Trong các cuộc họp kinh doanh ở Thái Lan, điều quan trọng là phải lịch sự và tôn trọng khi thực hiện một bài phát biểu hoặc trình bày. Người Thái rất coi trọng phép lịch sự, vì vậy điều quan trọng là phải nói chuyện rõ ràng với giọng chuyên nghiệp, đồng thời mỉm cười niềm nở khi nói chuyện với khán giả. Điều này sẽ giúp đối tác tạo ra ấn tượng tích cực với những người bạn đồng hành trong kinh doanh và mang lại chất lượng giao tiếp hiệu quả. Khi lắng nghe, tốt nhất là không ngắt lời người nói để đặt câu hỏi, vì điều này có thể bị coi là một sự xúc phạm ở quốc gia này. Cuối cùng, những cuộc trò chuyện nhạy cảm hoặc khó khăn thường do những người có thẩm quyền cao hơn chủ động thay vì những nhân viên cấp thấp hơn để tránh bị cho rằng mạo phạm hay không tôn trọng người khác.
Bên cạnh đó, để gây được thiện cảm với đối tác hay đồng nghiệp người Thái, nên tránh thể hiện sự tức giận và chỉ trích người khác một cách công khai vì đây được coi là hành vi lỗ mãng, kể cả khi không nêu thẳng tên người đó.
27
Ngoài ra ở Thái Lan, khiêm tốn và tôn trọng người khác là một phần thiết yếu của mọi mối quan hệ. Nếu mọi người cảm thấy bối rối hoặc khó xử, họ thường cười hoặc mỉm cười để giảm thiểu cảm giác này thay vì nói thẳng ra với đối phương. Vì vậy, khi đối tác nước ngoài nhận thấy những người mình đang nói chuyện cùng đang cười mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào, tốt hơn là nên chuyển chủ đề. Đổi lại, nếu cảm thấy xấu hổ về điều gì đó, mỉm cười sẽ giúp mình đỡ ngại ngùng và vượt qua tình huống khó xử này.
28
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CASE STUDY GIỮA GRAB VÀ UBER TẠI THỊ TRƯỜNG THÁI LAN 4.1. Khái quát về Grab và Uber
4.1.1. Grab
Grab ra đời vào năm 2012 với tên gọi đầu tiên là “GrapTaxi” tại Malaysia. Sau 1 năm phát triển chóng mặt, Grap quyết định thâm nhập các thị trường là các quốc gia hàng xóm trong đó có Thái Lan. Cho đến năm 2019, kỉ niệm 6 năm kể từ ngày đặt bước chân đầu tiên vào thị trường Thái Lan, Grap đã đạt được thành tựu của một kỳ lân công nghệ. 320 triệu lượt booking trải dài 16 tỉnh và 18 thành phố. điều này cho thấy có nhu cầu giao hàng và gọi xe mạnh mẽ dịch vụ của Grab trong nước. Giờ đây, Grab cung cấp nhiều loại hình dịch vụ đến Thái khách hàng, chẳng hạn như GrabTransport, GrabFood (giao đồ ăn), GrabExpress (bưu kiện giao hàng), GrabFresh (dịch vụ mua sắm hàng tạp hóa), cùng với các dịch vụ bổ sung như GrabPay và GrabRewards đáp ứng thanh toán không dùng tiền mặt và khuyến khích mức độ sử dụng của khách hàng tương ứng (Grab, 2020). Ngoài ra, Grab cũng là đối tác với Booking.com và Agoda để đặt khách sạn qua ứng dụng Grab, cùng cộng tác với dịch vụ phát trực tuyến video HOOQ và bán vé xem phim nền tảng BookMyShow (Trew, 2019).
4.1.2. Uber
Uber được thành lập vào tháng 3 năm 2009, là một công ty đa quốc gia của Mỹ cung cấp các dịch vụ giao thông vận tải thông qua một ứng dụng công nghệ. Công ty có trụ sở tại San Francisco, California và hoạt động trên một máng lưới rộng. Dịch vụ Uber đã có mặt tại 63 quốc gia và hơn 785 khu vực đô thị, phục vụ 110 triệu người dùng trên toàn thế giới tính tới năm 2019. Tại Hoa Kỳ, Uber chiếm 67% thị phần chia sẻ xe vào đầu năm 2019 và 24% thị phần giao thực phẩm trong năm 2018.
29
Uber kết nối tài xế và hành khách trên quy mô lớn thông qua việc sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu cầu đi xe từ hành khách và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đến các tài xế đã đăng ký với Uber; giúp, khách hàng có thể biết được thông tin xe, thông tin tài xế, giá cước của chuyến đi và theo dõi được vị trí, lộ trình di chuyển của tài xế gần nhất nhận được yêu cầu - đây lợi thế cạnh tranh của Uber so với taxi truyền thống.
