Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27 - 29)

* Tình hình nghiên cứu bệnh Ký sinh trùng

Tại Stewart Island, người ta đã phát hiện một số gà con 9 - 20 ngày tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với đơn bào Leucocytozoon.

Trong 91 mẫu máu chim sẻ được xét nghiệm ở thung lũng Jordan (Israel), người ta đã xác định tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon là 79%.

Ở Liên Xô, Nikitin N. K. và Artemenko M. N. (1927) trong khi kiểm tra máu chim trời ở Ucrain đã tìm thấy Leucocytozoon ở 7% số chim (trích Orlov F. M, 1975).

Huchzermeyer F. W và Sutherland B. (1978) lần đầu tiên đã phát hiện được Leucocytozoon smithi ở phía Bắc Châu Phi và tác giả cho rằng Simulium

nigritarse là ký chủ trung gian của ký sinh trùng này.

Morii T. và cs (1984) đã thử nghiệm lây nhiễm những thoi trùng Leucocytozoon được chiết từ tuyến nước bọt của dĩn, kết quả nhận thấy: các thoi trùng được phân lập vào ngày thứ 2 sau khi dĩn hút máu gia cầm bệnh thì không lây nhiễm được cho gà. Các thoi trùng được phân lập vào ngày thứ 3 thì có khả năng gây nhiễm cho gà.

Morii T. và cs (1986) đã phân lập các thoi trùng từ tuyến nước bọt

của Culicoides arakawa và gây bệnh cho gà. Kết quả thấy thoi trùng xuất hiện

trong ngoại vi máu gia cầm vào ngày thứ 15 và biến mất vào ngày thứ 26 sau khi gây nhiễm. Kháng nguyên hòa tan được tìm thấy trong huyết thanh của gà gây nhiễm trong khoảng 10 – 17 ngày và kháng thể tương đồng xuất hiện ở ngày thứ 17 sau gây nhiễm.

Nakamura K. và cs (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của Leucocytozoon trên gà đẻ nhận thấy: Leucocytozoon ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất trứng của gà, thậm chí có thể ngừng đẻ. Tím thấy một số lượng lớn thể phân liệt thế hệ 2 trong buồng trứng và ống dẫn trứng. Gây phù và làm giảm áp lực của các mô lận cận với các mô có đơn bào ký sinh.

* Tình hình nghiên cứu bệnh Cầu trùng

Theo các nhóm tác giả nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở gà Shirley W. M. và cs. (2005) [32]; Donal P. và cs. (2007) [23] và Intervet (2009) [26] đều cho rằng gà bị cầu trùng sẽ làm rối loạn tiêu hóa, các tế bào thượng bì của ruột bị tổn thương, không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả của việc chuyển hóa thức ăn và giảm tăng trọng…

* Tình hình nghiên cứu bện CRD

Nhiều tác giả đã nghiên cứu bệnh CRD gà tại một số nước trong khu vực Châu Á cho thấy: bệnh là do Mycoplasma gallisepticum (MG) và

Mycoplasma synoviae (MS) gây ra. Các tác giả đã dùng vắc xin nhược độc

phòng bệnh đạt hiệu quả kinh tế và tạo ra đàn gà sạch bệnh.

Năm 1979, Harbi và cs. [24] đã thông báo về kết quả phân lập và giám định mầm bệnh ở gà bị mắc bệnh CRD tại Sudan là do MG.

Năm 1984, Lin M. Y. và Kleven S. H. [28] đã nghiên cứu đánh giá khả năng tạo miễn dịch của các chủng vắc xin nhược độc cho thấy các loại vắc xin nhược độc có hiệu quả phòng bệnh cho gà con.

Việc lưu thông hàng hóa giữa các nước, đặc biệt là xuất, nhập khẩu trứng và gà giống đã tạo điều kiện cho bệnh CRD lây lan mạnh.

Năm 1898, Nocard E. và cs. lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bò bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm phổi màng phổi (PPO: Pleuropneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từ các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại

viêm phổi màng phổi (Pleuropneumonia like organism). Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma (dẫn theo Nguyễn Lân Dũng và cs. 2007) [2].

CRD được Dobb (người Hà Lan) phát hiện lần đầu tiên ở gà Tây vào năm 1905. Đến năm 1935, Nelson J.B. và Gibbs đã phân lập được MG là loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu. Năm 1952, bác sỹ Van Roekei đã tiến hành nuôi cấy và tìm hiểu rõ về đặc tính của loại vi khuẩn này. Tiếp đó là hai bác sỹ Adler và Yamato phát hiện ra vi khuẩn MG gây CRD cùng loại với

Mycoplasma gây bệnh viêm xoang truyền nhiễm. Họ cũng đã thấy mức độ

nghiêm trọng khi cùng một lúc gà nhiễm hai loại vi khuẩn này (Theo Hoàng Huy Liệu, 2002) [14].

Theo Harry và Yoder (1943) [25], thì sự nhiễm Mycoplasma thường liên quan nhiều đến môi trường và các tác nhân gây bệnh có liên quan. Cũng theo các tác giả này thì sự tiếp xúc giữa các gia cầm mẫn cảm với các gà tây mang trùng làm bệnh xảy ra. Bệnh cũng truyền dọc, qua trứng do gà mẹ mang mầm bệnh.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)