Chất lƣợng cuộc sống chung theo UTIAN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ estradiol, canxi, phospho và chất lượng sống ở phụ nữ sau cắt tử cung (Trang 118 - 124)

- Đối tượng nghiên cứu bao gồm 151 bệnh nhân sau cắt tử cung toàn phần (TCTP) ở tuổi hoạt động sinh dục có cắt hoặc không cắt phần phụ

4.4.5. Chất lƣợng cuộc sống chung theo UTIAN

Qua kết quả ở biểu đồ 3.5. cho thấy mức độ rối loạn chung rất nhẹ ở nhóm cắt tử cung để lại 2 PP chiếm tỷ lệ là 51,92% và nhóm cắt tử cung để lại 1 PP tỷ lệ là 39,62% ở nhóm cắt tử cung cắt 2 PP tỷ lệ 4,35% và nhóm MKTN 15,52%. Rối loạn chung bao gồm rối loạn cơ thể như là bốc hỏa, đổ mồ hôi, hồi hộp, đau khớp, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tinh thần như dễ kích thích, lo âu, chán nản buồn phiền, hay khóc, rối loạn tiết niệu sinh dục, sự tổng hợp các rối loạn này tạo nên một sự thay đổi khó chịu ở người phụ nữ sau phẫu thuật, nhận thấy qua nghiên cứu các rối loạn mức độ rất nhẹ và nhẹ chiếm tỷ lệ cao ở các nhóm cắt tử cung được bảo tồn 1 hay 2 phần phụ. Sau cắt tử cung cơ thể có những thay đổi nhất định, tuy nhiên nếu 1 hay 2 phần phụ được giữ lại thì các rối loạn sau phẫu thuật ở 2 nhóm như nhau, 100% rối loạn ở mức rất nhẹ đến trung bình và không có rối loạn mức độ nặng. Rối loạn mức độ trung bình ở nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ chiếm tỷ lệ 23,91 và nhóm mãn kinh tự nhiên chiếm tỷ lệ 50% nhưng rối loạn chung ở mức độ nặng ở nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ chiếm tỷ lệ 71,74%, nhóm MKTN chiếm tỷ lệ 24,14%. Rối loạn chung của cơ thể có tính khác biệt giữa nhóm cắt tử cung để lại 1 hay 2 phần phụ so với nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ và nhóm MKTN(p<0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy sau cắt tử cung nếu cắt 2 PP thì cơ thể rối loạn mức độ nặng cao hơn nhiều so với nhóm MKTN điều này hoàn toàn hợp lý do cơ thể không có quá trình thích nghi dần với hiện tượng giảm estrogen, Có sự khác biệt giữa nhóm cắt tử cung cắt 2 phần phụ và nhóm MKTN (p<0,05). Kết quả ở bảng 3.31. cho thấy có sự tương quan giữa estradiol với mức độ rối loạn chung ở nhóm nghiên cứu. Các triệu chứng rối loạn chung có thể phát sinh tự phát sau phẫu thuật và cuối cùng có thể xem như là bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và cần phải điều trị. Nồng độ estradiol tương quan nghịch có

