Giải pháp lưu trữ dữ liệu trên thiết bị NAS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và triển khai hệ thống lưu trữ dữ liệu hỗ trợ làm việc trực tuyến (Trang 56 - 71)

Hiện nay, tất cả doanh nghiệp cần phải biết được đâu là phương pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất cho mình. Các dữ liệu không đơn giản chỉ là thông tin mà còn là tài sản, dữ liệu độc quyền để đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng, sử dụng các thuật toán tối ưu để phân tích dữ liệu thu thập được từ các khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh. Vì vậy lưu trữ dữ liệu luôn là một vấn đề cấp thiết mà các doanh nghiệp luôn cần tập trung chú trọng tới. Ngoài giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến, tác giả đưa ra thêm giải pháp lưu trữ dữ liệu sử dụng máy chủ NAS dành cho doanh nghiệp – cơ quan.

SV: Nguyễn Thúy Hiền 58 Khóa: 2018 - 2022

Dùng cho tổ chức – doanh nghiệp (NAS Business) thiết bị lưu trữ NAS được trang bị nhiều tính năng ứng dụng phong phú hơn như: FTP, iturn, MySQL, PHP server, quản lý camera ip hỗ trợ RAID, bảo mật dữ liệu nhiều lớp, thay thế ổ cứng nóng (hot-swap) có cấu hình phần cứng mạnh có thể nâng cấp, hỗ trợ từ vài chục cho tới vài trăm user truy cập cùng lúc, hỗ trợ đa cổng mạng (trunking). -Nếu Server của doanh nghiệp đang sử dụng để chia chia sẻ file cho người dùng như hệ thống File Server nổi tiếng của Windows Server hay Linux bạn có thể sử dụng thiết bị NAS để Lưu trữ toàn bộ dữ liệu này theo 2 phương thức sau:

+ Lưu trữ dữ liệu dạng nén, theo lịch

+ Lưu trữ dữ liệu dạng không nén, đồng bộ tức thì

-Nếu Server của doanh nghiệp đang sử dụng để chạy các dịch vụ như SQL Server, Web Server… Người dùng có thể sử dụng NAS Synology để lưu trữ dữ liệu phần mềm theo phương thức lập lịch và dữ liệu dạng nén, tạo điểm restore database cho các phần mềm này.

Hình 20 Hệ thống lưu trữ NAS của Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường ĐH Nội vụ

Nhìn chung, giải pháp này sẽ hơi phức tạp do cấu trúc thực hiện và cần có nhân sự có kỹ thuật về công nghệ thông tin, có thể hiểu và xử lý được những trường hợp rủi ro trong quá trình sử dụng thiết bị lưu trữ này.

Bởi vậy nên số lượng cơ quan – doanh nghiệp sử dụng hình thức lưu trữ này rất ít, nhưng tác giả vẫn muốn đưa ra giải pháp lưu trữ nội bộ này với mục đích đảm bảo dữ liệu được lưu trữ toàn vẹn, tăng tính bảo mật thông tin, an toàn cho người dùng trong nội bộ cơ quan – doanh nghiệp.

SV: Nguyễn Thúy Hiền 59 Khóa: 2018 - 2022

cầu lưu trữ mà đòi hỏi cấu hình thiết bị khác nhau. Những thiết bị, hạ tầng cơ sở vật chất tối thiểu cần phải có bao gồm:

- Thiết bị NAS chuyên dụng: Hiện nay có một số hãng cung cấp thiết bị NAS chuyên dụng như Aruba, Sysnology, QNAP…đều có các dòng sản phẩm đáp ứng đủ các nhu cầu của người dùng.

- Ổ cứng lưu trữ: Mỗi dòng sản phẩm NAS cung cấp khả năng đấu nối một hay nhiều ổ cứng vào hệ thống. Với nhu cầu lưu trữ cá nhân, gia đình thì chỉ cần sử dụng các hệ thống NAS có thể gắn từ 2 đến 4 ổ cứng. Tuy nhiên, với nhu cầu của doanh nghiệp hoặc sử dụng cần lưu trữ dung lượng lớn thì cần phải có các hệ thống NAS đáp ứng gắn nhiều ổ cứng.

- Hạ tầng kết nối mạng: Về cơ bản, hệ thống lưu trữ NAS chỉ cần kết nối mạng LAN để cung cấp nơi lưu trữ dùng chung cho mạng nội bộ. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu làm việc từ xa qua mạng internet thì đòi hỏi hạ tầng mạng phải có kết nối liên thông với mạng internet để người sử dụng có thể truy cập dữ liệu trong cả mạng nội bộ và từ xa qua mạng internet.

