Các chỉ tiêu và phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 33)

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Danh mục các loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong các trại. - Số lượng đầu gia cầm nuôi tại huyện Đồng Hỷ.

- Số lượng gia cầm được tiêm phòng vacxin

- Số lượng gia cầm được mổ khám, quan sát triệu chứng, bệnh tích. - Số lượng gia cầm được chẩn đoán, điều trị.

3.4.2. Phương pháp tiến hành

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi gà thịt và sử dụng kháng sinh của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Để đánh giá thực trạng chăn nuôi gà và sử dụng kháng sinh của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, em đã tiến hành thu thập thông tin từ việc điều tra trực tiếp các hộ chăn nuôi gà của một số xã trong quá trình đến thăm khám và điều trị bệnh cho đàn gà cùng anh chị của đại lý.

3.4.2.2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà thịt

Trong quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh cho gà ở các trang traị, phương pháp khám mà em thường sử dụng như sau:

* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng đối với gà bị bệnh

- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng trong khám lâm sàng thú y. Khi quan sát đàn gà cần quan sát cẩn thận để nhận biết được trạng thái sức khỏe của đàn gà, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc và các triệu chứng khác của con vật. Ngoài ra quan sát trạng thái và mầu sắc của phân trên nền chuồng. Từ đó có thể giúp ta sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh. Khi quan sát đàn gà nên quan sát từ xa đến gần, nên quan sát dưới ánh sáng ban ngày.

- Phương pháp nghe: Để chẩn đoán gà bị bệnh đường hô hấp, sử dụng phương pháp nghe, dùng tai, áp sát gần vào cơ thể gà để nghe tiếng thở, nhịp thở của gà.

* Phương pháp mổ khám chẩn đoán bệnh trên gà: Việc này sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc điều trị đàn gia cầm.

- Khám tổng thể bên ngoài.

+ Kiểm tra thể trạng của gà nghi mắc bệnh xem gầy hay béo.

+ Kiểm tra phần đầu: Dịch mũi, màu sắc mào, dịch nhầy ở mắt và miệng. + Khám lông da.

- Mổ khám.

+ Làm chết gia cầm bằng cách bẻ cổ, sau đó cắt tiết + Làm ướt lông và da của gia cầm

+ Đặt gia cầm nằm ngửa: Mở mỏ, cắt dọc cổ theo thực quản để kiểm tra hầu họng. Sau đó cắt vùng da háng, bẻ doãng chân ra hai bên, mở xác gia cầm quan sát, tạo một lỗ khuyết áo ở cuối chạc xương đòn, rạch thẳng qua xương đòn, cắt dọc theo xương sườn, nâng chạc xương đòn về phía đầu, quan sát túi khí và các cơ quan (tim và gan), quan sát các cơ quan trước khi tiến hành mổ xẻ và lấy mẫu.

+ Quan sát cơ quan tiêu hóa: Cần quan sát dạ dày tuyến và dạ dày cơ, quan sát niêm mạc, chất chứa và tìm những bệnh tích xuất huyết hay lở loét, tiếp đến quan sát manh tràng, hồi tràng, trực tràng (quan sát niêm mạc và chất chứa trong ruột). Kiểm tra gan và túi mật, quan sát hình dáng, mầu sắc của tuyến tụy và độ rắn chắc của túi mật.

+ Quan sát cơ quan hô hấp: Quan sát trạng thái của khí quản, quan sát phổi và khám các túi khí vùng ngực, bụng.

+ Quan sát hệ thống sinh dục: Quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con mái và quan sát tinh hoàn, vị trí, mầu sắc, kích thước đối với con trống.

- Quan sát cơ quan miễn dịch: Quan sát hình dáng, mầu sắc, kích thước và độ rắn chắc của lách.

- Quan sát túi Fabracius ở gần hậu môn: Quan sát hình dáng, kích thước và màng nhày của túi Fa....