ý nghĩa thống kê với mức độ rối loạn chung trong nghiên cứu, nên cần quan tâm nhiều hơn cho phụ nữ sau khi cắt tử cung, có kế hoạch cho theo dõi, chăm sóc và điều trị can thiệp kịp thời nhằm mục đích điều chỉnh kịp thời các rối loạn của cơ thể. Sau phẫu thuật, các bệnh lý lành tính đường sinh dục được loại trừ cùng với tử cung có cắt hoặc không cắt phần phụ kèm theo nhưng mất 1 bộ phận của cơ thể là điều đáng buồn, không ai mong muốn, hiện tượng mãn kinh sau phẫu thuật sẽ đánh dấu 1 giai đoạn mới bắt đầu [58]. MKTN là quá trình diến tiến từ từ thì những trường hợp mãn kinh sau phẫu thuật lại đến rất đột ngột. Tử cung là cơ quan tình dục đặc trưng của phái nữ, điều chỉnh và điều khiển một số chức năng sinh lý quan trọng và có sức hấp dẫn, không có gì ngạc nhiên khi chỉ định cắt tử cung có thể tạo ra cuộc tranh luận gay gắt và tranh cãi trong quyết định điều trị. Mặc dù cắt bỏ tử cung đã được thực hiện cho hơn 150 năm, nhưng trên lâm sàng các nghiên cứu về ảnh hưởng của cắt tử cung trên chất lượng cuộc sống, cũng như bệnh tật và các rối loạn sau cắt tử cung là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa [81], [52], [148] Anne N nhận thấy các rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, bốc hỏa, đau khi giao hợp cũng rất thường gặp và có thể cải thiện phần nào nếu hoạt động thể dục điều đặn, hoặc chế độ ăn uống [127], [119]. Thầy thuốc cần thảo luận kỹ với bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật, không chỉ về bản chất của việc phẫu thuật và kế hoạch phục hồi mà còn về các hậu quả lâu dài có thể gặp [88], [53], [148].

Qua biểu đồ 3.7. cho thấy kết quả CLCS chung ở mức độ cao ở nhóm cắt tử cung để lại 2 PP chiếm tỷ lệ 9,62%, ở nhóm cắt tử cung để lại 1 PP tỷ lệ 5,66%. CLCS chung trung bình ở nhóm cắt tử cung để lại 2 PP chiếm tỷ lệ là 59,62%, nhóm cắt tử cung để lại 1 PP chiếm tỷ lệ là 69,81%, nhóm cắt tử cung cắt 2 PP thấp hơn chiếm tỷ lệ 52,17%, nhóm MK chiếm tỷ lệ là 51,72%. Không có tính khác biệt về CLCS thấp giữa nhóm cắt tử cung để lại

1 PP và cắt tử cung để lại 2 PP. CLCS chung mức rất thấp chỉ có ở nhóm cắt tử cung cắt 2 PP chiếm tỷ lệ 6,53% mức thấp tỷ lệ 41,3%; nhóm MKTN tỷ lệ 48,28% không có tính khác biệt giữa nhóm cắt tử cung cắt 2 PP và nhóm MKTN, tuy nhiên ở nhóm MKTN có lẽ do quá trình chuẩn bị tâm lý và có sự thích nghi từ từ nên không có trường hợp nào ở mức CLCS rất thấp. Ở các nhóm còn lại có tính khác biệt có ý ‎‎nghĩa thống kê p<0,05 về CLCS. Bên cạnh các công trình nghiên cứu có quy mô và chiến lược về các đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh, thì có 1 số công trình nghiên cứu từng lãnh vực riêng về rối loạn tình dục khi MKTN và MKNT trong khi các lĩnh vực khác như tinh thần, sức khỏe, công việc còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Ở Việt nam chưa có công trình nào nghiên cứu đánh giá CLCS của người phụ nữ sau phẫu thuật cắt TCTP một cách toàn diện. Tiêu chuẩn sống không thể đồng nghĩa với CLCS, sự đánh giá chủ quan và khác nhau ở từng cá thể cho CLCS là vấn đề ngày càng cần được quan tâm hơn. Qua kết quả ở bảng 3.34. và biểu đồ 3.16 cho thấy estradiol tương quan thuận chặt với chỉ số CLCS chung. Đặc biệt ở nhóm cắt tử cung cắt 2 PP tương quan thuận chặt với phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,042x + 1,728. Hệ số tương r =0,752. Hormone sinh dục có chức năng nhất định trong cơ thể của người phụ nữ, có ảnh hưởng đến hoạt động của một loạt các hệ thống cơ quan như hệ sinh dục, hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiết niệu, hệ thống cơ xương khớp v.v. Sự suy giảm estradiol có thể xảy ra đột ngột ở phụ nữ MKNT và sự thích nghi của cơ thể kém khi cơ thể không có thời gian để điều chỉnh dần dần, quá trình này sẽ nặng hơn MKTN. Cắt tử cung hiếm khi dẫn đến tử vong sau mổ, nhưng lại có những nguy cơ lâu dài cho cuộc sống của người phụ nữ. Đánh giá CLCS tổng thể phải bao gồm xem xét các triệu chứng nóng bừng, ra mồ hôi ban đêm rối loạn tiết niệu sinh dục, các triệu chứng tâm lý như trầm cảm, thay đổi tâm

