Nguyên nhân của những hạn chế trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 34 - 41)

bản của chủ nghĩa Mác Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải

Qua phân tích thực trạng giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải, tác giả nhận thấy việc học tập và đổi mới phương pháp giảng dạy môn học này theo hướng phát huy năng lực của sinh viên còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế này bao gồm:

Thứ nhất, do cơ sở vật chất và công tác tổ chức giảng dạy môn học.

Một trong các lý do hiện nay giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống

trong giảng dạy là do sĩ số sinh viên được sắp xếp ở một lớp tương đối đông. Phần lớn các lớp lý thuyết thường xếp khoảng 70 sinh viên, có nhiều lớp sĩ số trên 90 sinh viên. Với số lượng sinh viên như vậy thì giảng viên rất khó để áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực như phương pháp giảng dạy theo tình huống, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Ở các lớp thảo luận cũng có khoảng 60 sinh viên trong 1 giảng đường, rất khó để giảng viên tiến hành Sêmina hay thảo luận theo nhóm. Với điều kiện đó, giảng viên khó có thể thể tổ chức giờ thảo luận hiệu quả. Các trường sắp xếp số lượng sinh viên đông như vậy là do cơ sở vật chất thiếu, số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm tăng nhanh hơn so với sự phát triển cơ sở vật chất của nhà trường. Hơn nữa, khi xếp số lượng sinh viên đông như vậy, nhà trường sẽ giảm được thù lao hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên. Trong những năm gần đây, trường đại học giao thông vận tải đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị hỗ trợ giảng dạy như hệ thống âm thanh, hệ thống máy chiếu, bảng tương tác… nhưng vẫn chưa đồng bộ, nhiều thiết bị hỏng hóc không được sửa chữa kịp thời.

Năm học 2017- 2018 trở về trước, môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin gồm 2 học phần F1 và F2 được sắp xếp dồn vào 1 kỳ học. Giảng viên trong 1 học kỳ phải đảm nhiệm khối lượng gần 3500 sinh viên của mỗi học phần, gây quá tải cho giảng viên trong giảng dạy. Với số lượng giảng viên hiện có, trong thời kỳ cao điểm, giảng viên phải đảm nhận 42 tiết 1 tuần là quá nhiều, không có thời gian và sức lực để đổi mới phương pháp giảng dạy. Bắt đầu từ năm học 2018 – 2019, mỗi học phần của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được tách làm 2 kỳ, giảm tải đáng kể cho giảng viên giảng môn học này, tạo điều kiện để giảng viên sáng tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy.

Thứ hai, do quan điểm chưa đúng của sinh viên trường đại học giao thông

vận tải đối với môn học. Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, đặc biệt là việc vận dụng kiến thức học phần vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp của các em trong tương lai. Phần lớn sinh viên chưa thấy được vai trò, mối liên hệ của môn học với các học phần chuyên ngành, coi môn học là học phần bắt buộc,

khô khan, trừu tượng, mang tính giáo điều, không thực tế dẫn đến động cơ học tập không cao, thái độ học tập chưa đúng đắn, học thụ động để đối phó với kiểm tra, thi cử…

Thứ ba, do đặc thù của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

– Lênin.

Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng và những môn Lý luận chính trị nói riêng có đặc trưng là khô khan, cứng nhắc lại hết sức trừu tượng, khó tiếp thu. Hơn thế nữa, môn học này lại được xếp và chương trình học của sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai khi mà sinh viên mới bước chân vào giảng đường đại học với tâm lý chưa ổn định, chưa quen với phương pháp học ỏ đại học… Vì vậy, khiến cho công tác giảng dạy của giảng viên cũng như việc học tập của sinh viên gặp nhiều khó khan, nhiều sinh viên xuất hiện tâm lý chán nản, ngại học…

Khác với các môn khoa học chuyên ngành, trong quá trình giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin rất thiếu các công cụ hỗ trợ, cho nên không thể áp dụng phương pháp giảng dạy trực quan, chủ yếu là thuyết giảng, thuyết trình, phân tích tổng hợp… Khi giảng dạy môn học này, giảng viên phải dùng sức mạnh của tư duy để trừu tượng hóa các kiến thức khoa học nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong giảng dạy. Việc này đòi hỏi giảng viên và sinh viên một tinh thần nghiêm túc, sự kiên trì và nỗ lực cao.

Thứ tư, những diễn biến trái chiều trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội

trên thế giới và trong nước cũng tác động không nhỏ đến việc học tập và giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ở trong nước, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân được cải thiện căn bản. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên… Đó là minh chứng cho sự đúng đắn trong đường lối đổi mới mà Đảng lãnh đạo và nhân dân ta đang thực hiện. Điều này góp phần củng cố niềm tin của sinh viên đối với sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam lựa chọn. Đó là mặt thuận lợi tác động tích cực đến việc giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

trong trường Đại học giao thông vận tải hiện nay. Tuy nhiên, đất nước đang đối mặt với nhiều vấn đề nóng bỏng như: sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân dân…, tình trạng tham nhũng, sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội… Trong quá trình hội nhập quốc tế, du nhập vào Việt Nam không chỉ có nhưng tư tưởng giá trị mà còn có những tư tưởng phản động. Các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu phá hoại, muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin; kích động các khuynh hướng cơ hội, hữu khuynh, dao động… trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm tạo ra sự phân hóa, xung đột trong xã hội, mất niềm tin vào Đảng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, đặc biệt là sinh viên. Một số sinh viên do bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu, độc hại lan truyền trên Internet nên bị mất phương hướng chính trị, không có lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng. Tất cả những điều đó đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và niềm tin của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, sinh viên vào Đảng, Nhà nước qua đó tác động tiêu cực đến việc giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải.