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở thực tập

Trong quá trình thực tập, em được phân công làm việc tại các bộ phận khác nhau nhằm phục vụ cho chuyên đề của mình. Kết quả các công việc thực hiện trong quá trình thực tập được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở

STT Công việc thực hiện Ngày Kết quả

1 Tập huấn kỹ năng mềm, hỗ trợ hội thảo và

tìm hiểu về các loại thuốc thú y 10 Đạt yêu cầu

2

Hỗ trợ các trang trại thực hiện phòng bệnh

bằng vacxin 45 Đạt yêu cầu

3 Giao thuốc cho các trang trại và các đại lý

cấp II 80 Đạt yêu cầu

4 Sắp xếp, vệ sinh hàng hóa 20 Đạt yêu cầu

Từ bảng 4.1 cho thấy: Em được tham gia các chương trình tập huấn về kĩ năng mềm, kỹ năng ứng xử, hỗ trợ tổ chức 10 hội thảo. Công việc này giúp em thêm tự tin, tăng cường kỹ năng giao tiếp và hoàn thiện bản thân.

Công việc em thực hiện nhiều nhất là hỗ trợ anh chị ở sắp xếp, vệ sinh hàng hóa có ở quầy thuốc 20 ngày, giao hàng cho các trang trại và đại lý cấp II 80 ngày. Qua đó, có cơ hội thực hiện các khảo sát trong chuyên đề để đưa ra đánh giá thật khách quan.

Ngoài ra em còn hỗ trợ các trang trại thực hiện phòng bệnh bằng vacxin theo đúng quy trình 45 ngày.

4.2. Kết quả đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái nguyên năm 2020 Đồng Hỷ - tỉnh Thái nguyên năm 2020

Trong thời gian thực tập tại quầy thuốc Khương Huệ, em được đi theo anh chị kỹ thuật thị trường của quầy thuốc đến các trang trại chăn nuôi để tư vấn kỹ thuật chăn nuôi gà và tư vấn sử dụng các loại thuốc. Trong quá trình đi giao hàng, em đã tiếp cận với người chăn nuôi, điều tra tình hình sử dụng kháng sinh, điều tra quy mô, số lượng cũng như các giống gà mà các trại thường nuôi.

4.2.1. Kết quả đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh

4.2.1.1. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong các trại chăn nuôi gà

Kết quả đánh giá một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong các trại chăn nuôi gà được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong các trại chăn nuôi gà

Tiêu chí Số trại (n = 20) Tỷ lệ (%) Mục đích sử dụng kháng sinh Phòng - trị bệnh 20 100 Tăng trọng 0 0 Lựa chọn kháng sinh Kinh nghiệm 7 35,00

Hướng dẫn của nhà sản xuất 7 35,00 Theo đơn của bác sĩ thú y 6 30,00 Quyết định liều

lượng kháng sinh

Kinh nghiệm 9 45,00

Hướng dẫn của nhà sản xuất 3 15,00 Theo đơn của bác sĩ thú y 8 40,00 Thời gian ngừng

thuốc trước khi xuất chuồng

Kinh nghiệm 13 65,00

Hướng dẫn của nhà sản xuất 5 25,00 Theo đơn của bác sĩ thú y 2 10,00 Phối hợp kháng sinh

Kinh nghiệm 10 50,00

Hướng dẫn của nhà sản xuất 2 10,00 Theo đơn của bác sĩ thú y 8 40,00

Kết quả 4.2 cho thấy: Trong số 20 trang trại chăn nuôi được điều tra, 100% các trại chăn nuôi có sử dụng kháng sinh với mục đích phòng trị bệnh. Việc lựa chọn loại kháng sinh, quyết định liều lượng, thời gian ngừng thuốc trước khi xuất chuồng và phối hợp kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người chăn nuôi (35%, 45%, 65%, 50%). Điều này dẫn đến việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý như vậy có thể tạo ra các sản phẩm chăn nuôi không đảm bảo an toàn cho con người, dẫn tới sự nảy sinh và phát triển về tính kháng thuốc của vi khuẩn. Có khoảng 10 - 40% trang trại chăn nuôi gà thịt lựa chọn kháng sinh, quyết định liều lượng kháng sinh, phối hợp kháng sinh, thời gian ngừng thuốc trước khi xuất chuồng theo đơn thuốc của bác sĩ thú y. Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị động vật ốm ở Việt Nam, ngoại trừ các trang trại lớn, hầu hết việc lựa chọn loại thuốc, quyết định liều lượng, đường đưa thuốc vào cơ thể, khoảng thời gian điều trị, việc kết hợp các loại thuốc,… đều được dựa trên kinh nghiệm của chính người chăn nuôi và những thông tin thương mại in trên bao bì sản phẩm thuốc thú y.

