Triết lý về Chính trị

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu văn hóa THÁI LAN và ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH (Trang 25 - 26)

2.7.1. Giới thiệu chung

Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.

Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014,

18

những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.

Chính phủ Thái Lan bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.

Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc.

Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu văn hóa THÁI LAN và ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH (Trang 25 - 26)