Tình hình chính trị hiện tại

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu văn hóa THÁI LAN và ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH (Trang 26)

Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.

Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho rất ít quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan.

Những năm gần đây, một loạt các cuộc biểu tình hiện đang diễn chống lại chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, bao gồm các yêu cầu cải cách chế độ quân chủ Thái Lan.

19

Phản ứng của chính phủ bao gồm việc áp dụng cáo buộc hình sự bằng cách sử dụng Sắc lệnh Khẩn cấp, bắt giữ tùy tiện và đe dọa cảnh sát, các chiến thuật trì hoãn, triển khai các đơn vị chiến dịch an ninh nội địa, kiểm duyệt phương tiện truyền thông và huy động các nhóm ủng hộ chính phủ và bảo hoàng. Chính phủ đã yêu cầu hiệu trưởng các trường đại học ngăn không để học sinh yêu cầu cải cách và nhận diện những người lãnh đạo biểu tình. Vào tháng 10, sau khi nhà Vua trở về từ Đức, biểu tình tiếp tục leo thang, khiến quân đội và cảnh sát được huy động để chống bạo động và bắt giữ hàng loạt người biểu tình.

20

CHƯƠNG 3: LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG TẠI THỊ

TRƯỜNG THÁI LAN 3.1. Phong cách ăn mặc

Nhìn chung, ngoại hình rất quan trọng đối với người Thái. Tại Bangkok - thủ đô của Thái Lan, trang phục công sở thường trang trọng và bảo thủ hơn so với những nơi còn lại.

3.1.1. Nam giới

Các doanh nhân Thái Lan có xu hướng mặc vest khi đi giao dịch. Trong những cuộc họp thì trang phục, đặc biệt là với nam giới, thường là comple tối màu, áo sơ mi trắng dài tay, cà vạt và giày da (họ không đi sandal khi đi giao dịch, tiếp khách vì coi đó là việc không tôn trọng đối tác, khách hàng). Trang phục màu tối (nâu, xám,...) thường được chấp nhận và kỳ vọng hơn các màu sáng hay các màu sặc sỡ. Tuy nhiên cần tránh mặc màu đen vì màu này thường chỉ được dùng trong tang lễ ở Thái. Vì vậy, khi đi dự những buổi họp kinh doanh, đàm phán không nên mặc thường phục, nên chọn trang phục tối màu và nghiêm túc, tránh sử dụng màu đen. Ngoài ra, nam giới có thể lựa chọn những chất liệu mát mẻ hơn như lụa hay cotton để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt

ở Thái Lan. Khi trời quá nóng, họ có thể cởi áo khoác ngoài và mang nó trên vai vì điều này có thể chấp nhận được ở Thái Lan và không bị coi là quá kém trang trọng.

3.1.2. Nữ giới

Những trang phục nên mặc khi tham gia các buổi họp với đối tác người Thái là: váy liền thân màu tối, xám hoặc trắng; chân váy dài qua đầu gối, áo blouse có thể che vai và cổ hoặc bộ đồ comple dành cho nữ (những bộ đồ kín đáo và bảo thủ).

Các nữ doanh nhân đôi khi có thể sử dụng trang phục đa dạng màu sắc hơn so với nam giới; tuy nhiên, họ tuyệt đối nên tránh mặc đồ có màu đỏ tươi.

Ngoài ra, nữ giới nên tránh mặc hàng dệt kim vì trang phục này gây nóng và đổ mồ hôi.

Người Thái thường quan tâm đến trang phục và phụ trang đi kèm, vì vậy nên chắc chắn rằng giày luôn được đánh bóng khi đi gặp đối tác.

3.2. Văn hóa tặng quà

Những món quà nhỏ cũng được đánh giá cao: Quà tặng không cần thiết

phải quá đắt tiền nhưng phải có giá trị tinh thần, điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với đối tác vì nó thể hiện tình hữu nghị và sự mến khách của người Thái. Vì vậy, trong kinh doanh đàm phán, doanh nhân nước ngoài có thể cân nhắc mang theo quà tặng, có thể là những món quà thông dụng hay đặc sản địa phương và khi được nhận quà, không nên mở quà ngay khi vừa được tặng.

