Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cp đầu tư và thương mại tng, tỉnh thái nguyên (Trang 29)

8. Cấu trúc của bài luận

1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực trong doanh nghiệp

Động lực lao động chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: các yếu tố thuộc về người lao động, công việc và thuộc về tổ chức.

1.6.1. Nhóm nhân t t chính bản thân người lao động

- Nhu cầu và mục tiêu của mỗi cá nhân người lao động. Động lực của các cá nhân sẽ có mức độ cao thấp khác nhau dựa trên những mục tiêu mà mỗi cá nhân hướng tới, do vậy mà hoạt động lao động cũng khác nhau. Khi hiểu rõ được những nhu cầu của người lao động, sẽ là cơ sở để xây dựng các chính sách tạo động lực cho họ phù hợp.

- Thái độ, quan điểm của người lao động. Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động. Người lao động có thái độ làm việc vui vẻ, chuyên nghiệp thì chất lượng và hiệu quả công việc sẽ tốt hơn khi tâm trạng của họ không tốt. Vì vậy, việc tạo được hứng thú và thách thức từ các công việc đến người lao động sẽ giúp doanh nghiệp tạo được động lực cho người lao động.

- Trình độ, kinh nghiệm chuyên môn giúp cho người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao. Khi người lao động có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ, công việc thì họ có thể phát huy sức sáng tạo vào công việc và làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.

1.6.2. Nhóm nhân t bên trong doanh nghip

* Nhóm nhân tố thuộc về công việc:

Bản thân công việc là một yếu tố ảnh có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc khi mà người lao động đảm nhận. Công việc hấp dẫn, có tính thách thức

21

sẽ tạo điều kiện để người lao động được vận dụng kiến thức và năng lực, sức sáng tạo vào công việc, cố gắng phấn đấu để hoàn thành công việc được giao. Những yếu tố đòi hỏi của công việc về tay nghề, trình độ chuyên môn hóa, mức độ phức tạp và mức độ rủi ro của công việc, mức độ hao phí về thể lực và trí lực…

* Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức:

- Văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng như một cách tạo động lực để khuyến khích, tăng sự hợp tác, gắn bó, tin cậy giữa nhân viên và với doanh nghiệp. Do vậy, tổ chức nên tạo mọi điều kiện để nhân viên được tham gia vào các hoạt động tập thể nhằm tăng sự gắn kết giữa các thành viên.

- Điều kiện lao động không tốt, các phương tiện bảo hộ lao động không được đảm bảo an toàn sẽ làm giảm năng suất lao động, gây tâm lý bất an, chán nản với công việc mà họ được giao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện lao động tốt và môi trường thoải mái cho người lao động. Đây là chính sách tạo động lực rất lớn đối với người lao động để họ an tâm và tập trung làm việc.

- Cơ cấu tổ chức của tổ chức luôn phân chia trách nhiệm và quyền hạn công việc cho mỗi thành viên từ khi xây dựng. Nếu doanh nghiệp không sắp xếp trách nhiệm của mỗi phòng ban đúng thì việc không thống nhất, chồng chéo nhiệm vụ sẽ xảy ra, điều này gây cản trở đến việc thực hiện mục tiêu phát triển của tổ chức. - Các chính sách quản trị nhân sự tác động trực tiếp tới động lực lao động, là một trong những hệ thống chính sách nòng cốt của doanh nghiệp. Bao gồm các vấn đề về trả lương thưởng, đào tạo, thăng tiến, kỷ luật người lao động,…

1.6.3. Nhóm nhân t thuộc vmôi trường bên ngoài doanh nghip

22

Các chính sách của Chính phủ là cơ sở pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Các chính sách liên quan đến tiền lương và giá cả thị trường đều gây ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Nếu các chính sách này có ích cho đời sống của người lao động thì động lực được tạo ra càng cao.

+ Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội

Các yếu tố kinh tế như: tỷ giá hàng tiêu dùng, lạm phát,… hay các yếu tố về ổn định chính trị xã hội đều tác động đến cuộc sống của người lao động, từ đó ảnh hưởng tới các chính sách tạo động lực cho người lao động. Khi lạm phát xảy ra, nếu tổ chức điều chỉnh được mức tiền lương đảm bảo với mức sống thực tế của người lao động thì họ sẽ an tâm hơn khi làm việc, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả công việc hơn.

+ Đặc điểm của thịtrường lao động

Nếu thị trường lao động đang bị dư thừa lao động của một nhóm ngành nghề, thì những người lao động này đang có việc làm trong tổ chức sẽ thấy thiếu an toàn bởi họ cảm nhận được nguy cơ mất việc làm và ngược lại. Do đó, công ty phải điều chỉnh các chính sách để duy trì và làm cho các nhân viên được thoải mái tinh thần khi làm việc.