Năm 2014, Uber thâm nhập thị trường Thái Lan và chỉ sau 4 năm đã phải ngừng hoạt động.
4.2. Phân tích thành công của Grab và thất bại của Uber
4.2.1. Khác biệt về quan điểm hợp tác
Uber đã áp dụng triệt để tư duy, quan điểm của ngành dịch vụ phương Tây là “phục tùng” của cấp phục vụ và tối đa hóa lợi ích. Mặc dù các nền tảng kinh tế chia sẻ thường vận hành bởi nền kinh tế số, nhưng Uber thường không quan tâm đến quan điểm quản lý của chính quyền địa phương cũng như động thái san sẻ lợi ích như một thói quen của bất kỳ doanh nghiệp nào tại châu Á. Thay vì hợp tác với các bên để tạo ra một hệ sinh thái cộng sinh (chính quyền, người sử dụng, tài xế, đại lý ô tô...) nhằm giảm thiểu cạnh tranh, gia tăng các giá trị mới thì dường như chính sách của Uber lại đi ngược lại, để rồi thất bại trong một thời gian ngắn.
Trong khi đó, Grab lại có quan điểm và chính sách quản lý mềm mỏng, đặc biệt là phương thức hợp tác từng bước, đưa đối tượng tạo ra lợi nhuận chính (tài xế) có “quyền” lựa chọn hợp tác với các công ty taxi sử dụng dịch vụ hỗ trợ đặt xe trực tuyến rồi sau đó bổ sung thêm chức năng chia sẻ xe riêng (xe cá nhân rảnh rỗi).
Ngoài ra, Grab cũng rất tích cực đẩy mạnh việc hợp thức hóa việc hoạt động kinh doanh, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đóng thuế và có pháp nhân đầy đủ. Trong bối cảnh này, sự thấu hiểu văn hóa phương Đông là lợi thế không nhỏ đã góp nên thành công của Grab.
30
4.2.2. Nhập gia tùy tục
Grab tôn trọng phong tục và tập quán địa phương ở tất cả các quốc gia, nhấn mạnh việc nội địa hóa và thiết kế cơ chế thanh toán phù hợp với phương thức người dùng địa phương đã quen thuộc. Thái Lan là nước đang phát triển. Các khách hàng từ xưa đến nay đã có thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán. Mặc dù thẻ tín dụng được sử dụng rất nhiều nhưng lại ít ai sử dụng nó để thay thế tiền mặt như ở các quốc gia phát triển. Khi Grab vào thị trường này, hãng này đã linh hoạt hơn trong các lựa chọn thanh toán. Đội ngũ nghiên cứu của Grab cũng đã tính toán rất kỹ khi cho phép người sử dụng được thanh toán trực tiếp tiền mặt bởi 70% người dân tại các quốc gia đang phát triển này không sử dụng thẻ ngân hàng trong thanh toán hàng ngày. Chỉ riêng việc áp dụng phương thức thanh toán này đã giúp cho số lượng tài xế và khách hàng của Grab tăng chóng mặt chỉ trong một thời gian ngắn.
Không giống như vậy, Uber dùng một ứng dụng cho tất cả các quốc gia triển khai, do đó đã có những khác biệt từ văn hóa sử dụng lẫn thanh toán cho hình thức sử dụng xe mới mẻ này. Điều này không có nghĩa là Grab không ưa thích hình thức thanh toán thẻ như Uber. Sự khuyến khích khách hàng thanh toán thẻ được Grab khôn khéo sử dụng thông qua các mã khuyến mãi và ưu đãi tích điểm nhiều hơn khi khách hàng dùng tích hợp thẻ tín dụng để trả phí cho chuyến đi của họ, hay thậm chí gần đây nhất là tích hợp Grab Pay. Điều này sẽ khiến các khách hàng chuộng việc tiêu dùng tiền mặt tự nguyện chuyển qua thanh toán thẻ một cách thích thú bởi họ sẽ cảm thấy có lợi hơn.
Ngoài ra, giữa Uber và Grab cũng có 1 khác biệt lớn về phí dịch vụ. Uber có phí hủy chuyến trong khi Grab thì không. Phí hủy chuyến mang đến lợi ích cho các tài xế và tăng tính cam kết đặt chuyến của khách hàng. Tuy nhiên, người tiêu dùng Thái thích giá rẻ hơn và cảm thấy phí hủy chuyến là 1 rào cản tương đối khi dịch vụ đặt xe này mới xuất hiện và chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trước taxi truyền thống.