trạng, khó chịu, lo lắng, và hoàn cảnh sống như chức năng tại nơi làm việc [142]. Như vậy, CLCS bao gồm bốn vấn đề chính: liên quan đến nghề nghiệp, liên quan đến sức khỏe, liên quan đến tình dục, và cảm xúc tinh thần. CLCS cũng bị ảnh hưởng do tăng nguy cơ các bệnh mãn tính liên quan đến giảm estradiol như loãng xương ,gãy xương và bệnh tim mạch [69], [151]. Nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy thay đổi mức estradiol có một ảnh hưởng đáng kể đến triệu chứng bốc hỏa sau cắt bỏ tử cung là nguyên nhân gây bốc hỏa trong 95% -100% đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, và gián tiếp ảnh hưởng đến vấn đề rối loạn giấc ngủ [72]. Tâm lý xã hội và lối sống, dinh dưỡng cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến những rối loạn và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng liên quan thuận đến thời gian giảm estrogen. Các nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ mãn kinh trong những năm qua đã chính thức đánh giá các khía cạnh tâm lý xã hội, sức khỏe của quá trình chuyển đổi mãn kinh. Những phụ nữ chấp nhận cuộc phẫu thuật như là một yêu cầu của chính bản thân để điều trị bệnh lành tính ở cơ quan sinh dục thì việc tiếp cận với những rối loạn sau cắt tử cung cũng không dễ dàng [131]. Sau phẫu thuật không còn tử cung là một mất mát lớn. Tuy nhiên, CLCS đã được tìm thấy là liên quan đến tình trạng sức khỏe hiện tại, vậy làm thế nào để có kế hoạch theo dõi suốt thời gian dài sau phẫu thuật. Satoh T nghiên cứu để đánh giá CLCS của phụ nữ trung niên Nhật Bản trong mãn kinh bằng cách sử dụng sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF bao gồm bốn lĩnh vực: sinh lý, tâm lý, xã hội và môi trường kết quả rối loạn chiếm 1/3 thì chỉ có 4,6% trong số họ đến khám bác sĩ phụ khoa, tác giả cho rằng nếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe được rộng khắp thì hy vọng họ có thể sẽ sử dụng chúng. Tác giả cũng đã nghiên cứu bằng cách gởi các câu hỏi điền ở nhà và sau đó gởi về qua đường bưu điện, điều này cũng không khó khăn lắm trong điều kiện của chúng ta hiện nay [136]. Cần có nhiều lựa chọn khác nhau để

