Chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 92 - 94)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.5. Chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Trƣớc đây, do đời sống khó khăn, trình độ nhận thức thấp, chƣa có nhiều hiểu biết, nên mỗi khi ốm đau, bà con đều phải tự chữa trị bằng các bài thuốc dân gian hoặc cúng bái ( đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tƣ tƣởng mê tín dị đoan, những hủ tục lạc hậu còn tồn tại nhƣ: nghi kị cầm đồ thuốc độc, cúng bái….gây mất an ninh trật tự trên địa bàn) chứ không đến bệnh viện. Từ khi đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhiều ngƣời trong đồng bào dân tộc thiểu số đã biết đƣợc lợi ích khi khám chữa bệnh, mỗi khi đau ốm đều đến bệnh viện để đƣợc các bác sỹ thăm khám, điều trị một cách tốt nhất. Đây là yếu tố rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, chính

sách bảo hiểm y tế đã giúp đồng bào giảm bớt khó khăn về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho họ ổn định cuộc sống, sản xuất; đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đối với Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng.

Trong thời gian tới, để thu hút đƣợc nhiều hơn đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế và nâng cao chất lƣợng hiệu quả của việc khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế, chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng khắc phục triệt để những hạn chế trong việc làm hồ sơ, thủ tục cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tƣợng trên địa bàn huyện, ngoài ra ra cần xem xét thực hiện một số giải pháp sau:

Tăng cƣờng trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng trong việc thƣờng xuyên kiểm tra tình hình thực hiện chính sách pháp luật bảo hiểm y tế tại cơ sở, quyết liệt triển khai các giải pháp phát triển đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế; quan tâm chỉ đạo các ngành và đơn vị sử dụng lao động triển khai công tác hoàn thiện thông tin cá nhân để làm hồ sơ, đáp ứng mục tiêu cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho ngƣời tham gia.

Tiếp tục tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể… tuyên truyền với các hình thức, nội dung đa dạng, giúp ngƣời dân hiểu, nắm rõ bản chất, vai trò, ý nghĩa và tính ƣu việt của chính sách bảo hiểm y tế cũng nhƣ các quy định cơ bản của pháp luật về bảo hiểm y tế, để nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đơn vị và mọi ngƣời dân hiểu ý nghĩa nhân văn, tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm y tế.

Từng bƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng tổ chức, cung cấp các dịch vụ y tế, cải thiện tốt hơn tinh thần, thái độ, cung cách phục vụ, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà của các cơ sở khám chữa bệnh BHYT

ở các xã, thị trấn.

Phòng Y tế huyện cần phát huy vai trò quản lý nhà nƣớc trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT, tham mƣu đầu tƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ, cơ sở hạ tầng của Trung tâm y tế huyện, trạm y tế các xã, đảm bảo quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT.

Thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục Y đức; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ Y, Bác sĩ, cán bộ trong các đơn vị Y tế ở địa phƣơng; nghiêm túc xử lý những hiện tƣợng tiêu cực trong việc khám chữa bệnh khi sử dụng BHYT, nhằm khơi dậy và củng cố niềm tin của nhân dân đối với ngành Y tế trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)