2. Quý khách biết tới khách sạn Holidays Hà Nội qua:
4.3.2 Một số kiến nghị vĩ mô
4.3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước và ngành du lịch
- Nhà nước cần xây dựng được chiến lược cho ngành du lịch, khách sạn trong dài hạn và cho từng địa phương để các doanh nghiệp, công ty du lịch, khách sạn có định hướng cụ thể trong việc xây dựng chiến lược riêng của mình, luôn đảm bảo sự phối hợp cũng như cạnh tranh một cách lành mạnh cho các doanh nghiệp.
- Tổng cục du lịch cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đại sư quán Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam, giúp du lịch Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường mới. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ra bạn bè thế giới.
- Nhà nước phải thường xuyên kiển tra, đôn đốc các doanh nghiệp cũng như các cơ quan ban ngành tại các điểm đến du lịch thực hiện tốt công tác bảo tồn, khôi phục các tài nguyên du lịch, thực hiện phát triển du lịch bền vững.
- Quản lý tốt công tác quy hoạch cũng như xây dựng các điểm, khu du lịch, các khách sạn, nhà hàng, đảm bảo quy hoạch phù hợp với nhu cầu về du lịch và sự phát triển của kinh tế.
- Hàng năm, nhà nước cần đầu tư thích đáng cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.
- Tổng rà soát các nguồn lực để phát triển du lịch, tái cấu trúc và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên du lịch, nhân lực du lịch, vốn cho du lịch…), khai
tính liên ngành, liên vùng, khả năng liên kết, bổ trợ trong phát triển du lịch. Xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún.
- Tăng cường vai trò của hiệp hội du lịch Việt Nam. Tổng cụ du lịch nên phát động sáng kiến từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch nhằm củng cố thị trường truyền thống, tạo cho các doanh nghiệp cơ hội mở rộng thị trường, giảm tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch.
4.3.2.2 Kiến nghị với thủ đô Hà Nội.
a) Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần quy hoạch đồng bộ, hợp lý trong việc xây dựng các khách sạn, trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, tham quan, nghỉ ngơi của du khách khi tới Hà Nội.
- Ủy ban nhân dân cần thường xuyên nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, đảm bảo việc đi lại nói chung và việc vận chuyển du lịch nói riêng được thuận tiện, giảm ùn tắc giao thông.
- Thường xuyên kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ đảm bảo an toàn vệ sinh trong ăn uống cũng như an toàn trong phòng chống cháy nổ.
b) Kiến nghị với Sở văn hóa, thông tin và du lịch
- Tuyên truyền cho dân cư địa phương và khách du lịch ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, để môi trường tại các điểm du lịch luôn xanh, sạch, đẹp.
- Đưa vào quy hoạch tổng thể và khai thác các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách.
- Phối hợp chặt chẽ cũng như thường xuyên kiểm tra tại các điểm du lịch văn hóa, các di tích lịch sử đảm bảo công tác tôn tạo, bảo tồn các di tích.
- Hàng năm, cần trích ra một khoản kinh phí phù hợp để tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử trên địa bàn Hà Nội.
- Thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa nhằm tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách du khi tới thăm Hà Nội. Đề cao sự cộng lực, cộng sinh giữa văn hóa, thể thao và du lịch, kiên kết giữa du lịch và văn hóa, du lịch và thể thao, trong đó liên kết quảng bá là ưu tiên số một.