7. Kết cấu của Luận văn
3.2.6. Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho
ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn đồng bào dân tộc thiểu số
3.2.6.1. Bảo đảm giáo dục tối thiểu
Phát triển giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc để đồng bào có điều kiện vƣơn lên hoà nhập cùng đồng bào cả nƣớc và thực hiện quyền bình đẳng của mình về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Vân Canh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Trong thời gian tới Đảng bộ, chính quyền và ngành giáo dục huyện cần quan tâm và thực hiện một số vấn đề sau:
Triển khai nghiêm túc, linh hoạt và sáng tạo các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Nghị quyết, Kết luận chuyên đề của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện lần thứ XIX về lĩnh vực giáo dục.
Tiếp tục xác định giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò quan trọng; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, giáo dục thật sự là sự nghiệp của toàn dân, một trong những giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục thực hiện các chiến lƣợc, chƣơng trình, đề án về giáo dục. Mở rộng và tăng cƣờng các chế độ hỗ trợ, nhất là đối với thanh niên, thiếu niên thuộc hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số để bảo đảm phổ cập giáo dục bền vững.
Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn thể từ huyện đến cơ sở phối hợp với nhà trƣờng và Hội phụ huynh học sinh tăng cƣờng vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh các cấp học.
Mở rộng mô hình trƣờng bán trú; tiếp tục thực hiện đề án phổ cập mầm non cho trẻ dƣới 5 tuổi. Phấn đấu "đến năm 2025 có 100% trẻ em đi học đúng
độ tuổi ở bậc mầm non, 99% học sinh tiểu học hàng năm vào trung học cơ sở,
80% học sinh ra lớp ở bậc trung học phổ thông" (Nghị quyết 04- NQ/HU,
ngày 21/3/2016 của Huyện ủy Vân Canh về nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo).
Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu số, có trình độ cả về sƣ phạm và kiến thức. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ đãi ngộ và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục sao cho họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với sự nghiệp "trồng ngƣời" ở chính quê hƣơng của họ. Kiên quyết xử lý những giáo viên yếu kém, phẩm chất xấu, không đủ năng lực giảng dạy ra khỏi môi trƣờng giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
Triển khai chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy học phù hợp với điều kiện học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh ngƣời DTTS.
Đối với sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số, chính quyền địa phƣơng cần tham mƣu với các cấp lãnh đạo có chính sách đặc thù tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm sau khi tốt nghiệp các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp… để tránh lãng phí tiền của, công sức của bản thân học sinh, gia đình và nguồn nhân lực cho sự phát triển các vùng dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng ở nƣớc ta hiện nay.
3.2.6.2. Bảo đảm y tế tối thiểu
Ngoài việc tổ chức thực hiện toàn diện thƣờng xuyên các nhiệm vụ, giải pháp đƣợc xác định trong Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII về " Tăng cƣờng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" và Kế hoạch số 27- KH/TU, ngày 15/4/2018 của Tỉnh ủy Bình Định về thực hiện Nghị quyết 20 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và ngƣời dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong thời gian đến, các cấp chính quyền địa phƣơng các đơn vị có liên quan trên lĩnh vực công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện cần thực hiện hiệu quả một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc,
phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Xác định mục tiêu, chỉ tiêu về y tế và các lĩnh vực ảnh hƣởng đến sức khỏe nhƣ môi trƣờng, thể dục, thể thao, văn hóa…vào Nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp, các địa phƣơng để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế phối hợp để huy động sự tham gia của Mặt trận, các đoàn thể và của cả cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân; đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng ngành, từng cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ.
Thứ hai, Phòng y tế, Trung tâm y tế và các đơn vị có liên quan xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện các Đề án của tỉnh, Trung ƣơng về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân; tiến hành tổng điều tra về dinh dƣỡng trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai thực hiện Đề án về dinh dƣỡng, giai đoạn 2020-2030.
Thứ ba, tiếp tục triển khai chiến lƣợc, các chƣơng trình, đề án về y tế; cải
thiện dịch vụ khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa trung tâm huyện. Hoàn thiện việc phân công quản lý các đơn vị thuộc ngành y tế ở địa phƣơng.