- Phần mềm bảo vệ dữ liệu: Ngày nay, việc bảo vệ dữ liệu là rất quan trọng, đặc biệt với hệ thống lưu trữ tập trung thì vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống là yêu cầu rất quan trọng. Hầu hết các hãng sản xuất thiết bị NAS đều cung cấp giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh cho dữ liệu cũng như hệ thống. Người quản trị hệ thống cần cài đặt và cập nhật các phiên bản phần mềm thường xuyên để phòng tránh virus máy tính cũng như sự xâm nhập trái phép của tin tặc.

Trên đây là một số trao đổi, nghiên cứu thực tế mà tác giả có điều kiện được thực hành, thực nghiệm tại hệ thống NAS của Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đối với các hệ thống khác có quy mô lớn hơn thì cần đến các yêu cầu kỹ thuật cũng như quy trình vận hành nghiêm ngặt và khoa học.

SV: Nguyễn Thúy Hiền 60 Khóa: 2018 - 2022

Tiểu kết Chương 3: Với nội dung chương nay, tác giả đưa ra một số giải

pháp lưu trữ dữ liệu cho cá nhân và cơ quan phù hợp với việc tiếp cận sử dụng và đảm bảo tính an toàn thông tin trong quá trình lưu trữ dữ liệu phục vụ công việc. Những giải pháp này có thể áp dụng trực tiếp vào thực tiễn bởi tính thuận tiện, dễ sử dụng của chúng.

SV: Nguyễn Thúy Hiền 61 Khóa: 2018 - 2022

KẾT LUẬN

Đề tài “Nghiên cứu và triển khai hệ thống lưu trữ dữ liệu hỗ trợ làm việc trực tuyến” đi từ nghiên cứu một số hệ thống, công cụ lưu trữ dữ liệu, lựa chọn các hình thức lưu trữ dữ liệu phổ biến hiện nay để phân tích các đặc điểm, đánh giá ưu điểm và hạn chế của mỗi hình thức lưu trữ, phân tích các yếu tố, nhu cầu sử dụng của cá nhân và các cơ quan trong việc lưu trữ dữ liệu trực tuyến phục vụ cho công việc từ xa của mình; từ đó lựa chọn ra các giải pháp lưu trữ phù hợp nhất đối với cá nhân và các cơ quan doanh nghiệp.

Như vậy, bản chất đề tài là một công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, để đề tài được ứng dụng vào thực tiễn cần rất nhiều yếu tố khác đi kèm như: Hạ tầng công nghệ, khả năng sử dụng công nghệ của cá nhân, hạn chế về vùng miền dẫn đến mạng lưới internet, đường truyền không được ổn định. Đề tài hoàn thiện và được ứng dụng vào thực tiễn, sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác cần được tiếp tục nghiên cứu và triển khai để phục vụ cho công việc trực tuyến được đảm bảo. Trong thời gian nghiên cứu giới hạn và năng lực nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Hội đồng khoa học để đề tài tiếp tục được hoàn thiện và sớm được ứng dụng vào thực tiễn.

SV: Nguyễn Thúy Hiền 62 Khóa: 2018 - 2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . “HKT Consultant,”. Truy xuất từ http://quanlydoanhnghiep.edu.vn/luu-tru- du-lieu-khong-dong-bo/. s.l.:s.n.

[2] “Ổ cứng mạng DAS” Truy xuất từ https://nlv.gov.vn/tai-lieu-nghiep-vu/xml- metadata-va-dublin-core-metadata.html.. s.l.:s.n.

[3] “Ổ cứng mạng NAS” Truy xuất từ https://nlv.gov.vn/tai-lieu-nghiep-vu/xml- metadata-va-dublin-core-metadata.html.. s.l.:s.n.

[4] “Những điều cần biết về ổ cứng SAN” Truy xuất từ https://nlv.gov.vn/tai- lieu-nghiep-vu/xml-metadata-va-dublin-core-metadata.html.. s.l.:s.n.

[5] “Cloud Office,”. Truy xuất từ https://cloudoffice.com.vn/tin-tuc-su-kien/cac- phuong-phap-luu-tru-du-lieu/. s.l.:s.n.

[6] . B. t. B. N. Vụ, Thông tư 07/2012/TT-BNV Hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2012.. s.l.:s.n.

[7] “Google Drive,”. Truy xuất từ https://www.google.com/drive/. s.l.:s.n. [8] “Microsoft Onedrive”. Truy xuất từ https://onedrive.live.com/. s.l.:s.n. [9] “MediaFire”. Truy xuất từ https://www.mediafire.com/. s.l.:s.n.

SV: Nguyễn Thúy Hiền 63 Khóa: 2018 - 2022

PHỤ LỤC 1

Mẫu phiếu khảo sát về việc sử dụng công cụ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu của các cá nhân và cơ quan.

