Các điểm yếu của marketing mục tiêu của khách sạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing mục tiêu của khách sạn holidays hà nội (Trang 33 - 35)

2. Quý khách biết tới khách sạn Holidays Hà Nội qua:

4.1.2 Các điểm yếu của marketing mục tiêu của khách sạn

4.1.2.1 Trong công tác nghiên cứu

Điểm yếu lớn nhất trong công tác nghiên cứu của khách sạn là kinh phí dành cho nó còn hạn chế nên khách sạn mới chỉ nghiên cứu tại chỗ, chưa điều tra khảo sát thực tế thị trường. Do đó, việc nắm bắt nhu cầu thực tế của khách hàng vẫn chưa cao, ảnh hưởng tới việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách.

4.1.2.2 Công tác phân đoạn, lựa chọn thị trường và định vị thị trường mục tiêu

Về cơ bản, việc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của khách sạn là khá tốt nhưng khi định vị thị trường, khách sạn lại vẫn chưa có chính sách định vị rõ ràng, dễ hiểu cho cả nhân viên cũng như khách hàng. Trong khi đó, chính sách định vị có vai trò rất quan trọng trong chiến lược marketing mục tiêu. Chính vì vậy mà phần lớn nhân viên trong khách sạn chưa định hình được phải cung cấp dịch vụ như thế nào mới đáp ứng yêu cầu mong đợi của khách hàng cũng như tạo sự khách biệt v ới các khách sạn khác.

4.1.2.3 Chính sách marketing mix

* Chính sách sản phẩm: sản phẩm, dịch vụ của khách sạn khá đa dạng, cơ bản

đáp ứng yêu cầu của khách sạn vẫn chưa có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là các khách sạn ba sao trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, khả năng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng thấp. Do đó, nếu chỉ cần xảy ra một sai sót nhỏ trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ cũng có thể làm mất uy tín, mất khách hàng trung thành.

Đồng thời, dịch vụ bổ sung của khách sạn vẫn còn ít, đặc biệt là các dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách.

* Chính sách giá: Nhìn chung mức giá mà khách sạn đưa ra đã khá hợp lý với

chất lượng sản phẩm, dịch vụ của khách sạn cũng như khá ngang bằng so với các khách sạn tương đương trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, hàng loạt các khách sạn được xây dựng và đi vào hoạt động, chính sách giá của khách sạn vẫn chưa đuợc linh hoạt, chủ động thay đổi để thu hút khách mà chủ yếu là xem xét khi các khách sạn đồng loạt thay đổi thì khách sạn mới thay đổi.

* Chính sách xúc tiến: Trong năm công cụ của xúc tiến, khách sạn hiện mới tập

trung vào quảng cáo và khuyến mại và đạt được một số kết quả nhất định. Còn các công cụ khác, khách sạn vẫn chưa quan tâm, chú ý thực hiện. Ví dụ như công cụ tuyên truyền, nếu thực hiện tốt khách sạn sẽ có hiệu quả xúc tiến rất lớn, chi phí đầu tư th ấp, tạo uy tín cho doanh nghiệp.

* Tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình: Để phục vụ tốt hơn cho khách

hàng, khách sạn luôn có gắng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang tính trọn gói cho khách hàng. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng nên các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu phục vụ các nhu cầu cơ bản của khách, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách.

* Chính sách con người: Một thực trạng mà hầu hết các khách sạn nhà nước đều mắc phải đó là trong quá trình tuyển dụng vẫn còn tuyển dụng nhiều người chưa có bằng cấp về du lịch mà tuyển nhân viên làm trái ngành, trái nghề. Do đó, nhân viên mới gặp nhiều khó khăng trong quá trình hội nhập với công việc, làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ, ảnh hưởng tới công tác đào tạo, bố trí và sử dụng nhân viên.

Về chính sách đãi ngộ, mặc dù đã quan tâm nhưng mức lương của nhân viên vẫn cong thấp, trung bình là 1,5 triệu đồng/ tháng. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và tinh thần nhiệt tình, hăng say với công việc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing mục tiêu của khách sạn holidays hà nội (Trang 33 - 35)