31
Việc xóa bỏ phí hủy chuyến của Grab giúp người tiêu dùng Thái tiếp cận dịch vụ với giá rẻ hơn và bớt dè chừng trước 1 loại hình dịch vụ mới.
Bên cạnh đó, Grab đã cung cấp dịch vụ cho cả xe máy, xe tuk-tuk thậm chí cả xe đạp để phù hợp với bối cảnh và văn hóa sở tại. Giai đoạn sau Uber cũng có thay đổi, đưa vào triển khai Uber X, U-bike (phục vụ tầng lớp khách hàng bình dân) cũng như cho phép thanh toán tiền mặt, tuy nhiên cũng không giúp ích nhiều bởi phần lớn thị phần lúc này đã nằm trong tay Grab.
4.2.3. Thích ứng với pháp luật
Ngoài ra, tại Thái Lan, nước này có 1 quy định bắt buộc các ô tô, phương tiện tham gia dịch vụ vận tải phải đăng ký giấy phép dịch vụ công cộng và yêu cầu các phương tiện phải có mức phí dịch vụ hợp lý theo Sở Giao thông Vận tải yêu cầu. Trong khi đó, cả Uber và Grab đều không yêu cầu người tham gia có giấy phép dịch vụ công cộng cũng như đều có một mức phí dịch vụ riêng theo tính toán của hãng, tăng phí vào những ngày thời tiết xấu, giờ cao điểm,.. 1 phần Uber rời bỏ Thái Lan cũng vì mệt mỏi với những quy định pháp luật đó nhưng Grab đã có những nỗ lực hợp tác với nhiều cơ quan chính phủ khác nhau như Văn phòng Chính sách và Kế hoạch Giao thông và Vận tải (OTP), Bộ Giao thông Vận tải và Cơ quan Thúc đẩy Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) để thúc đẩy các sáng kiến di chuyển thông minh. Theo Bangkok Post, cuối cùng sau hơn 6 năm hoạt động tại thị trường Thái Lan, ngày 26/5/2021 Chính phủ đã thông qua dự thảo quy định cấp bộ cho phép sử dụng ô tô cá nhân cho dịch vụ đặt xe taxi qua ứng dụng, một lợi ích cho các tài xế GrabCar đã cung cấp dịch vụ này mà không có tư cách pháp nhân trong nhiều năm.
32
KẾT LUẬN
Qua 3 chương phân tích, bài tiểu luận đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Thứ nhất, bài tiểu luận đã nêu và phân tích các yếu tố cấu thành nên nền văn hóa của Thái Lan với những nét đặc trưng riêng. Có thể thấy Thái Lan có nét văn hóa đậm chất Á Đông, pha trộn giữa nét truyền thống và hiện đại. Cùng với đó là những mâu thuẫn giữa nhà cầm quyền và người dân, lớp trẻ.
Thứ hai, bài tiểu luận đã nêu lên những đặc trưng văn hóa mà các doanh nghiệp quốc tế khi kinh doanh tại thị trường Thái Lan cần lưu ý, như văn hóa trang phục, hội họp. Những khác biệt về văn hóa sẽ có tác động cụ thể vào cả bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp, có thể quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp khi tiến vào một thị trường mới, được thể hiện thông qua trường hợp của Grab và Uber. Do đó, nắm được và quản lý tốt những khác biệt và đặc trưng về văn hóa sẽ là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
Tuy nhiên, bài tiểu luận vẫn còn một số hạn chế và thiếu sót. Do đó, nhóm mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ cô nhằm hoàn thiện hơn bài tiểu luận và nâng cao hơn kiến thức về chuyên môn của mình.
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Anh
1.BANGKOK POST (2014), Monks in Rural Thailand, [online] BANGKOK POST, Available at: <Monk>. [Accessed 1 March 2022]. 2.BANGKOK POST (2020), Thailand's education system is in troubled
times, [online] BANGKOK POST, Available at: <Troubled times>. [Accessed 1 March 2022].
3.BANGKOK POST (2021), Education system failing, [online] Bangkok Post, Available at: <Failing> [Accessed 1 March 2022].
4.CNN Travel (2021), The world's 50 best foods, [online] CNN Travel , Available at: <Best foods> [Accessed 1 March 2022].
5. Chadwick, B., (2021). Business Etiquette in Thailand: Business
Tips
for Bangkok. [online] Silverdoorapartments.com. Available at: <Tips> [Accessed 2 February 2022].