Em tên là Nguyễn Thúy Hiền, sinh viên năm thứ 4 ngành Hệ thống thông tin, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp "NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG LƯU TRỮ DỮ LIỆU HỖ TRỢ LÀM VIỆC TRỰC TUYẾN". Biểu mẫu này em xin gửi đến thầy/cô, các cô chú, anh chị đang làm công việc hàng ngày ở cơ quan, doanh nghiệp mong muốn xin khảo sát một số vấn đề về việc sử dụng các công cụ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu của các cá nhân và cơ quan.

Những thông tin nhận được qua khảo sát này tác giả cam kết chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý vị!

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Địa chỉ hòm thư điện tử (Gmail, Outlookmail, Email,...) * ...

1.2. Vị trí công việc *

... 1.3. Cơ quan công tác *

...

II. PHẦN KHẢO SÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ LƯU TRỮ DỮ LIỆU CỦA CÁC CÁ NHÂN VÀ CƠ QUAN

Ngoài các thiết bị lưu trữ thông thường trên máy tính như thẻ nhớ, ổ cứng...bạn có sử dụng dịch vụ lưu trữ nào khác không? *

 Chưa sử dụng

SV: Nguyễn Thúy Hiền 64 Khóa: 2018 - 2022

III. CÂU HỎI DÀNH CHO CÁ NHÂN - CƠ QUAN ĐÃ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ LƯU TRỮ DỮ LIỆU.

3.1. Quý vị đang sử dụng hình thức lưu trữ dữ liệu nào? *

 Lưu trữ trực tiếp DAS (Thông qua thiết bị ngoại vị: usb, thẻ nhớ, ổ cứng, ổ đĩa,...)

 Lưu trữ qua thiết bị lưu trữ mạng NAS

 Lưu trữ qua dịch vụ lưu trữ đám mây (Google Drive, Dropbox.com, Onedrive,...)

3.2. Cơ quan của quý vị đang sử dụng hình thức lưu trữ dữ liệu nào? *

 Lưu trữ trực tiếp DAS (Thông qua thiết bị ngoại vị: usb, thẻ nhớ, ổ cứng, ổ đĩa,...)

 Lưu trữ qua thiết bị lưu trữ mạng NAS

 Lưu trữ qua dịch vụ lưu trữ đám mây (Google Drive, Dropbox.com, Onedrive,...)

 Mục khác:...

3.3. Quý vị đã sử dụng hình thức lưu trữ này bao lâu? *

 Dưới 1 năm

 Từ 1 - 3 năm

 Từ 3 - 5 năm

 Trên 5 năm

3.4. Tại sao quý vị lại sử dụng hình thức lưu trữ dữ liệu này? * ...

3.5. Trong thời gian sử dụng, quý vị có gặp phải bất tiện nào từ hình thức lưu trữ này không? *

...

IV. CÂU HỎI DÀNH CHO CÁ NHÂN CHƯA SỬ DỤNG CÔNG CỤ LƯU TRỮ KHÁC

4.1. Những lý do nào sau đây dẫn đến việc bạn chưa sử dụng dịch vụ lưu trữ khác các thiết bị có sẵn của máy tính? *

SV: Nguyễn Thúy Hiền 65 Khóa: 2018 - 2022

 Chưa có nhu cầu sử dụng

 Không biết có các dịch vụ khác

 Biết nhưng chưa khai thác hiệu quả

 Cơ quan không cho phép sử dụng

 Lo lắng về vấn đề an toàn, bảo mật dữ liệu

4.2. Nếu được tiếp cận tài liệu hướng dẫn hoặc đào tạo sử dụng các dịch vụ lưu trữ trực tuyến, bạn có sẵn sàng tham gia không? *

 Tham gia để biết nhưng chưa sử dụng

 Tham gia để biết và sử dụng ngay

 Chưa chắc chắn tham gia

 Không tham gia

4.3. Khi sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh, bạn có cách lưu trữ dữ liệu như thế nào? *

 Bạn có thể chọn nhiều hơn 1 phương án

 Lưu trữ tự do, không cần tuân thủ theo quy định nào

 Lưu trữ có quy định về phân loại tài liệu, thời gian...