Kết luận Chương 1

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ hỗ trợ tốt trong quản lý nhân sự của tổ chức. Song, quản lý con người trong tổ chức vẫn là hoạt động phức tạp, yêu cầu cao nhất. Vì vậy, vận dụng những triết lý trong quản lý nhân sự từ những lý thuyết đề tài đã đề cập là sự cần thiết trong bất kỳ tổ chức nào. Từ cơ sở lý thuyết áp dụng thực tiễn xây dựng thành công các chính sách để duy trì nhân sự và thúc đẩy, tạo động lực cho người lao động yêu công việc,

23

muốn được cống hiến và cùng tham gia chịu trách nhiệm với quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp/tổ chức.

Chương 1 của đề tài đã xây dựng khung lý thuyết về các vấn đề lý luận về tạo động lực lao động trong doanh nghiệp, đưa ra các học thuyết tạo động lực lao động và việc vận dụng các học thuyết này vào việc xây dựng chính sách tạo động lực lao động trong doanh nghiệp. Đây là những căn cứ cơ bản để khảo sát và đánh giá thực trạng tình hình tạo động lực cho người lao động tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG ở chương 2.

24

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

2.1.1. Thông tin chung v công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Tên viết tắt: Thai Nguyen Garment (TNG)

Trụ sở chính: 434/1 Bắc Kạn - Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên Giấy phép kinh doanh: Số 4600305723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần đầu ngày 02/01/2003. Với số vốn điều lệ hiện nay là: 926.987.790.000 đồng.

Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty bao gồm:

- Sản xuất và mua bán hàng may mặc, chủ yếu là áo phao, áo jacket, quần âu và quần áo công sở nữ.

- Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu ngành may mặc;

- Đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư; Cho thuê nhà mục đích kinh doanh.

2.1.2. Lch s hình thành và phát trin

Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG được xây dựng năm 1979 theo quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái với tên gọi là xí nghiệp may Bắc Thái. Công ty được chuyển thành Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên từ ngày 01/01/2003 theo quyết định số 3744/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Nguyên với mức vốn điều lệ là 10 tỷ. Trải qua 42 năm thành lập và phát triển công ty đã không ngừng nỗ lực và vươn lên trở thành top

25

những doanh nghiệp bền vững nhất. Tính đến năm 2021, công ty TNG có 13 nhà máy may gồm 257 chuyền may, 2 nhà máy phụ trợ, 1 văn phòng đại diện tại Newyork, 1 công ty liên doanh, liên kết. Công ty có nhiều trang thiết bị hiện đại chủ yếu được nhập ngoại từ Mỹ, Đức, Nhật được lắp ráp đồng bộ trên dây chuyền tiên tiến hiện đại. Trong đó có khoảng hơn 30% thiết bị tự động và bán tự động [14].

Doanh thu luôn đạt mức cao theo đúng kế hoạch và Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng. Công ty đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, cùng với đó là nhiều giải thưởng khác về thành tích sản xuất kinh doanh. Tạo cơ hội việc làm cho hơn 15.000 công nhân viên. Hiện đang có mặt tại thị trường trong nước và thị trường nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, EU đây là những thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao cũng như đảm bảo nhiều tiêu chuẩn khắt khe.[14]

2.2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG và Thương mại TNG

2.2.1. Cơ cấu t chc ca công ty

Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần và tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức quản lý. Để dễ dàng quản lý và giao việc, công ty đã chia thành nhiều phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

- Đại hội đồng cđông: là trung tâm quản lý, quyết định mọi chức năng, nhiệm vụ mọi hoạt động của công ty; mọi phương hướng sản xuất kinh doanh và chủ trương chính sách dài hạn trong việc phát triển của công ty đều do đại hội đồng cổ đông xét duyệt; Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác trong điều lệ quy định.

26

Sơ đồ 2. 1. Bộ máy tổ chức của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

- Hội đồng qun tr: Toàn quyền quyết định giá bán và mua cổ phiếu của công ty và các phương án đầu tư. Giám sát Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý trong công ty và các quyết định thành lập công ty con.

- Khi nhân sự: Gồm các phòng ban là phòng Nhân sự, phòng An ninh nội bộ, phòng Đánh giá - Bảo hộ lao động, phòng Xây dựng cán bộ. Thực hiện công tác liên quan đến quản trị nhân sự, hoạch định, định mức, tuyển dụng, trả lương, thù lao, thăng tiến và xây dựng thỏa ước lao động tập thể.

- Khi kinh doanh: Gồm phòng kinh doanh, phòng Công nghệ thông tin, phòng Xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ chung là nghiên cứu thị trường, nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Nghiên cứu thị trường và tạo sản phẩm chào hàng.

27

- Khi Tài chính: thực hiện các công tác kế toán của công ty, tham mưu cho ban giám đốc trong việc sử dụng nguồn ngân sách công ty, lập báo cáo nội bộ, giải quyết công nợ, trả lương trực tiếp cho người lao động.

