Quan điểm của Đảng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 30 - 81)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.2. Quan điểm của Đảng

Từ nhiều năm qua, mặc dù trong điều kiện còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhƣng Đảng và Nhà nƣớc vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Đặc biệt là từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị - xã hội, phát triển bền vững. An sinh xã hội đƣợc xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Bảo đảm an sinh xã hội là điều kiện để bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Quan điểm trên của Đảng ta đã cho thấy sự chuyển hƣớng và đổi mới quan trọng về đƣờng lối lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực An sinh xã hội. Chính những thành công trong đảm bảo an sinh xã hội đã góp phần tạo ra sự ổn định trong xã hội, đƣa sự nghiệp đổi mới vƣợt qua giai đoạn khó khăn nhất. Cùng với những thành tựu trong thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, nhận thức về An sinh xã hội cũng đƣợc tiến thêm một bƣớc mới.

Đại hội VII (năm 1991) chỉ rõ: Mục tiêu tổng quát trong năm năm tới (1991-1995) là vƣợt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, tăng cƣờng ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đƣa đất nƣớc ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay.

hội (năm 1991) đã xác định rõ hơn: Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất. Nhà nƣớc tạo môi trƣờng và điều kiện cho mọi ngƣời lao động có việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện lao động.

Đại hội VIII (năm 1996) chỉ rõ: Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và trong suốt quá trình phát triển.

Nghị quyết Đại hội X của Đảng nêu rõ: " Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm toàn dân.., đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội" [24 ,tr.101-102].

Đến Đại hội XI của Đảng, nhận thức về hệ thống chính sách an sinh xã hội tiếp tục đƣợc hoàn thiện và nâng lên tầm chiến lƣợc về phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn mới, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đại hội tiếp tục làm rõ những quan điểm, định hƣớng, nội dung cụ thể cho từng chính sách an sinh xã hội: "Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thƣơng, vƣợt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống... [25, tr.228-229].

Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (đƣợc bổ sung, phát triển năm 2011) đƣợc thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI đƣa ra những định hƣớng về thực hiện các chính sách xã hội:

Kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và từng chính sách; phát triển hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.

Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đặt ra yêu cầu "Chính sách xã hội phải đƣợc đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong thời kỳ"... thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời ngƣời có hoàn cảnh khó khăn.

Trên cơ sở xem xét thực trạng hệ thống an sinh xã hội hiện hành, bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nƣớc và kinh nghiệm quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ: " Trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm thích đáng đến các tầng lớp, bộ phận yếu thế trong xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khắc phục xu hƣớng gia tăng phân hóa giàu - nghèo, bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội bền vững. …" [26, tr.135].

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ phƣơng hƣớng: “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con ngƣời; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trƣờng văn hoá, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh; chú trọng nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế, chất lƣợng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi ngƣời dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” [20, tr 116].

Để thực hiện có hiệu quả, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội cần nắm vững những quan điểm sau:

Thứ nhất, phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Gắn các chính sách an sinh xã hội với các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực tăng trƣởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.

Thứ hai, không ngừng đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tạo tiền đề, điều kiện vật chất, tài chính làm bệ đỡ cho cho hệ thống an sinh xã hội.

Thứ ba, chọn phát triển mô hình an sinh xã hội dựa trên quan điểm của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) với các bộ phận cấu thành là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội và ƣu đãi xã hội. Đây là mô hình phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển của Đảng và Nhà nƣớc ta coi: Con ngƣời là động lực, mục tiêu của sự phát triển.

Thứ tƣ, từng bƣớc xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội mang tính toàn dân, mở rộng khả năng tiếp cận và diện bao phủ, bảo đảm ngƣời dân có mức sống tối thiểu, có khả năng liên kết, chống đỡ thành công trƣớc rủi ro.

Thứ năm, chú trọng phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số, các đối tƣợng bị tác động bởi cải cách kinh tế và xã hội, nhƣ lao động di cƣ, ngƣời thuộc diện thu hồi đất, bị tác động bởi khủng hoảng, ngƣời có công, trẻ em, ngƣời già, ngƣời tàn tật…

Thứ sáu, nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện an sinh xã hội, đồng thời mở rộng sự tham gia của cộng đồng xã hội vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội dƣới hình thức xã hội hóa.

Thứ bảy, từng bƣớc phát triển các chính sách an sinh xã hội với nội dung, cách tiếp cận và chuẩn mực quốc tế; huy động sự liên kết, hợp tác khu vực và quốc tế thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với ngƣời lao động trong bối cảnh di chuyển lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

1.2.3. An sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

1.2.3.1. Một số đặc điểm cơ bản về các tộc người dân tộc thiểu số ở nước ta ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội

phát triển trên lãnh thổ Việt Nam, đã sớm hình thành một số đặc điểm cơ bản, những đặc điểm này có tác động rất lớn đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với ngƣời dân tộc thiểu số. Cụ thể nhƣ sau:

- Thứ nhất, trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 (đƣợc Quốc hội nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 09/11/1946) đã đƣa ra nguyên tắc : Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp,

tôn giáo. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đề ra: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển…” ; Đặc biệt, ngày 12/3/2003, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban

chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX đã có Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc. Chiến lƣợc phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020, đƣợc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) xác định: “...

Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chú trọng phát triển hạ tầng KT-XH“. Tại Quyết định số 449/QĐ-TG ngày 12/3/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã đưa ra quan điểm và mục tiêu như sau:“..“...Kiên trì, nhất quán thực hiện chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ, đảm bảo ổn định, phát triển và hội nhập…”; “..Phát triển KT-XH toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc…”;

Trong sự nghiệp cách mạng, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và chủ tịch Hồ Chí Minh tƣ tƣởng thống nhất dân tộc, bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc không ngừng đƣợc củng cố và phát triển, tạo nên sức mạnh vĩ đại để chiến thắng thiên tai, chiến thắng thù trong, giặc ngoài đem lại thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong Thư gửi Đại hội các dân

tộc thiểu số miền Nam ngày 19/4/1946, đƣợc tổ chức tại Plâycu (Tỉnh Gia Lai) chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những lời tâm huyết: "Đồng bào Kinh hay

Thổ (Tày), Mường hay Mán (Dao), Gia rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt"

[44, tr.126].

Trong giai đoạn cách mạng trƣớc đây, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với các dân tộc thiểu số đã cố gắng thể hiện tƣ tƣởng đó của Bác Hồ. Nhờ vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã tập hợp, đoàn kết đƣợc đông đảo các dân tộc trong nƣớc, xây dựng các khu căn cứ cách mạng, góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và đƣa cả nƣớc cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc ngày nay, để thực hiện bình đẳng, đoàn kết và tƣơng trợ giữa các dân tộc thì cần tiếp tục khắc phục những định kiến, những ngộ nhận, những điều không tin cậy lẫn nhau và điều cơ bản nhất là phải tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và văn hóa tộc ngƣời của mỗi dân tộc. "Chống những thái độ, hành động biểu thị tƣ tƣởng "dân tộc lớn" và những biểu hiện của tƣ tƣởng dân tộc hẹp hòi" [25, tr.98].

- Thứ hai, các dân tộc trong nước cùng chung sống trên lãnh thổ Việt

Nam, không có lãnh thổ riêng, chế độ chính trị- kinh tế riêng. Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất.

Trên thực tế, các dân tộc Việt Nam từ xƣa đến nay sống xen kẽ, hòa hợp với nhau, thƣơng yêu, giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt ngƣời Kinh hay ngƣời ngƣời dân tộc.

Tuy nhiên, trong những năm qua, mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực trong quá trình đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số có đƣợc nâng lên đáng kể, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên đến nay, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở

miền núi (nhất là vùng sâu, vùng xa..) vẫn là một vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính tự nhiên, tự cung, tự cấp. Tỉ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so với bình quân chung cả nƣớc, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lƣợng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn…Đây là nguồn gốc của sự không bình đẳng giữa các dân tộc. Giải quyết hậu quả lịch sử này cần có những chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của từng địa phƣơng và phải đƣợc thực hiện một cách tích cực, bền bỉ lâu dài của các dân tộc thì mới đảm bảo cho các dân tộc ít ngƣời từng bƣớc tiến kịp trình độ chung của xã hội.

- Thứ ba, địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu là

vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Địa thế miền núi hiểm trở và lòng yêu nƣớc của đồng bào dân tộc thiểu số đã trở thành vùng căn cứ địa cách mạng của cả nƣớc trong hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc. Ngày nay, Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nơi có một vị trí địa- chính trị vô cùng quan trọng và phức tạp, các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội luôn cần đƣợc đảm bảo; tăng cƣờng xây dựng, củng cố đoàn kết thống nhất toàn dân là việc làm hết sức cần thiết, để có sức mạnh phát triển kinh tế- xã hội; đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

- Thứ tư, Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa độc

đáo riêng, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng, chính sách tạo mọi điều kiện để duy trì, phát triển ngôn ngữ, chữ viết, bản sắc

văn hóa của các dân tộc khắp mọi miền đất nƣớc.

Trên cơ sở đó, trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với các vùng miền nơi có đồng bào dân tộc thiểu số cƣ trú, vấn đề văn hóa và tín ngƣỡng của các dân tộc cần phải đƣợc tôn trọng và bảo vệ thì chính sách an sinh xã hội mới đem lại hiệu quả tích cực.

Ngoài ra, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năng lực, trình độ cán bộ xã, phƣờng còn nhiều hạn chế; hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ở nhiều nơi chƣa sát dân, chƣa tập hợp đƣợc đồng bào trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong sự nghiệp đổi mới.

Bên cạnh đó, trong những năm qua đạo Công giáo, Tin lành đƣợc truyền bá, phát triển mạnh, số tín đồ ngƣời dân tộc thiểu số tăng nhanh chóng, bất thƣờng, tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần của một bộ phận cộng đồng, gây ảnh hƣởng tới việc thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Hiện nay, ở các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề "Dân tộc", "tôn giáo" tìm mọi cách lôi kéo

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 30 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)