Thứ năm, một số hạn chế xuất phát từ đội ngũ giảng viên giảng dạy môn

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Hiện nay, bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, khoa Lý luận chính trị, trường Đại học giao thông vận tải có 14 giảng viên đảm nhận cà hai học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin phần 1 và phần 2. 100% giảng viên trong bộ môn đạt trình độ thạc sỹ tiến sỹ. Các giảng viên đều có chuyên môn tốt, có sự say mê giảng dạy, có cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy nhiên, hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trong giảng dạy môn học này chưa cao ngoài những nguyên nhân khách quan thì còn có những nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ đội ngũ giảng viên của bộ môn.

Từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành đổi mới giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin trong các trường Đại học cao đẳng, tích hợp 3

môn Triết học Mác – Lêni Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học thành môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin phần 1 và phần 2. Nội dung môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là kết quả của sự lắp ghép cơ học của 3 môn thành phần – những môn học có đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung khoa học khác nhau. Giảng viên kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học với những chuyên ngành đào tạo chuyên sâu, nay phải đảm nhận công việc giảng dạy của các môn, đặc biệt là các giảng viên giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin học phần 2. Mặc dù các giảng viên trong bộ môn đã cố gắng nỗ lực học tập, nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện kiến thức của môn học không chuyên song vẫn không tránh khỏi tình trạng giảng dạy chưa hấp dẫn, thuyết phục, khó có thể nắm vững, hiểu sâu phần kiến thức không thuộc chuyên ngành được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo và chất lượng sản phẩm đầu ra.

Về vấn đề nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay còn có những bất cập. Nhiều giảng viên giảng dạy môn học này ở trường Đại học giao thông vận tải không tốt nghiệp từ các trường sư phạm. Tất nhiên, không hẳn cứ học trường sư phạm là có phương pháp giảng dạy tốt, nhưng rõ ràng, những kiến thức sư phạm được đào tạo chính quy, cơ bản vẫn là cần thiết đối với giảng viên môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Mặc dù, các giảng viên của bộ môn đã tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm, nghiệp vụ sư phạm, tự có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng nhìn chung kỹ năng sư phạm của một bộ phận giảng viên còn hạn chế.

Về cơ cấu giảng viên trong bộ môn, hiện nay các giảng viên trong bộ môn đều đang ở lứa tuổi từ ngoài 30 đến ngoài 40 tuổi. Độ tuổi được coi là vừa đủ độ chín trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, một số giảng viên trẻ trong quá trình giảng dạy mặc dù nắm vững lý thuyết, có phương pháp giảng dạy tốt, có khả năng sư phạm nhưng bài giảng vẫn chưa hay, một số nội dung bài giảng thiếu sức thuyết phục, mà nguyên nhân là do thiếu tính thực tiễn, thiếu kinh nghiệm sống. Các giảng viên trẻ cần tiếp tục nỗ lực, cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức cho bản thân. Một số giảng viên lớn tuổi hơn thì lại gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, làm giảm đi tính hấp dẫn và sự hứng thú trong sinh viên.

Đặc trưng của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin vốn khô khan, mang nặng tính chính trị nên việc lựa chọn và chắt lọc thông tin để đưa vào bài giảng của giảng viên chưa thật sự hiệu quả và mang tính thời sự… Trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, giảng viên phải lựa chọn thông tin, thực tiễn của cuộc sống vừa hấp dẫn, sinh động lại vừa phù hợp với quan điểm, nguyên lý của chủ nghĩa Mác, của đường lối. Đây là một việc làm vô cùng khó, đòi hỏi ở người giảng viên Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin có một sự thông minh, óc sáng tạo, quan sát nhạy bén và một khả năng tổng hợp, phân tích, khái quát hóa, trừu tương hóa rất cao. Trong thực tế, không phải giảng viên nào cũng làm được điều này,một số giảng viên còn ngại nói, ngại đụng chạm làm cho bài giảng thiếu đi tính sinh động, thiếu tính thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải và qua khảo sát điều tra, tác giả đã phân tích thực trạng giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải. Bên cạnh những kết quả đạt được, còn những hạn chế khi giảng dạy môn học này hiện chưa phát huy được những năng lực của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải. Tác giả cũng đã phân tích và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế này: nguyên nhân từ đặc điểm của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải, đặc thù của môn học, tình hình biến động trong nước và quốc tế, hạn chế trong cơ sở vật chất và cách tổ chức môn học… nhưng nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ vai trò của người giảng viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin với mục tiêu phát huy được năng lực của sinh viên. Để khắc phục được những hạn chế trong giảng dạy và học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong trường đại học, người giảng viên phải là chủ thể của quá trình đổi mới đó.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN

THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 34 - 41)