đánh giá được CLCS cho các bệnh nhân sau phẫu thuật. Qua nghiên cứu của Orozco LJ, Salazar A, Clarke J, và Tristán M. nghiên cứu thấy tỷ lệ cắt tử cung khác nhau rất nhiều ở các nước và tỷ lệ cắt 2PP kèm theo với mục đích dự phòng chiếm tỷ lệ khoảng 40-50%. Ngay cả khi kết thúc tuổi sinh đẻ, cắt tử cung cũng không phải là một lựa chọn điều trị hợp lý trong những trường hợp bệnh lý ở cơ quan sinh dục. Chúng ta vẫn cho rằng chức năng của tử cung là mang thai. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu nhận thấy rằng tử cung có một số vai trò khác như nhịp nhàng hợp đồng trong thời gian cực khoái, góp phần vào cảm giác của QHTD. Một số nhà nghiên cứu thấy rằng tử cung góp phần vào việc kích thích hệ thống nội tiết tố nữ. Ngoài ra tử cung còn là niềm tự hào của phụ nữ có tầm quan trọng về tâm lý. Do đó ngay cả khi bị bệnh thì việc cắt tử cung là vấn đề cần cân nhắc, thông tin đầy đủ trước về các lựa chọn phẫu thuật, phù hợp với tình hình cụ thể của bệnh nhân, cần theo dõi kỹ sau cắt tử cung không nhằm mục đích dự phòng và can thiệp kịp thời các rối loạn sinh lý và bệnh lý có thể xảy ra là vô cùng quan trọng [33].

Nghiên cứu này đã đưa ra được tần suất các thay đổi về lâm sàng, các rối loạn cơ thể cũng như kết quả một số xét nghiệm ở phụ nữ sau phẫu thuật. Sự hiện diện của cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, và âm đạo bị khô hoặc đau khi giao hợp làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày[131].Tất nhiên, những triệu chứng tiêu cực đã ảnh hưởng đến CLCS của phụ nữ mãn kinh và CLCS có thể cải thiện với chế độ dinh dưỡng, luyện tập, liệu pháp hormon. Vấn đề quan trọng là phải nhận ra những triệu chứng này sớm, cùng với các khía cạnh khác nhau đó là tình trạng sức khỏe, sự hài lòng với cuộc sống bằng cách đánh giá CLCS của phụ nữ sau cắt tử cung theo bộ câu hỏi của Utian [110]. CLCS nói chung không xác định chính xác được bằng cân hoặc đo. Điều này đã dẫn đến kết luận khó

và thường gây tranh luận trong các ấn phẩm khác nhau. Sức khỏe liên quan đến CLCS đã được xác định bằng nhiều bộ câu hỏi khác nhau, hiện tại các công cụ để đo lường CLCS là có sẵn. Dụng cụ câu hỏi thường có thể cung cấp nhiều thông tin về đánh giá CLCS hơn các xét nghiệm, để có được kết quả không cần nhiều chi phí, nhưng có thể là vô giá trong việc phân tích, và để có phương án đề xuất các can thiệp sớm trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau cắt tử cung thì cần có sự lựa chọn bộ câu hỏi để đánh giá cho phù hợp. Phẫu thuật là một phương pháp điều trị, nhưng có thể gây ra sang chấn có ảnh hưởng nhất định tới cơ thể bệnh nhân. Để bệnh nhân chịu đựng được cuộc mổ cần thiết phải chuẩn bị chu đáo về tinh thần và thể chất cho bệnh nhân nâng cao việc theo dõi đề phòng phát hiện và điều trị kịp thời những biến chứng gần cũng như những ảnh hưởng xa của phẫu thuật có ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc chuẩn bị bệnh nhân trước mổ, trong mổ là quan trọng nhưng theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau mổ là công việc không kém phần quan trọng góp phần vào thành công của điều trị và nâng cao CLCS cho người phụ nữ [55].

Hy vọng trong tương lai sẽ có những nghiên cứu tiếp tục thực hiện chuyên sâu hơn về các rối loạn tâm sinh lý ở phụ nữ sau cắt tử cung, nghiên cứu kết quả khi can thiệp sớm sau cắt tử cung.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 151 trường hợp sau cắt tử cung toàn phần một năm được phân bố trong 03 nhóm: Cắt tử cung toàn phần không cắt phần phụ, cắt tử cung toàn phần kèm cắt 1 phần phụ hoặc cắt tử cung toàn phần kèm cắt 2 phần phụ, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nồng độ estradiol, canxi, phospho và chất lượng sống ở phụ nữ sau cắt tử cung (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)