 Lưu trữ theo quy định của cơ quan làm việc

4.4. Bạn có nghe (hoặc biết) đến các dịch vụ lưu trữ nào dưới đây * (Bạn có thể chọn nhiều hơn 1 phương án)

 Lưu trữ bằng thiết bị ổ cứng mạng (NAS)

 Lưu trữ dữ liệu đám mây (Cloud)

 Lưu trữ theo quy định của cơ quan làm việc

SV: Nguyễn Thúy Hiền 66 Khóa: 2018 - 2022

PHỤ LỤC 2

Giới thiệu hệ thống lưu trữ NAS của Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1. Thông tin hệ thống a. Cấu hình phần cứng

Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được trang bị hệ thống lưu trữ dữ liệu tập trung NAS hoạt động trong mạng nội bộ của Trung tâm và được cấu hình giao tiếp qua giao diện web tại địa chỉ kết nối https://libhuha.quickconnect.to sử dụng giao thức https (Hyper Text Transfer Protocol Secure) giúp truyền tải siêu văn bản bảo mật hơn.

Thiết bị phần cứng thuộc hãng Sysnology có cấu hình như sau:

Dung lượng lưu trữ được cài đặt và cấu hình chế độ RAID1 với 2 ổ cứng, mỗi ổ có dung lượng 2TB đảm bảo tối đa chế độ an toàn dữ liệu. Với chế độ lưu trữ này, dữ liệu sẽ được lưu trữ đồng thời trên cả 2 ổ cứng. Nếu một ổ cứng có trục trặc kỹ thuật thì người dùng chỉ việc thay thế ổ cứng khác có cùng dung lượng để được hoạt động trở lại:

SV: Nguyễn Thúy Hiền 67 Khóa: 2018 - 2022

Hệ thống lưu trữ này được kết nối với mạng nội bộ của Trung tâm qua kết nối vật lý với địa chỉ IP tĩnh được cấu hình cụ thể như sau:

Với cấu hình phần cứng như trên, hệ thống NAS đã hoạt động tương đối hiệu quả giúp cho viên chức, người lao động tại Trung tâm làm việc trực tiếp tại đơn vị và trực tuyến ở bất kỳ nơi đâu có kết nối internet.

b. Phần mềm hệ thống

Phần mềm hệ thống của NAS có tên là DSM (DiskStation Manager) phiên bản 7.0.1 được tùy biến từ hệ điều hành Linux với thông tin cụ thể như sau:

SV: Nguyễn Thúy Hiền 68 Khóa: 2018 - 2022

DiskStation Manager là một hệ điều hành dựa trên nền web với giao diện trực quan được cài đặt trên tất cả các thiết bị NAS của Synology. Được thiết kế giúp người sử dụng quản lý dữ liệu như: các file tài liệu, hình ảnh, nhạc, video, … Với DiskStation Manager không chỉ là một thiết bị lưu trữ. DSM cung cấp nhiều ứng dụng và dịch vụ khác nhằm nâng cao tính tiện dụng và năng suất làm việc tốt hơn.

c. Phần mềm ứng dụng

NAS có chế độ hoạt động như một máy tính đầy đủ, bên cạnh hệ điều hành được tùy biến tối ưu cho việc quản lý lưu trữ, bảo mật thì trên đó người dùng có thể cài đặt bổ sung các phần mềm ứng dụng để phục vụ nhu cầu làm việc của cá nhân cũng như đơn vị.

Hãng Sysnology có kho ứng dụng để người dùng có thể truy cập, tải về và cài đặt vào hệ thống tùy theo nhu cầu sử dụng.

Các ứng dụng được cung cấp dưới dạng nhóm để người dùng dễ dàng phân loại, tìm kiếm, chúng bao gồm các nhóm:

- Backup: Chuyên cho việc sao lưu dự phòng - Multimedia: phục vụ nhu cầu giải trí

SV: Nguyễn Thúy Hiền 69 Khóa: 2018 - 2022

- Business: phục vụ nhu cầu kinh doanh

- Utilities: Nhóm các ứng dụng tiện ích hệ thống

- Security: Nhóm ứng dụng giúp bảo mật hệ thống và dữ liệu

Và nhiều nhóm ứng dụng khác nữa được hãng cập nhật thường xuyên theo từng phiên bản hệ điều hành.

Một số ứng dụng cơ bản cần phải cài đặt đối với một hệ thống NAS là:

- Antivirus Essential: Giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các loại virus xâm nhập vào hệ thống lưu trữ;

- Active Insight: Theo dõi tình trạng hoạt động của người dùng đối với hệ thống;

- Secury SignIn Service: Dịch vụ quản lý chế độ đăng nhập an toàn (bảo mật 2 lớp, ngăn chặn đăng nhập theo vùng, theo nhóm…);

- Office Viewer: Cho phép người dùng được mở và thao tác với các tệp dữ liệu như doc, docx, xls, xlsx, pdf…

Nếu người dùng muốn sử dụng NAS như một máy chủ quản trị web thì cần cài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và triển khai hệ thống lưu trữ dữ liệu hỗ trợ làm việc trực tuyến (Trang 56 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)