Quà tặng nên được bọc gói thật đẹp và bắt mắt, nên dùng nơ và những dải ruy băng để tạo cảm giác vui vẻ khi tặng quà. Cần lưu ý, giấy gói quà nên tránh màu xanh lá cây, màu đen và xanh dương, vì những màu này thường dùng trong những buổi tang lễ và những quần áo tang. Thay vào đó, màu vàng - màu sắc được xem như là biểu tượng của sự vương giả có thể được cân nhắc khi sử dụng. Cuối cùng, chỉ nên sử dụng giấy gói quà màu đỏ nếu chúng ta biết rõ đối tác là người Thái gốc Hoa.

Những món quà được người Thái yêu thích là hoa, chocolate chất lượng cao hoặc hoa quả. Không nên tặng hoa cúc vạn thọ hoặc hoa cẩm chướng, vì theo phong tục của người Thái thì những loại hoa này chỉ nên sử dụng trong tang lễ. Ngoài ra, người Thái thường mừng tiền trong những đám cưới và lễ nhậm chức.

Đặc biệt, ở Thái Lan, khi tặng quà hoặc trao một thứ gì cho ai đó, hãy sử dụng cả hai tay bởi vì tại đất nước này, tùy tiện hay vô tình trao quà bằng một tay có thể bị coi là một sự xúc phạm nặng nề.

22

3.3. Văn hóa hội họp và phong tục kinh doanh

3.3.1. Về hội họp

Nên đặt lịch hẹn với đối tác ít nhất trước một tháng để đảm bảo các thành viên có thể sắp xếp tập trung đầy đủ. Xác nhận tham gia cuộc họp trước 1 ngày và đến gặp mặt đối tác kinh doanh đúng giờ là một điều rất quan trọng, điều này thể hiện sự tôn trọng với họ. Cần cố gắng đến buổi họp đúng giờ, nếu muộn thì không nên quá 15 phút vì việc đến muộn rất có khả năng sẽ để lại ấn tượng xấu trong mắt các đối tác Thái Lan. Đặc biệt, khi ở Bangkok, tình trạng ùn tắc diễn ra ở nhiều khu vực diễn ra tồi tệ suốt cả ngày, có thể khiến một chuyến đi ngắn thành một hành trình dài và dẫn đến sự chậm trễ đáng kể. Vì thế nên chuẩn bị đi sớm so với thời gian dự tính để tới cuộc họp đúng giờ.

Trước một cuộc họp hoặc một cuộc gặp gỡ với đối tác, nên gửi trước những tài liệu, thông tin về công ty đến cho đối tác, điều này giúp chỉ rõ vị trí của người tham gia và cũng giúp cho đối tác có đủ thời gian nghiên cứu và suy nghĩ trước về những tài liệu đã được cung cấp. Tất cả các tài liệu nên được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Thái (do có nhiều người Thái không giỏi tiếng Anh, và đối tác làm ăn có thể là một trong số đó).

Nên đứng cho đến khi được mời ngồi, điều này thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với đối tác người Thái.

Người Thái Lan thích cách giao tiếp gián tiếp và giữ thể diện, chú ý hơn tới những tín hiệu phi ngôn ngữ (biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ,...) và có ngữ cảnh trong giao tiếp khá đa dạng. Họ thường tránh làm người khác cảm thấy bị bối rối hoặc bị xúc phạm, vì vậy, họ thường sẽ không thừa nhận rằng họ không hiểu những điều người khác nói và tránh việc phản đối một cách công khai (đôi khi họ gật đầu chỉ để biểu thị việc họ đã nghe chứ không phải thể hiện sự đồng ý với ý kiến của đối tác), tránh đưa ra những câu trả lời mang nghĩa tiêu cực trước những câu hỏi của doanh nghiệp đối tác. Nó đồng nghĩa với việc người Thái Lan sẽ rất ít khi nói “Không”, và dẫn đến việc một đối tác nước ngoài sẽ có thể rời bàn họp và lầm tưởng rằng họ đã đạt được thỏa thuận cho đến khi nhận ra

23

rằng không hề có một bước tiến xa hơn nào trong công việc sau đó. Vì vậy, một lời khuyên cho doanh nghiệp kinh doanh quốc tế khi tiến hành đàm phán tại Thái Lan là nên có thêm một thông dịch viên đi cùng để chắc chắn rằng cả hai bên đều hiểu nhau và đi đến một hợp đồng có lợi.

