Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và triển khai hệ thống lưu trữ dữ liệu hỗ trợ làm việc trực tuyến (Trang 29 - 33)

SV: Nguyễn Thúy Hiền 31 Khóa: 2018 - 2022

Tác giả đã phát hành phiếu bằng cách gửi email, đường link phiếu khảo sát trực tuyến đến các giảng viên, sinh viên, cán bộ viên chức, kế toán,… Tổng quan tình hình khảo sát của tác giả thu được như sau:

-Tổng số phiếu: 113

-Số phiếu tính theo cơ quan khảo sát: + Trường học: 60

+ Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT: 10 + Công ty CP Minh Trâm: 11

+ Công ty CP phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên: 13

+ Đại sứ quán Đức: 3

+ Trung tâm nghệ thuật Rosie: 9 + Học viện dân tộc: 7

-Số phiếu tính theo đối tượng khảo sát: + Cán bộ quản lý: 8

+ Giảng viên: 34 + Sinh viên: 26 + Cộng tác viên: 4 + Kỹ sư phần mềm: 11

+ Nhân viên văn phòng (Kế toán, tư vấn tuyển sinh, chuyên viên,…): 30 Nội dung khảo sát tập trung giải quyết các vấn đề: khảo sát mức độ sử dụng công cụ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu của các cá nhân và cơ quan hiện nay; khảo sát về nhu cầu sử dụng loại hình lưu trữ dữ liệu của các cá nhân và cơ quan; khảo sát về thời gian sử dụng loại hình lưu trữ đó; khảo sát về mức độ sẵn sàng tham gia vào quá trình hướng dẫn, đào tạo sử dụng các dịch vụ lưu trữ trực tuyến, thuận lợi khó khăn khi sử dụng loại hình lưu trữ hiện tại của cá nhân và cơ quan…

SV: Nguyễn Thúy Hiền 32 Khóa: 2018 - 2022

Mức độ sử dụng công cụ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu của cá nhân và cơ quan hiện nay

Đối với mỗi cá nhân hoặc cơ quan doanh nghiệp việc lưu trữ dữ liệu là điều vô cùng quan trọng. Riêng cá nhân, sao lưu lưu trữ dữ liệu sẽ giúp tránh được rủi ro không đáng có: máy tính hỏng khi đang cần dữ liệu, làm mất tài liệu vô tình xóa mất dữ liệu hoặc mặc dù đã lưu các tài liệu nhưng không tìm thấy. Còn với cơ quan doanh nghiệp, trong một hệ thống có nhiều phòng ban, bộ phận,...nếu không kiểm soát được dữ liệu, tài liệu bị đánh cắp, thất lạc hoặc bị hủy bỏ,... sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quy trình vận hành của cơ quan doanh nghiệp. Từ cuối năm 2019 đến nay, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID - 19, việc lưu trữ dữ liệu để có thể làm việc từ xa, làm việc trực tuyến của mỗi cá nhân và cơ quan doanh nghiệp được quan tâm nhiều hơn, việc sử dụng các công cụ lưu trữ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, có những giải pháp lưu trữ dữ liệu đảm bảo tiến độ công việc được thực hiện liên tục, không bị ảnh hưởng.

Khi khảo sát về việc sử dụng công cụ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu của cá nhân và các cơ quan, tác giả nhận được các ý kiến phản hồi như sau:

Hình 7 Biểu đồ đánh giá về mức độ sử dụng dịch vụ lưu trữ của cá nhân và cơ quan

Nhìn vào biểu đồ này có thể thấy có tới 63,6% câu trả lời nhận được là đã sử dụng dịch vụ lưu trữ cùng với các thiết bị lưu trữ thông thường trên máy tính và 36,7% chưa sử dụng thêm các dịch vụ lưu trữ thay thế cho các thiết bị lưu trữ thông thường trên máy tính.

Về thời gian sử dụng hình thức lưu trữ dữ liệu của mỗi cá nhân, tác giả nhận được câu trả lời tập trung vào khoảng thời gian từ 1 - 5 năm cụ thể là 33.3% cho câu trả lời từ 1 - 3 năm; 30% cho câu trả lời trên 5 năm và 23.3% cho câu trả lời từ 3 - 5 năm. Thời gian trong khoảng dưới 1 năm chiếm số ít nhất 13.3%. Nhìn

SV: Nguyễn Thúy Hiền 33 Khóa: 2018 - 2022

vào biểu đồ cho thấy các cá nhân có xu hướng sẽ tiếp tục sử dụng hình thức lưu trữ mà mình đang sử dụng trong một thời gian nữa.

Hình 8 Biểu đồ về thời gian sử dụng hình thức lưu trữ của mỗi cá nhân

Đối với các cá nhân đã sử dụng công cụ lưu trữ dữ liệu, về hình thức lưu trữ dữ liệu cho ra kết quả:

Hình 9 Biểu đồ hình thức lưu trữ dữ liệu của cá nhân

Có 60% câu trả lời sử dụng hình thức lưu trữ qua dịch vụ lưu trữ đám mây (Google Drive, Dropbox, Onedrive,...); 40% cá nhân sử dụng hình thức lưu trữ trực tiếp thông qua các thiết bị ngoại vi: usb, thẻ nhớ, ổ cứng,... và không có sự lựa chọn cho hình thức lưu trữ qua thiết bị lưu trữ mạng NAS.

Cùng nội dung câu hỏi, tác giả đặt khảo sát đối với cơ quan doanh nghiệp mà cá nhân thực hiện khảo sát, kết quả nhận được như sau:

SV: Nguyễn Thúy Hiền 34 Khóa: 2018 - 2022 Hình 10 Biểu đồ về hình thức lưu trữ dữ liệu của cơ quan- doanh nghiệp

Kết quả cho thấy câu trả lời tập trung vào 2 hình thức Lưu trữ trực tiếp DAS và Lưu trữ qua dịch vụ lưu trữ đám mây, cụ thể hơn có 50% cơ quan sử dụng hình thức lưu trữ trực tiếp DAS (Thông qua thiết bị lưu trữ ngoại vi: usb, thẻ nhớ, ổ cứng, ổ đĩa,...) và 43.3% cơ quan áp dụng hình thức lưu trữ qua dịch vụ lưu trữ đám mây phục vụ công việc lưu trữ dữ liệu của cơ quan. Tuy nhiên vẫn có 6.7% câu trả lời là không biết hình thức lưu trữ dữ liệu của cơ quan doanh nghiệp là gì và không có cơ quan sử dụng qua thiết bị lưu trữ mạng NAS.

Trong quá trình sử dụng công cụ lưu trữ ngoài những ưu điểm mà những công cụ đó mang lại: sự tiện dụng, đơn giản, dễ sử dụng,... vẫn tồn tại những khó khăn, cụ thể: Đa phần đều cho rằng khi sử dụng công cụ lưu trữ qua thiết bị ngoại vi như usb, thẻ nhớ, ổ đĩa hay xảy ra hiện tượng bị virus hoặc là nếu thiết bị phần cứng hỏng sẽ bị mất dữ liệu; còn đối với cá nhân - cơ quan sử dụng công cụ lưu trữ trực tuyến (Cloud) sẽ có hạn chế về dung lượng, muốn nâng cấp dung lượng sẽ phải mất một khoản phí để duy trì hàng tháng, bắt buộc phải có mạng internet để thực hiện lưu trữ và khó tìm kiếm tài liệu cũ,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và triển khai hệ thống lưu trữ dữ liệu hỗ trợ làm việc trực tuyến (Trang 29 - 33)