Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)

Trong quá trình thăm khám và mổ khám một số gà mắc bệnh, trên cơ sở các bệnh tích điển hình của gà mắc bệnh, em xác định được đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với một số bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả Tên bệnh Thuốc điều trị Liệu trình Số gà được điều trị (con) Số gà điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi % CRD Tylan_Dox 200 1g/12 kg TT. Pha uống 3 - 5 ngày liên tục. 6000 5880 98,00 Brom long đờm 1g/10 kg TT. Pha uống 3 - 5 ngày liên tục. Điện giải thảo dược

1g/4 kg TT. Pha uống 3 - 5 ngày liên tục.

Para C 1g/3 kg TT. Pha uống 1 - 3 ngày

liên tục.

Cầu trùng

Dizincoc-La

1ml/1,5 lít nước. Pha nước uống 3 ngày liên tục sau đó cho nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục cho uống 2 - 3 ngày nữa.

9000 8790 97,66

Para C 1g/3 kg TT. Pha uống 1 - 3 ngày

liên tục.

Vitamin K 1g/10kg TT. Pha nước uống 5

ngày liên tục. Điện giải

thảo dược

1g/4 kg TT. Pha uống 3 - 5 ngày liên tục.

sinh trùng

S-tri 1g/5 - 7 kg TT. Pha nước uống

liên tục trong 3 - 5 ngày.

5000 4850 97,00

Para C 1g/3 kg TT. Pha uống 1 - 3 ngày

liên tục. Điện giải

thảo dược

1g/4 kg TT. Pha uống 3 - 5 ngày liên tục.

Trong quá trình mang thuốc đến cho các hộ chăn nuôi điều trị bệnh cho gà mắc bệnh, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh mà mức độ mắc bệnh của đàn gà thì thời gian điều trị của từng đàn có thể khác nhau. Qua bảng 4.8 cho thấy một số phác đồ điều trị bệnh cho gà hiệu quả, số gà chết ít. Tỷ lệ gà khỏi của bệnh CRD là 98,00%, bệnh cầu trùng là 97,66% và bệnh ký sinh trùng là 97,00%.

Tuy nhiên, qua quá trình điều trị thì số gà mắc bệnh giảm đi rõ rệt, thông qua thăm khám lâm sàng không còn thấy các triệu chứng của gà mắc bệnh, từ đó có thể đưa ra kết luận chung là đàn gà khỏi bệnh.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Trải qua quá trình thực tập tại đại lý Khương Huệ huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên của công ty cp dược phẩm Thái Việt Pharma, được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc công ty, anh chị ở đại lý và giáo viên hướng dẫn em đã được tiếp cận với thực tiễn sản xuất. Các kết quả đã được thực hiện được là:

- Tiến hành các công việc tại cơ sở như: tập huấn kĩ năng mềm 10 ngày, hỗ các trang trại thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin 45 ngày, giao thuốc cho các trang trại và đại lý cấp II 80 ngày, sắp xếp vệ sinh hàng hóa 20 ngày.

- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong các trại chăn nuôi gà 100% các trại chăn nuôi có sử dụng kháng sinh với mục đích phòng trị bệnh. Việc lựa chọn loại kháng sinh, quyết định liều lượng, thời gian ngừng thuốc trước khi xuất chuồng và phối hợp kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người chăn nuôi (35%, 45%, 65%, 50%). Có khoảng 10 - 40% trang trại chăn nuôi gà thịt lựa chọn kháng sinh, quyết định liều lượng kháng sinh, phối hợp kháng sinh, thời gian ngừng thuốc trước khi xuất chuồng theo đơn thuốc của bác sĩ thú y.

- Có 7 loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gà là doxycycline (90%), sulfamid (50%), tylosine (45%), amoxcline (65%), flophenicol (60%), tilmicosin (50%), colistine (55%).

- Đánh giá tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đa số chăn nuôi theo hộ gia đình và quy mô vừa và nhỏ 500 - 20.000 con với khoảng 500 hộ chăn nuôi gia cầm. Hai giống gà được nuôi chủ yếu là gà lai Chọi và gà lai Hồ.

