Đối với chính sách ƣu đãi ngƣời có công, thƣơng bệnh binh, gia

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 81 - 84)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.1. Đối với chính sách ƣu đãi ngƣời có công, thƣơng bệnh binh, gia

Ƣu đãi và chăm sóc ngƣời có công luôn là một chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trong suốt hơn 70 năm qua, kể từ khi Bác Hồ lấy ngày 27/7 là ngày Thƣơng binh - Liệt sĩ, hệ thống pháp luật, chính sách ƣu đãi ngƣời có công đã không ngừng đƣợc hoàn thiện và đƣợc thực hiện đồng bộ; góp phần tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào việc "Đền ơn đáp nghĩa", chăm lo, trợ giúp ngƣời có công và tạo điều kiện để ngƣời có công tiếp tục vƣợt qua khó khăn, ổn định

cuộc sống.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập và thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trƣơng, chính sách của

Đảng, Nhà nƣớc và các Chỉ thị, Nghị quyết của trên đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng. Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công thời gian qua là cán bộ ở chính quyền địa phƣơng chƣa nắm vững các chỉ thị, hƣớng dẫn của cấp trên về nội dung này, nên việc triển khai còn lúng túng, bất cập, thiếu đồng bộ. Bởi vậy, cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan đơn vị cần tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi cán bộ, đảng viên các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, giá trị to lớn, ý nghĩa nhân văn của việc thực hiện công tác chính sách nói chung, công tác thƣơng binh, liệt sĩ, ngƣời có công nói riêng trên địa bàn huyện. Đó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là tình cảm, đạo lý của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi ngƣời dân đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh; trên cơ sở đó, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nƣớc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ trong thời kỳ mới.

Hai là, tăng cƣờng xã hội hóa, đẩy mạnh sâu rộng phong trào “Đền ơn

đáp nghĩa”. Các cấp chính quyền địa phƣơng, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để đƣa phong trào 'Đền ơn đáp nghĩa" phát triển sâu rộng hơn nữa trong mọi tầng lớp nhân dân. Động viên và kết hợp tốt các nguồn lực với nhiều hình thức, biện pháp phong phú; hết sức chú ý tạo điều kiện thuận lợi để các đối tƣợng chính sách tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cƣờng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cống hiến trí tuệ cho công cuộc đổi mới ở địa phƣơng.

Ba là, thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chƣơng trình

quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, giảm nghèo… tạo điều kiện cho bản thân ngƣời có công và gia đình họ (đặc biệt là con của họ) học tập, học nghề, tạo việc làm, phát triển về kinh tế nhằm ổn định, nâng cao đời sống gia đình, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc.

Bốn là, chú trọng việc cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm phiền hà

cho đối tƣợng chính sách nhƣng vẫn đảm bảo chính xác; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời và sâu rộng các văn bản qui định về chính sách ƣu đãi ngƣời có công; phát huy dân chủ và công khai trong việc thực hiện chính sách, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong việc thực hiện chính sách.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra viêc xác nhận và thực hiện chế độ ƣu đãi đối với ngƣời có công; xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu trong việc thực hiện chính sách ngƣời có công.

Giải quyết dứt điểm những hồ sơ còn tồn đọng theo Chỉ thị số 23/ CT- TTg ngày ngày 27/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về Tổng rà soát thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công cách mạng.

Năm là, bồi dƣỡng nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên

môn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách ở các địa phƣơng để làm tốt vai trò tham mƣu cho cấp uỷ, chính quyền trong công tác thƣơng binh, liệt sỹ và ngƣời có công.

Thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, ngƣời có công với cách mạng trong thời gian tới là việc làm thiết thực thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn”của dân tộc Việt Nam. Làm tốt điều đó sẽ góp phần tôn vinh và tri ân công ơn to lớn đối với các anh hùng liệt sĩ, thƣơng binh, những ngƣời có công với nƣớc đã hy sinh xƣơng máu, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)