Một số triệu chứng điển hình của các bệnh trực tiếp mổ khám trên đàn

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 43 - 45)

đàn gà trong thời gian thực tập

Trong thời gian thực tập tại quầy thuốc và một số trại, em đã được tham gia cùng các anh chị quầy thuốc đến thăm khám bệnh cho các đàn gà của các trang trại. Trong quá trình đó, em đã gặp một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Các triệu trứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh

Tên bệnh Triệu chứng lâm sàng Số lượng gà kiểm tra Số gà có triệu chứng bệnh Tỷ lệ (%) Ký sinh trùng Gà ủ rũ, lông xù 15 15 100 Sốt cao 15 13 86,66

Phân khô hoặc phân loãng có màu xanh 15 7 46,66

Mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt 15 10 66,66

CRD

Chảy nước mắt nước mũi, kêu xao xác 25 25 100

Gà kéo dài cổ ra để thở, sau đó chết 25 15 60,00

Da màu xanh tím 25 3 12,00

Dính 2 mắt lại, do viêm kết mạc 25 15 60,00

Cầu trùng

Gà đi ỉa, phân lẫn máu 22 20 90,91

Gà gầy, bỏ ăn, hoặc ăn ít 22 18 81,82

Nằm tụm đống kêu khác lạ. 22 15 68,18

Thiếu máu: mào, da nhợt nhạt 22 11 50,00

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Trong số các bệnh thường gặp ở gà thả vườn, có 3 bệnh điển hình thường gặp là: Viêm thanh khí quản truyền nhiễm, Cầu trùng, Ký sinh trùng. Một trong những bệnh rất điển hình ở gà thịt đó là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm của gà. Những gà bị bệnh thường hay có triệu chứng điển hình khi quan sát là gà chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, hoặc thở khò khè. Mắt có hiện tượng lèm nhèm, dính lại với nhau do quá trình bị viêm kết mạc mắt nên hai mắt dính chặt vào nhau. Một số gà chết, xác chết thường có mầu xanh do gà bị thiếu oxy. Trong quá trình chẩn đoán lâm sàng, chúng em chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng điển hình để phân biệt bệnh. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả thì cần phải mổ khám bệnh tích để có kết luận chính xác nhất. Đối với bệnh Cầu trùng, đây là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở tất cả các loại gà và ở tất cả các lứa tuổi. Triệu chứng lâm sàng điển hình nhất để phân biệt và nhận biết được gà bị cầu trùng đó là dựa vào quan sát trạng thái phân gà, đối với gà bị cầu trùng 100% số gà quan sát đều có hiện tượng đi ỉa, phân có mầu nâu thẫm, hoặc lẫn máu tươi, gà thường rất gầy, đối với những gà chết, khi quan sát xác chết 100% số gà này đều rất gầy, do gà ăn ít hoặc không ăn, mất máu. Bệnh thường không gây chết đột ngột, mà kéo dài và làm cho gà suy kiệt sức khỏe rồi dẫn đến chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 70 - 80%. Đối với bệnh ký sinh trùng, gà bị bệnh thường hay kém ăn, ủ rũ, mào tích nhợt nhạt, phân khô hoặc phân loãng có màu xanh. Gà hay bị mất thăng bằng, thở nhanh và có tình trạng thiếu máu. Khi gà mắc bệnh, thiệt hại không chỉ là những điều trước mắt có thể nhìn thấy, đo đếm được như tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ chết…mà nó chủ yếu là những hậu quả kéo theo về sau này như tăng trọng giảm, giảm đẻ, thiếu máu, suy giảm miễn dịch và bội nhiễm các bệnh nguy hiểm khác làm tỷ lệ chết tăng cao.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)