- Thực hiện phòng bệnh thuốc và vắc xin cho 20 đàn gà trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Gà bị bệnh CRD là đầu mắt sưng, chảy nước mắt, khí quản nhiều dịch viêm, phổi phù thũng và viêm. Gà bị bệnh cầu trùng là thành ruốt dầy, có nốt xuất huyết, manh tràng phình to, viêm xuất huyết, niêm mạc ruột non ở bề mặt có nhiều điểm trắng xám, niêm mạc ruột già bề mặt có nhiều điểm trắng hoặc bị hoại tử. Đối với gà bị Ký sinh trùng kém ăn, ủ rũ, sốt cao, mao tích nhợt nhạt, phân khô có màu xanh. Số lượng gà mắc bệnh trong đàn tăng dần. Gà có biểu hiện chảy máu ở miệng và chết. Gà bị Cầu trùng: gà ủ rũ, chậm chạp, lông xù, bỏ ăn, uống nhiều nước, phân màu đỏ (có máu tươi) hoặc màu sôcôla, mào gà nhợt nhạt.

- Kết quả điều trị gà mắc bệnh CRD có tỉ lệ khỏi là 98,00%, bệnh cầu trùng là 97,66% và ký sinh trùng là 96,00%.

5.2. Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh trên nhiều đối tượng gà khác nhau, phương thức nuôi khác nhau, với số mẫu lớn hơn để thu được kết quả chính xác hơn.

- Tiếp tục nghiên cứu thêm về các bệnh xảy ra phổ biến trên gà cũng như các biện pháp phòng trị thích hợp, tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh đó để hạn chế được những tác hại của bệnh gây ra với đàn gà.

- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các cơ sở thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1.Bạch Mạnh Điều, Phan Lục (1999), “Kết quả nghiên cứu tìm biện pháp thích hợp phòng bệnh cầu trùng gia cầm”, báo cáo khoa học năm 1999 - trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương.

2.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2000), Giáo trình kiểm tra vệ

sinh thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

3.Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Ngân (2016), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình đào tạo trình độ Tiến sĩ) Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở động vật nuôi Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

6. Hoàng Huy Liệu (2002), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

(http:/www.vinhphucnet.vn/TTKHCN/TTCN/7/23/20/9/1423).

7. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyến Văn Quang (2016) “Nghiên cứu bệnh đơn bào đường máu Leucocytozoon ở đàn gà của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”.

8. Đào Thị Hảo, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thúy, nguyễn Xuân Huyên (2007), “Chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ để xác định vi khuẩn gây bệnh CRD ở gà”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 14 số 3 năm 2007, tr.7.

9. Hoàng Huy Liệu (2002), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

10. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma

ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp,

tr. 109 - 129.

12. Đoàn Thị Thảo, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Vũ Sơn (2014), “Một số chỉ tiêu huyết học ở gà mắc bệnh cầu trùng thực nghiệm”, Tạp chí khoa học và Phát triển, số 4 tập 12, trang 567 - 573. 13. Lê Văn Năm (2004), Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), “Một số đặc điểm dịch tễ và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy”, Tạp chí khoa học kỹ

thuật thú ytập XIII, số 3, trang 36 - 40.

15. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 - 78.

Tài liệu nước ngoài

16. Shirley W. M., Smith Tomley F. (2005), “The biology of avian Eimeria with an emphasis on their control by vaccination”, Adv, Parasitol, 60: pp285 - 330.

17. Donal P., Conway, Elizabeth M. (2007), “Poultry coccidiosis, diagnostic and testing proceduces”, Blackwell Publishing, Iowa, USA, pp164

18. Intervet (2009), “Important poultry disease”, Intervet international bv, Netherlands, pp 73 - 80.

19. Harbi M. M., Mustafa A., Salih M. M. (1979), “Isolation and identification of Mycoplasma gallisepticum from indigenous chicken in the Sudan”, Sudan Journal of Veterinary Reseach 1. pp. 51; 5 ref. 20. Lin M. Y., Kleven S. H. (1984), “Evaluation of attenuated strains of

Mycoplasma gallisepticum as vaccines in young chicken”, Avian

Diseases, 28, pp. 88 - 89.

21. Harry Yoder J. R. (1943), “The protation of a virut in embryonted chicken eggs causing a chronic respiratory disease of chicken”, A. J. Vet. Res.4, pp. 225 - 332.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Một số hình ảnh về quầy thuốc

Ảnh 1: Cửa hàng thuốc thú y Khương Huệ

Ảnh 2: Kho lạnh bảo quản vắc xin

II. Một số hình ảnh công việc hàng ngày

Ảnh 5: Hỗ trợ làm vắc xin

III. Một số hình ảnh về thuốc

Ảnh 6: Amoxicol Ảnh 7: Amprolium wsp

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển thị trường tại đại lý Khương Huệ và áp dụng quy trình phòng trị bệnh cho đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)