- Khi k thut công ngh: Gồm 3 phòng là phòng Quản lý thiết bị, phòng Kỹ thuật - công nghệ, phòng Quản lý chất lượng. Các phòng ban có nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên đều có nhiệm vụ chung là kiểm tra, theo dõi các công việc liên quan đến công nghệ, các công tác tổ chức sản xuất, hướng dẫn việc sử dụng các công nghệ hiện đại và đổi mới máy móc, các công tác điện cơ phục vụ sản xuất.

- Các chi nhánh sn xut: có 10 chi nhánh sản xuất tại công ty và được xây dựng tại các địa điểm khác nhau nhằm phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa.

2.2.2. Đặc điểm ca ngun nhân lực

Hiện nay, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG có nguồn nhân lực tinh gọn, phân bổ hợp lý, kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty đều có kinh nghiệm và chuyên môn tốt.

* Cơ cấu theo giới tính:

Bảng 2. 1. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2019 - 2021

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Sốlượng (người) Cơ cấu (%) Sốlượng (người) Cơ cấu (%) Sốlượng (người) Cơ cấu (%) Nam 1484 10,11 1489 10 1530 10,2 Nữ 13 192 89,89 13 401 90 13 470 89,8 Tổng 14 676 100 14 890 100 15 000 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

28

Nhìn vào bảng 2.1 trên đây số liệu được tổng hợp từ năm 2019 – 2021 thấy được: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty, tỷ lệ nữ giới và tỷ lệ nam giới có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể là tỷ lệ nữ giới từ năm 2019 – 2021 chiếm khoảng 90% và nam giới chỉ chiếm ở mức 10% [2]. Điều này được lý giải bởi Công ty sản xuất các mặt hàng may mặc với tính chất công việc đòi hỏi chuyên môn và tay nghề khéo léo vì thế cơ cấu lao động nữ trong khối sản xuất trực tiếp cao là hợp lý, còn lao động nam chủ yếu làm việc ở các phòng ban kỹ thuật và các phân xưởng sản xuất bao bì và giặt là vì phải làm việc với các máy móc lớn, do đó lượng lao động nam có cơ cấu thấp hơn.

Từ năm 2019 đến năm 2021, số lượng lao động nữ luôn lớn hơn gấp nhiều lần số lượng lao động nam, khoảng cách này không có sự thay đổi nhiều qua các năm mà luôn giữ ổn định. Tuy nhiên, năm 2021 Công ty cần bổ sung các vị trí liên quan đến kỹ thuật và một số công việc nặng nhọc, nên lượng lao động nam được tăng nhẹ so với thời điểm năm 2019 - 2020.

* Cơ cấu theo trình độ chuyên môn

Bảng 2. 2. Cơ cấu lao động theo trình độchuyên môn năm 2020 - 2021

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Sốlượng (người) Cơ cấu (%) Sốlượng (người) Cơ cấu (%) Đại học 1075 7,21 1130 7,53 Cao đẳng 1280 8,60 1300 8,67

Trung cấp chuyên nghiệp 11 995 80,56 11 915 79,43

Lao động phổ thông 540 3,63 655 4,37

Tổng 14 890 100 15 000 100

29

Từ bảng 2.2, xét về chất lượng và trình độ lao động: Số lượng lao động của Công ty được đào tạo chiếm lượng lớn, lao động phổ thông chỉ đạt dưới 5% tổng số lao động. Năm 2021, lao động có đã được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chiếm 88%, lao động có trình độ đại học chiếm khoảng 7,53% tương ứng là 1130 người chủ yếu là các lãnh đạo quản lý và lao động gián tiếp [2]; Cơ cấu về trình độ qua các năm chưa có sự dịch chuyển nhiều, nhưng có thể thấy được chất lượng nhân lực của Công ty đang được chú trọng và nâng cao. Với cơ cấu này số lao động có trình độ đại học, cao đẳng nằm chủ yếu ở bộ phận quản lý quản lý phụ trách chuyên môn công việc ở các bộ phận phòng ban, còn số lao động còn lại ở bộ phận sản xuất tham gia vào các hoạt động sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Tuy nhiên, Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, bởi số lượng người lao động có trình độ đại học còn thấp dưới 10%. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu vật chất của người lao động thì Công ty cần đáp ứng các nhu cầu tinh thần như sự thăng tiến hay khen thưởng, công nhận từ cấp trên,… để người lao động tích cực làm việc và đạt hiệu quả làm việc cao hơn.

2.3. Tạo động lực thông qua khuyến khích về mặt vật chất

2.3.1. Tiền lương

Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã có sự quan tâm, chú trọng công tác tạo động lực cho người lao động trong công ty nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động ngoài ra còn để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Do tiền lương, thu nhập chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược thúc đẩy động lực lao động cho nhân viên và sự phát triển của công ty, vì vậy công ty đã áp dụng theo đúng quy định của

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cp đầu tư và thương mại tng, tỉnh thái nguyên (Trang 29)