- Đối tượng nghiên cứu bao gồm 151 bệnh nhân sau cắt tử cung toàn phần (TCTP) ở tuổi hoạt động sinh dục có cắt hoặc không cắt phần phụ
4.4.3. Chỉ số chất lƣợng cuộc sống về tinh thần theo UTIAN
Qua biểu đồ 3.4. cho thấy RLTT mức độ rất nhẹ ở nhóm cắt tử cung để lại 2 PP chiếm tỷ lệ 73,08% ở nhóm cắt tử cung để lại 1 PP chiếm tỷ lệ 73,59% và nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ thấp nhất tỷ lệ là 2,17%. Không có sự khác biệt về RLTT giữa nhóm cắt tử cung để lại 1 hay 2 PP. Có sự khác biệt về RLTT giữa nhóm cắt tử cung để lại 2 PP và nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ cũng như giữa nhóm cắt tử cung để lại 1 PP và nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ ( p<0,05). Rối loạn tinh thần ở mức độ TB ở nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ là 21,74% nhóm MK là 13,79%. RLTT mức độ nặng ở nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ chiếm tỷ lệ 71,74% cao nhất trong nhóm nghiên cứu trong khi ở nhóm mãn kinh tự nhiên chiếm tỷ lệ là 22,41%. Có sự khác biệt rất rõ (p<0,05) về RLTT giữa nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ và nhóm MKTN, như vậy sau phẫu thuật cắt tử cung mà cắt luôn 2 PP thì tỷ lệ rối loạn tinh thần mức độ nặng rất cao, các biểu hiện căng thẳng thần kinh, hay lo âu, chán nản buồn lại hay khóc có lẽ do yếu tố tâm lý suy nghĩ về sự mất mát trong cơ thể kèm theo yếu tố thực thể là sự giảm đột ngột estradiol huyết thanh [142]. Hay gây rắc rối, rất dễ bị kích thích là những biểu hiện thường gặp, mãn kinh không phải là một quá trình chuyển đổi và thích nghi dễ dàng cho nhiều phụ nữ nhất là MK do phẫu thuật [174]. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ trầm cảm sau khi cắt bỏ tử cung và mức độ lo lắng sau phẫu thuật cao. Biểu hiện các rối loạn tâm lý rất đa dạng. Những biểu hiện nhẹ là hay khó chịu, hay lo lắng, nặng hơn một chút là các biểu hiện rối loạn thần kinh chức năng, với các biểu hiện suy nhược cơ thể, lo âu, ám ảnh bệnh tật. Nặng hơn nữa có thể có các trạng thái rối loạn tâm thần, biểu hiện bằng các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức, các rối loạn tâm thần có thể khác nhau theo trình độ văn hóa hoặc dân tộc [19], [66], [93], [131], [142]. Vì lý do bệnh tật nên phải cắt tử cung nhưng trước khi
thực hiện cắt bỏ tử cung cần thảo luận về mặt tâm lý, giải thích rõ ràng và có kế hoạch theo dõi can thiệp kịp thời với các bệnh nhân là vấn đề quan trọng cần được quan tâm hơn nữa [36], [55]. Một số nghiên cứu ghi nhận sau phẫu thuật, bệnh sẽ được loại bỏ, sức khỏe có được cải thiện tuy nhiên sự cải thiện này không phải là một vấn đề hoàn hảo [148]. Chúng ta đã điều trị cho bệnh nhân lành bệnh khi cắt tử cung, loại bỏ được nguyên nhân của bệnh tật nhưng đừng quên rằng sẽ có tỷ lệ tương đối không ít sẽ gặp phải những rối loạn cơ thể sau phẫu thuật, công tác dự phòng, chăm sóc theo dõi có định kỳ trong suốt quá trình dài sau phẫu thuật cần được coi trọng nhiều hơn sau khi cắt tử cung. Khi các rối loạn trong cơ thể giảm hoặc không còn nữa, khi tinh thần vui tươi, an tâm không lo lắng cho bệnh tật thì họ sẽ có những ngày tháng sống thật ý nghĩa và cống hiến cho gia đình và xã hội nhiều hơn [36]. Nghiên cứu của Lepine L.A nhận thấy phụ nữ độ tuổi 15-24 bị cắt phần phụ kèm theo khi cắt tử cung là 18%, tỷ lệ này có xu hướng tăng với các nhóm tuổi ngày càng lớn hơn, đạt đỉnh điểm 76% trong số các phụ nữ tuổi từ 45-54 tuổi và sau đó giảm đến 62% ở phụ nữ tuổi lớn hơn hoặc bằng 55 năm [102]. Theo kết quả ở bảng 3.27. nhận thấy nồng độ Estradiol tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với mức độ rối loạn tinh thần ở nhóm nghiên cứu. Theo Terauchi M tâm trạng chán nản sẽ liên quan làm mất ngủ nhiều hơn so với bốc hỏa [147]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng ghi nhận rối loạn tinh thần hay gặp ở phụ nữ mãn kinh và có liên quan đến sự giảm nồng độ estrogen huyết thanh [102].
