4.2.1.1. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong các trại chăn nuôi gà
Kết quả đánh giá một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong các trại chăn nuôi gà được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong các trại chăn nuôi gà
Tiêu chí Số trại (n = 20) Tỷ lệ (%) Mục đích sử dụng kháng sinh Phòng - trị bệnh 20 100 Tăng trọng 0 0 Lựa chọn kháng sinh Kinh nghiệm 7 35,00
Hướng dẫn của nhà sản xuất 7 35,00 Theo đơn của bác sĩ thú y 6 30,00 Quyết định liều
lượng kháng sinh
Kinh nghiệm 9 45,00
Hướng dẫn của nhà sản xuất 3 15,00 Theo đơn của bác sĩ thú y 8 40,00 Thời gian ngừng
thuốc trước khi xuất chuồng
Kinh nghiệm 13 65,00
Hướng dẫn của nhà sản xuất 5 25,00 Theo đơn của bác sĩ thú y 2 10,00 Phối hợp kháng sinh
Kinh nghiệm 10 50,00
Hướng dẫn của nhà sản xuất 2 10,00 Theo đơn của bác sĩ thú y 8 40,00
Kết quả 4.2 cho thấy: Trong số 20 trang trại chăn nuôi được điều tra, 100% các trại chăn nuôi có sử dụng kháng sinh với mục đích phòng trị bệnh. Việc lựa chọn loại kháng sinh, quyết định liều lượng, thời gian ngừng thuốc trước khi xuất chuồng và phối hợp kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người chăn nuôi (35%, 45%, 65%, 50%). Điều này dẫn đến việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý như vậy có thể tạo ra các sản phẩm chăn nuôi không đảm bảo an toàn cho con người, dẫn tới sự nảy sinh và phát triển về tính kháng thuốc của vi khuẩn. Có khoảng 10 - 40% trang trại chăn nuôi gà thịt lựa chọn kháng sinh, quyết định liều lượng kháng sinh, phối hợp kháng sinh, thời gian ngừng thuốc trước khi xuất chuồng theo đơn thuốc của bác sĩ thú y. Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị động vật ốm ở Việt Nam, ngoại trừ các trang trại lớn, hầu hết việc lựa chọn loại thuốc, quyết định liều lượng, đường đưa thuốc vào cơ thể, khoảng thời gian điều trị, việc kết hợp các loại thuốc,… đều được dựa trên kinh nghiệm của chính người chăn nuôi và những thông tin thương mại in trên bao bì sản phẩm thuốc thú y.
4.2.1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà
Sản xuất thực phẩm động vật an toàn phải bắt đầu từ vật nuôi khỏe mạnh. Người chăn nuôi bị áp lực bởi các mầm bệnh trong chăn nuôi động vật. Khi vật nuôi có nguy cơ bị bệnh thì kháng sinh là một công cụ mà người chăn nuôi có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe vật nuôi nhằm đảm bảo rằng vật nuôi được khỏe mạnh khi đưa vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã bắt đầu điều tra tình hình sử dụng kháng sinh tại các hộ chăn nuôi. Kết quả điều tra các loại kháng sinh được sử dụng trong các trại chăn nuôi được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả điều tra tình hình sử dụng kháng sinh STT Kháng sinh Số trại (n = 20) Tỷ lệ (%) 1 Doxycycline 18 90,00 2 Sulfamid 10 50,00 3 Tylosine 9 45,00 4 Amoxcline 13 65,00 5 Colistine 11 55,00 6 Flophenicol 12 60,00 7 Ceftiofur 6 30,00 8 Neomycine 4 20,00 9 Tilmicosin 10 50,00 10 Gentamycine 6 30,00 11 Diclazu 3 15,00 12 Enrofloxacine 8 40,00 13 Kháng sinh khác 4 20,00
Kết quả trình bày ở bảng 4.3 cho thấy: Có 13 loại kháng sinh được sử dụng trong các trại chăn nuôi. Trong đó, có 7 loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gà là doxycycline (90%), sulfamid (50%), tylosine (45%), amoxcline (65%), flophenicol (60%), tilmicosin (50%), colistine (55%).