Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 45 - 46)

Đề có phác đồ điều trị chính xác, ngoài việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng trên gà mắc bệnh, em còn mổ khám gà để kiểm tra các cơ quan bên trong. Kết quả mổ khám bệnh tích của gà mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh

Tên bệnh Cơ quan, bộ

phận của gà Biểu hiện bệnh tích

Số lượng gà mổ khám Số lượng gà có bệnh tích điển hình Tỷ lệ (%) Ký sinh trùng Cơ đùi và

cơ ngực Viêm xuất huyết 15 15 100

Lách

Sưng to gấp 2 lần bình thường, trên bê mặt có điểm

xuát huyết hoặc hoại tử

15 10 66,67

Tuyến tụy Sưng và xuất huyết 15 7 46,67

Cầu trùng

Thành ruột Sưng dày lên, có những nốt

xuất huyết 22 22 100

Manh tràng Phình to, chứa đầy hơi và

máu, viêm xuất huyết 22 20 90,90

Niêm mạc ruột non

Trên bề mặt có nhiều điểm

trắng đỏ 22 22 100

CRD

Đầu, mắt Mắt gà sưng, chảy nước

mắt, nước mũi 25 25 100

Phổi, túi khí Phù thũng, viêm 25 22 88,00

Màng bao

tim Viêm 25 18 72,00

Khí quản Nhiều dịch viêm có màu

hơi vàng 25 25 100

Đối với bệnh ký sinh trùng đường máu, xác gà gầy; trên cơ đùi, cơ ngực có nốt xuất huyết. Ngoài ra còn máu loãng khó đông. Lách sung tó gấp 2 lần ình thường, trên bề mặt có các điểm xuất huyết hoặc hoại tử. Tuyến tụy, gan, thận… sưng và xuất huyết.

Đối với bệnh cầu trùng của gà, đây là bệnh điển hình nhất có thể chẩn đoán bằng lâm sàng. Khi mổ khám sẽ giúp người chăn nuôi biết chính xác tình trạng của bệnh. Bệnh tích điển hình nhất của bệnh khi khám cơ quan tiêu hóa đó là toàn bộ bề mặt của ruột non bị sung huyết, có các mạch máu nổi lên trên bề mặt. Nếu gà bị nặng tình trạng này nhìn rất rõ. Hai manh tràng phình to, chứa đầy hơi và có máu. Khi cắt ruột ra để kiểm tra niêm mạc ruột sẽ thấy trên bề mặt ruột non có nhiều điểm trắng xám, xuất huyết rõ rệt, chất chứa trong manh tràng chủ yếu là máu. Phần ruột già khi kiểm tra niêm mạc thấy có thể có hiện tượng hoại tử đối với trường hợp gà bị cầu trùng nặng.

Bệnh cầu trùng có thể mắc ở tất cả các loại gà và lứa tuổi khác nhau, vì vậy việc dùng thuốc để phòng cầu trùng cho gà trong thời gian nuôi là rất cần thiết.

Đối với bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: ngoài triệu chứng lâm sàng như mắt gà sưng, mắt, mũi chảy nước, thì khi mổ khám cơ quan hô hấp thấy bệnh tích điển hình biểu hiện trên cơ quan hô hấp như: đường dẫn khí có nhiều dịch mầu hơi vàng, phổi và túi khí có hiện tượng viêm, phù thũng, một số gà khi kiểm tra màng bao tim có hiện tượng viêm màng bao tim. Vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ đó là vệ sinh chuồng trại kết hợp sử dụng kháng sinh để điều trị và sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho gà.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)