4.2.1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà

Sản xuất thực phẩm động vật an toàn phải bắt đầu từ vật nuôi khỏe mạnh. Người chăn nuôi bị áp lực bởi các mầm bệnh trong chăn nuôi động vật. Khi vật nuôi có nguy cơ bị bệnh thì kháng sinh là một công cụ mà người chăn nuôi có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe vật nuôi nhằm đảm bảo rằng vật nuôi được khỏe mạnh khi đưa vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã bắt đầu điều tra tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ chăn nuôi. Kết quả điều tra các loại kháng sinh được sử dụng trong các trại chăn nuôi được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả điều tra tình hình sử dụng kháng sinh STT Kháng sinh Số trại (n = 20) Tỷ lệ (%) 1 Doxycycline 18 90,00 2 Sulfamid 10 50,00 3 Tylosine 9 45,00 4 Amoxcline 13 65,00 5 Colistine 11 55,00 6 Flophenicol 12 60,00 7 Ceftiofur 6 30,00 8 Neomycine 4 20,00 9 Tilmicosin 10 50,00 10 Gentamycine 6 30,00 11 Diclazu 3 15,00 12 Enrofloxacine 8 40,00 13 Kháng sinh khác 4 20,00

Kết quả trình bày ở bảng 4.3 cho thấy: Có 13 loại kháng sinh được sử dụng trong các trại chăn nuôi. Trong đó, có 7 loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gà là doxycycline (90%), sulfamid (50%), tylosine (45%), amoxcline (65%), flophenicol (60%), tilmicosin (50%), colistine (55%).

4.3. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Đồng Hỷ là huyện có điều kiện tự nhiên là đồi núi thấp xen kẽ với đồng bằng nên nơi đây rất thích hợp chăn nuôi gà thả vườn. Cơ cấu chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ từ 500 - 20.000 con. Theo thống kê của cổng thông tin điện tử huyện Đồng Hỷ thì tính đến tháng 3 năm 2021 huyện Đồng Hỷ có khoảng 540 hộ chăn nuôi gia cầm. Hiện

nay huyện Đồng Hỷ đang tập trung chăn nuôi hai loại giống gà chính đó là gà lai Chọi và gà lai Hồ. Đã có rất nhiều hộ gia đình chuyển chăn nuôi từ gà lai Chọi sang chăn nuôi gà lai Hồ vì theo ý kiến của người chăn nuôi thì gà lai Hồ chóng lớn, nặng cân hơn gà lai Chọi và cũng dễ bán hơn.

Gà thịt lông màu tại Đồng Hỷ được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn thả ra đồi, môi trường tự nhiên rộng lớn cho phép gà tự do vận động, sức đề kháng tốt hơn so với gà nuôi nhốt công nghiệp. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại Đồng Hỷ vẫn chưa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm nào do sự vào cuộc sớm từ ban lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết thay đổi thất thường cộng với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 mà người chăn nuôi đã gặp phải không ít khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi, giá thuốc tăng và gà thường xuyên mắc bệnh.

4.4. Kết quả thực hiện quy trình chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà ở quầy thuốc Khương Huệ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên quầy thuốc Khương Huệ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

4.4.1. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vắc xin, thuốc cho gà lông màu lông màu

Để phát triển chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế, an toàn cho môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người trong tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp là một trong những mong muốn mà người chăn nuôi, người quản lý hướng tới. Tiêm phòng vắc xin cho gia cầm là một trong những yếu tố làm hạn chế dịch bệnh cũng như công tác quản lý dịch bệnh được tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, hình thành cho người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong thời gian thực tập, em được đến hỗ trợ các trại nuôi gà phòng bệnh bằng vắc xin. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vacxin cho gà