Qua kết quả ở bảng 3.25. cho thấy chỉ số chất lượng cuộc sống về tinh thần mức độ rất cao ở nhóm cắt tử cung để lại 2 phần phụ chiếm tỷ lệ 5,77%, ở nhóm cắt tử cung để lại 1 phần phụ chiếm tỷ lệ 7,55%; ở nhóm cắt tử cung có cắt 2 phần phụ và nhóm mãn kinh không có trường hợp nào. CLCS về tinh thần mức độ trung bình ở nhóm cắt tử cung để lại 2 phần phụ
chiếm tỷ lệ là 36,29%, nhóm cắt tử cung để lại 1 phần phụ chiếm tỷ lệ là 30,19%, nhóm cắt tử cung cắt luôn 2 phần phụ chiếm tỷ lệ 45,65%, nhóm MK chiếm tỷ lệ là 43,10%. CLCS về tinh thần mức độ thấp ở nhóm cắt tử cung cắt luôn 2 phần phụ chiếm tỷ lệ 47,83% cao nhất, nhóm MK chiếm tỷ lệ 41,38%. Trong nghiên cứu của tôi không có sự khác biệt CLCS về tinh thần ở các nhóm. Từ kết quả ở bảng 3.32. và biểu đồ 3.14. cho thấy sự tương quan giữa nồng độ Estradiol với CLCS về tinh thần ở nhóm nghiên cứu là một tương quan thuận có ý nghĩa thống kê. Như vậy can thiệp phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến tâm lý trong cả 2 phương diện tích cực và tiêu cực. Bên cạnh 1 số trường hợp có tâm lý an tâm hết bệnh sau phẫu thuật như không còn rối loạn kinh nguyệt hay không còn đau bụng, không còn u xơ, polyp v.v. thì 1 số trường hợp khác có thể phát sinh các triệu chứng rối loạn về tinh thần như là kết quả của bệnh lý làm ảnh hưởng CLCS của người phụ nữ. Qua các rối loạn lâm sàng thống kê được, sự thay đổi nồng độ estradiol huyết thanh và kết quả đánh giá chất lượng cuộc sống sau cắt tử cung, những bác sĩ phụ khoa phải có suy nghĩ kỹ trước khi quyết định phẫu thuật, và có thái độ tích cực hơn với những bệnh nhân sau cắt tử cung [36]. Có chế độ theo dõi định kỳ sau mổ và can thiệp kịp thời cho những phụ nữ có những rối loạn sau phẫu thuật. Tuổi trung bình sau cắt tử cung 40,32±4 là lứa tuổi còn nhiều đóng góp cho xã hội và gia đình, chúng ta đã giải quyết được những nguyên nhân gây bệnh bằng phẫu thuật thì việc giải quyết các rối loạn do ảnh hưởng sau phẫu thuật là vấn đề cần quan tâm hơn trong điều kiện kinh tế, y học ngày càng phát triển.