6.Dumrongkiat Mala, (2018). Thai English proficiency drops. [online] https://www.bangkokpost.com. Available at: <Thai English proficiency drops > [Accessed 12 March 2022].
7.EPA (2017), Buddhist Monk Ordination in Thailand, [online] EPA, Available at: <Buddhist>. [Accessed 1 March 2022].
8.FACTS AND DETAIL (2019), BUDDHISM AND RELIGION IN
THAILAND, [online] FACTS AND DETAIL, Available at: <Buddhism and religion>. [Accessed 1 March 2022].
9.iJEP (2019), Challenges and Future Trends for Thai Education:
Conceptual Framework into Action, [online] iJEP, Available at:
<Education>. [Accessed 1 March 2022].
10. Instruction2.mtsac.edu, (2008). Negotiating International
Business - Thailand. [online] Available at: < Negotiating International Business > [Accessed 12 March 2022].
11. Midas PR. (2017). Business Etiquette in Thailand: A Short
Guide.
[online] Available at: <Guide> [Accessed 2 February 2022].
12. OpenDevelopmentThailand (2017), Sufficiency Economy
Philosophy:
Thailand’s Path towards Sustainable Development Goals, [online]
OpenDevelopmentThailand, Available at: <Goals> [Accessed 1 March 2022].
13. Office of the Education Council, (n.d). National Scheme of
Education, [online] Office of the Education Council, Available at:
<Office> [Accessed 1 March 2022].
14. Pat Awmack (2014), The Culture of Thai Cuisine, [online] WanderTours, Available at: <Thai Cuisine> [Accessed 1 March 2022].
15. Ramadori, C., (2020). Thailand Business Culture: What You
Need to
Know. [online] New Horizons Global Partners. Available at: <Need to Know> [Accessed 2 February 2022].
16. Thongpakdee (2005), Thailand’s Economic Development
and the
Philosophy of Sufficiency Economy [Accessed 1 March 2022].
Tài liệu Tiếng Việt
17. Anh Minh (2021), 'Luật ngầm' nơi bàn ăn ở Thái Lan, [online] VnExpress, Available at: <Luật ngầm> [Accessed 1 March 2022]. 18. Bình Giang (2020), 'Học sinh hư' Thái Lan đòi cải cách giáo
dục, [online] Tiên Phong, Available at: <Cải cách giao dục>. [Accessed 1 March 2022].
19. iTDR (2019), Triết lý nền kinh tế vừa đủ: Con đường Thái Lan
hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và bài học cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Việt Nam, [online] iTDR, Available at:
35
20. Khám phá Thái Lan, (n.d). 10 phong tục Thái Lan du khách
cần lưu ý, [online] Khám phá Thái Lan, Available at: <Khám phá> [Accessed 1 March 2022].
21. Lệ Thu (2019), Thái Lan: Bộ trưởng Giáo dục “vi hành” 2 tháng, Chính
phủ chi 16 tỷ USD cải tổ giáo dục, [online] Dân trí, Available at: <Cải tổ> [Accessed 1 March 2022].
22. Lửa Việt (2019), Văn hóa ẩm thực Thái Lan, [online] Lửa Việt,
Available at: <Ẩm thực> [Accessed 1 March 2022].
23. Ngọc Ánh (2020), Học sinh Thái Lan tổ chức biểu tình, [online] VnExpress, Available at: <Biểu tình> [Accessed 1 March 2022].
24. Quỳnh Dương (2021), Nét đẹp trong đời sống tâm linh ở Thái
Lan,
[online] Hà Nội mới, Available at: <Nét đẹp>. [Accessed 1 March 2022].
25. UNESCO (2016), Giáo dục ở Thái Lan: góc nhìn của OECD- UNESCO,
[online] UNESCO, Available at: <Góc nhìn> [Accessed 1 March 2022].
26. VCCI (2020), Hồ sơ thị trường Thái Lan, [online] VCCI, Available at: <Thái Lan>. [Accessed 1 March 2022].
27. VIETSENSE TRAVEL, (n.d). Nét đặc trưng trong nền văn
hóa Thái
Lan, [online] VIETSENSE TRAVEL, Available at: <Nét đặc trưng >. [Accessed 1 March 2022].
28. VietSense Travel, (n.d). Những điều cấm kỵ trong phong tục
Thái Lan, [online] VietSense Travel, Available at: <Cấm kỵ> [Accessed 1 March 2022].
29. Vân Huyền (2019), Thái Lan: “Giáo dục thực tế” lên ngôi, [online] Giáo
dục và thời đại, Available at: <Giáo dục thực tế> [Accessed 1 March 2022].
36