3.3.2. Về việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh

Việc tạo dựng mối quan hệ là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết để tạo nên thành công trong kinh doanh, đàm phán và củng cố niềm tin của khách hàng tại Thái Lan. Những mối quen biết trong công việc kinh doanh và đàm phán rất được xem trọng tại Thái Lan, cũng tương tự việc duy trì chất lượng và hình ảnh của công ty.

Nhìn chung, văn hóa Thái Lan thoải mái hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Người Thái có thể hỏi các vấn đề liên quan đến cá nhân (ví dụ như về tuổi tác, gia đình và học vấn) nhằm tạo sự thân thiết, nhưng đây chỉ là một cách để họ hiểu rõ hơn về đối tác của mình. Vì thế, cần có tâm lý cởi mở ngay từ đầu để xây dựng một mối quan hệ kinh doanh thành công ở Thái Lan.

Trước khi người Thái đồng ý làm ăn, họ sẽ muốn phát triển mối quan hệ cá nhân với đối tác. Họ cần tin tưởng và có quan hệ với đối tác. Nhìn chung, người Thái thường muốn dành nhiều thời gian xây dựng mối quan hệ trước khi trao đổi thông tin chi tiết hoặc tiến đến cam kết thỏa thuận. Sự tiến triển trong mối quan hệ của người Thái diễn ra chậm và với lần gặp đầu tiên sẽ không có nhiều tiến triển như mong đợi, phải mất vài buổi gặp gỡ mới có thể tạo dựng được mối quan hệ thực sự với họ. Các cuộc họp đầu tiên có thể liên quan đến ăn uống và giải trí nhiều hơn là nói về công việc kinh doanh. Do vậy, trong các buổi họp đầu, nên nói về những điều khiến các đối tác Thái Lan hứng thú và thể hiện sự quan tâm chân thành đến cuộc sống của họ.

3.3.3. Về liên hệ và đàm phán

Tương tự nhiều quốc gia Châu Á khác, hệ thống cấp bậc và thâm niên ở Thái Lan có ý nghĩa quan trọng, do đó các nhân viên cao cấp và các doanh nhân sẽ muốn gặp những đại diện ở vị trí tương tự với họ, chứ không muốn gặp

24

những đại diện ở vị trí thấp hơn. Vì vậy, trong tất cả các vấn đề quan trọng nên liên hệ với người có chức vụ cao nhất.

Cũng vì sự coi trọng hệ thống thứ bậc, người Thái Lan luôn cố gắng xác định vị trí của đối tác trong hệ thống phân cấp để dành cho họ sự tôn trọng phù hợp. Để quá trình này diễn ra đơn giản hơn, người đại diện đàm phán cho doanh nghiệp có thể cung cấp danh thiếp (danh thiếp này đã hiển thị rõ vai trò và chức vụ của họ trong công ty) cho các đối tác Thái Lan.

Người Thái Lan dễ thương lượng và đàm phán. Trên thực tế, người Thái thích việc thỏa hiệp ngay cả khi điều đó là không cần thiết. Họ mong đợi những cam kết dài hạn từ các đối tác kinh doanh của họ và sẽ tập trung chủ yếu vào những lợi ích lâu dài. Mặc dù mỗi bên đều phải theo đuổi lợi ích tốt nhất của mình, nhưng người Thái không chấp nhận sự cạnh tranh và cố gắng đạt được các giải pháp đôi bên cùng có lợi, tránh đối đầu và luôn để lại lối thoát cho bên kia. Điều này cho thấy sự linh hoạt và sự sẵn sàng của người Thái trong việc điều tiết cho phù hợp với các đối tác kinh doanh. Thỉnh thoảng, khi ký kết hợp đồng, thỏa thuận có thể khác so với lúc đàm phán, đặc biệt nếu tình hình có thay đổi đột xuất (trong trường hợp cả hai bên đều có sự linh hoạt).

Người Thái thích mặc cả. Họ mong đợi sẽ làm được nhiều điều trong một cuộc đàm phán và có thể kết thúc nếu bạn từ chối. Họ có thể sử dụng một loạt các kỹ thuật đàm phán một cách khá thành thạo. Giai đoạn thương lượng của một cuộc đàm phán có thể rất rộng. Giá thường dao động hơn 40% giữa giá trị ban đầu và thỏa thuận cuối cùng.