Ngày tuổi Loại vacxin Phòng bệnh

Số lượng (đàn) Kết quả Số lượng thực hiện (đàn) Tỷ lệ (%) An toàn (%) 1 MAREK Marek 20 20 98 100 3 LIVACOX T hoặc SCOCVAC 4 hoặc FORTEGRA Cầu trùng 20 20 65 100 5 ( IB88 + IB H120) Hoặc ( IBIRD + IB H120) Hoặc (IB491 + IB Ma5) Viêm phế quản truyền nhiễm + IB biến chủng 20 20 90 100 7 NEW L

Hoặc AVINEW Newcatsle 20 20 95 100

10 H5N1 Re5 TTV Cúm gia cầm 20 20 95 100

Gumbo L Gumboro 20 20 95 100

12 Nemovac hoặc SHS Hội chứng sưng phù

đầu do virus 20 20 85 100

17 IBD M Gumboro 20 20 90 100

Đậu Đậu 20 20 95 100

21 CLONE IB Newcastle,viêm phế

quản truyền nhiễm 20 20 95 100

28 ND IB H9

Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm,

cúm gia cầm

20 20 90 100

35 ILT

Viêm thanh khí quản

truyền nhiễm 20 20 90 100

H5N1 Cúm gia cầm 20 20 95 100

42 CORYZA Sổ mũi truyền nhiễm 20 20 100 100

70 AVINEW

hoặc CLONE IB

Newcastle,viêm phế

quản truyền nhiễm 20 20 96 100

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng kháng sinh cho gà

Ngày tuổi Tên thuốc Liều lượng và

cách dùng Phòng bệnh 2 - 6 - Ampicoli - Biocillin - Amoxcillin 20 - Doxy - Tylodox - Enro - Flor 25

Hoà nước uống trong 3h Salmonella,E.coli, phân xanh,phân trắng, Hen (CRD) 20 96 100 12 - 16 22 - 26 32- 36 Sau đó dịnh kỳ 15 ngày dùng 3 - 5 ngày liên tục.

Kết quả ở bảng 4.4 và bảng 4.5 cho thấy: Qua đợt thực tập, em được tham gia cùng với cán bộ kỹ thuật thị trường đến các trang trại ra trại chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn để tư vấn dùng thuốc và hỗ trợ làm vacxin, điều trị bệnh cho đàn gà.

Qua thực tế làm việc tại các trang trại, em nhận thấy, các trang trại nuôi gà thả vườn rất tự giác trong việc thực hiện quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cho đàn gà. Quy trình làm vacxin được các hộ chăn nuôi kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện cẩn thận vì vậy hiệu quả phòng bệnh cao.

Cũng qua đợt thực tế này, bản thân em được trực tiếp tham gia làm vacxin cho các trang trại, em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vacxin để đạt hiệu quả cao cụ thể như:

- Thực hiện nghiêm ngặt lịch làm vacxin, tuyệt đối không được bỏ qua một giai đoạn làm vắc xin nào để hiệu quả vacxin mới phát huy được tác dụng. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày làm vacxin.

- Chỉ nên sử dụng vắc xin cho đàn gà khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn gà đang bị bệnh thì không nên sử dụng vacxin phòng bệnh, nếu dùng vacxin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật.

- Để giảm stress cho gà, trước và sau khi làm vacxin nên cho gà uống thêm điện giải. Tuyệt đối không cho đàn gà uống nước có sử dụng thuốc sát trùng (nước máy thường có chất sát trùng).

Khi pha vacxin thao tác pha phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay, khi pha nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ của vacxin.

Đối với những gia đình nuôi với quy mô lớn, trang trại thường pha vacxin cho gà uống (đối với những loại có thể sử dụng theo đường uống), trước khi cho uống thường cho gà nhịn khát khoảng 1 - 2 giờ để gà khát nước khi cho uống vacxin gà sẽ uống hết trong khoảng thời gian ngắn nhất. Lượng nước pha với vacxin phải tính toán sao cho đàn gà có thể uống hết trong vòng 1 - 2 giờ sau khi pha, như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến tác dụng của vacxin.

Đối với vacxin phải sử dụng theo đường tiêm, những trang trại nhỏ nuôi

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)