cũng chưa được coi trọng: kinh phí đào tạo cho nhân viên còn thấp hơn so với kinh phí đào tạo cho nhân viên ở các bộ phận khác. Chế độ tiền lương không phụ thuộc vào hiệu quả công việc mà dựa vào thời gian cống hiến của người lao động tại nhà hàng. Điều này dẫn đến tình trạng nhân viên không muốn nâng cao trình độ tay nghề và việc thu hút lao động giỏi, tay nghề cao về nhà hàng gặp khó khăn.
- Nguồn vốn kinh doanh của nhà hàng còn nhiều hạn chế, do đó việc đầu tư phát triển cho kinh doanh ăn uống cũng gặp nhiều khó khăn, trong hơn 3 tỷ đồng dành cho bộ phận kinh doanh ăn uống thì đã có gần 2,7 tỷ là vốn cố định chủ yếu được đầu tư vào thời gian đầu, còn lại là vốn lưu động. Tuy nhiên, lượng vốn lưu động này chủ yếu được sử dụng để mua nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và kinh doanh. Việc tăng chi phí cho công tác đào tạo cho đội ngũ nhân viên, đầu tư mua mới trang thiết bị hiện đại là chưa được quan tâm nhiều.
- Công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng chưa thực sự phát triển, việc phát triển sản phẩm mới cho nhà hàng chưa đưa ra được ý tưởng khả thi nhằm thu hút khách hàng. Công tác xúc tiến, quảng bá cho sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Mẫu phiếu thăm dò ý kiến khách hàng chưa phát huy được hết tác dụng do chỉ dùng được hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh nên đây là một hạn chế đối với những khách hàng quốc tế không thông thạo tiếng Anh.
- Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đổi mới, nâng cấp các trang thiết bị dụng cụ đồ dùng tại bộ phận.
- Thực đơn nhà hàng chỉ có tất cả 70 món từ những món khai vị cho đến những món ăn chính, những món ăn này chủ yếu là những món ăn phổ biến mà nhà hàng nào cũng có. Nhà hàng Tiffin chưa có được những món ăn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của nhà hàng đối với các đối thủ cạnh tranh.
- Đa số khách hàng được biết đến sản phẩm dịch vụ ăn uống của nhà hàng thông qua bạn bè người thân giới thiệu hay qua sự giới thiệu của các nhân viên chứ sản phẩm ăn uống của nhà hàng chưa được biết đến qua các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện internet, qua các đối tác…
- Chưa có mối quan hệ sâu sắc với các nhà cung ứng, các khách hàng thường xuyên, và những khách VIP của nhà hàng…
- Nhà hàng chưa có quy định rõ ràng về việc thống kê những nguyên liệu hàng hóa dư thừa trong ngày nên còn xảy ra tình trạng nguyên liệu còn trong kho nhưng vẫn tiếp tục nhập mới. Dẫn đến tình trạng nguyên liệu bị ôi mốc, không sử dụng được gây lãng phí.