3.4. Văn hóa ứng xử và giao tiếp

3.4.1. Văn hóa chào hỏi

Khi nói chuyện với người khác, người Thái thường sử dụng từ Khun trước tên của người đó. Ví dụ: Khun Somporn, Khun Mallee, hoặc Khun John (chứ không phải là Khun Smith). Khun trong tiếng Thái có nghĩa là “anh” hoặc “chị”. Hầu hết người Thái đều có biệt hiệu riêng và biệt hiệu này thường được sử dụng thay cho tên của họ.

25

Bên cạnh đó, cách thức chào trang trọng của người Thái Lan được gọi là “wai”, thông thường người có chức vị thấp hơn sẽ thực hiện nghi thức chào truyền thống này tới người có địa vị cao hơn. Đây là một cách chào rất trang trọng được thực hiện trong những nghi lễ, và mặc dù người Thái thường chào nhau bằng "wai" chứ không bắt tay, nhưng họ cũng sẽ bắt tay với các đối tác là người nước ngoài. Các doanh nhân nước ngoài không cần phải chào bằng "wai" trước, thậm chí khi nhận được "wai" từ đối tác người Thái, doanh nhân nước ngoài cũng không nhất thiết phải thực hiện wai đáp lễ - chỉ cần một nụ cười đơn giản cùng một cái gật đầu, thế nhưng nếu có thể chào lại họ theo đúng cách truyền thống của người Thái, chắc chắn điều này sẽ được họ sẽ đánh giá rất cao.

3.4.2. Văn hóa khi trao nhận danh thiếp

Có một lưu ý rằng khi chào hỏi, danh thiếp nên được đưa ra bằng tay phải. Nếu đối tác nước ngoài có thẻ song ngữ, hãy cầm mặt tiếng Thái hướng lên trên và trình bày với các ký tự quay mặt vào người kia. Khi nhận được danh thiếp, người Thái sẽ rất trân trọng ghi nhận và đọc một cách cẩn thận, đồng thời sẽ đưa ra những lời nhận xét một cách chân thành và lịch sự. Đây cũng là một cách đánh giá về thái độ của đối phương trong lần đầu gặp mặt.

Khi nhận được danh thiếp của đối tác Thái, hãy cầm thẻ bằng cả hai tay và dành một chút thời gian để nhìn vào thẻ. Việc đưa ra nhận xét tích cực có thể về thiết kế hay sự thuận tiện của thông tin được ghi trên thẻ như địa chỉ văn phòng, số điện thoại... cũng sẽ giúp đối tác nước ngoài ghi thêm điểm cộng trong mắt của đối tác Thái Lan,

3.4.3. Về ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi không lời

Cách giao tiếp của người Thái thường theo nghi thức và họ coi các cử chỉ khi giao tiếp quan trọng hơn cả lời nói. Vì vậy khi giao tiếp với mọi người, hãy luôn giữ thái độ kính trọng và lịch sự, điều này sẽ tạo nên những mối quan hệ hoà hợp, đây cũng chính là yếu tố rất quan trọng khi kinh doanh tại Thái Lan.

26

Ở Thái, những người được kính trọng nhất là những người có vị trí cao trong xã hội cũng như những người lớn tuổi nhất trong công ty. Vì vậy, để biết được địa vị của đối phương, họ thường sẽ hỏi một loạt câu hỏi trong lần đầu tiên gặp mặt. Đối với người nước ngoài, những câu hỏi này có vẻ rất riêng tư và đôi khi có thể gây khó chịu nhưng điều này chỉ là do họ muốn biết vị trí của đối phương trong các cấp bậc để có hành vi đối xử đúng mực nhất.

Ngôn ngữ cơ thể của một cá nhân có tầm quan trọng rất lớn trong giao tiếp của người Thái. Điều đầu tiên người Thái Lan chú ý về một cá nhân nào đó chính là thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ. Trong hợp tác làm ăn, đứng thẳng người và tập trung sự chú ý vào người đối diện là cách để thể hiện sự quan tâm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu văn hóa THÁI LAN và ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w