Thứ tư, khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ y tế tham gia các khóa
bồi dƣỡng ngôn ngữ DTTS để thuận lợi cho việc giao tiếp và thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao.
Thứ năm, tăng cƣờng đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ
thuật cho 7 trạm y tế xã; tiến tới bảo đảm chất lƣợng từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến, khuyến khích ngƣời dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngay tại tuyến dƣới, nhằm giảm tải ở tuyến trên.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống
văn minh, lối sống lành mạnh, vệ sinh; xoá bỏ các tập tục lạc hậu ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn huyện.
3.2.6.3. Bảo đảm nhà ở tối thiểu
Ngƣời DTTS có hoàn cảnh khó khăn là những đối tƣợng yếu thế, nhà ở của họ thƣờng là tạm bợ, dột nát. Trong những năm qua, thực hiện chƣơng trình xóa nhà tạm bợ trên địa bàn huyện, nhiều hộ nghèo nói chung và ngƣời DTTS nói riêng đã có đƣợc những ngôi nhà tƣơng đối đảm bảo an toàn trƣớc mƣa gió, giúp họ an tâm sinh sống. Tuy nhiên, là huyện nghèo, nguồn kinh phí có hạn, đối tƣợng có nhu cầu hỗ trợ xóa nhà tạm bợ còn nhiều… cho nên việc thực hiện Chƣơng trình xóa nhà tạm bợ cho ngƣời dân còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Trong thời gian tới, nhằm thực hiện Chƣơng trình xóa nhà
tạm bợ cho ngƣời nghèo trên địa bàn huyện có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Các cấp chính quyền ở địa phƣơng, tiếp tục rà soát các đối tƣợng trong diện hộ nghèo, ƣu tiên các đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn nhất đảm bảo công khai, đúng đối tƣợng… để có chính sách hỗ trợ giúp các gia đình sửa chữa, hoặc xây mới nhà ở đảm bảo an toàn, giúp họ có chỗ ở ổn định, an tâm sinh sống.
Vận động cán bộ, đảng viên, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện tham gia góp sức, xây dựng Quỹ vì ngƣời nghèo, tăng nguồn lực cho huyện để giải quyết xóa nhà tạm cho ngƣời nghèo trên địa bàn. Mọi nguồn kinh phí phải đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, không để xảy ra tiêu cực trọng quá trình thực hiện;
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia học nghề, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chống tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại, cải thiện mức sống gia đình, tích cực vƣơn lên trong cuộc chiến "xóa đói giảm nghèo".
Tuyên truyền, vận động các hộ nghèo, ở vùng khó khăn không thuận lợi cho việc đi lại, không có khả năng kéo điện và không thực hiện đƣợc các chính sách ASXH… về những khu tái định cƣ trên địa bàn huyện đã đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giúp họ từng bƣớc ổn định, cải thiện mọi mặt đời sống, vƣơn lên hòa nhập với cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn huyện không có nhà ở dột nát và trên 75 % nhà ở đạt tiêu chuẩn.
3.2.6.4. Bảo đảm nước sạch cho người dân
Trong những năm qua, thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, trên địa bàn huyện đến nay có trên 85% ngƣời dân tộc thiểu số đã đƣợc thụ hƣởng nƣớc sạch, góp phần nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân, giảm nhiều công việc nặng nhọc, liên quan đến nƣớc sạch và vệ sinh, cải thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức của nhân dân,
góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa phƣơng.
Tuy nhiên, số lƣợng ngƣời dân tộc thiểu số chƣa đƣợc thụ hƣởng chƣơng trình nƣớc sạch còn nhiều; một số công trình bị xuống cấp, hƣ hỏng… Để đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu về nƣớc sạch của ngƣời dân, đồng thời phát huy có hiệu quả những công trình nƣớc sạch đã đầu tƣ, trong thời gian đến huyện cần tiếp tục thực hiện một số vấn đề sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của ngƣời dân và cộng đồng về nƣớc sạch.
Tiếp tục bố trí nguồn vốn xây dựng thêm những công trình nƣớc sạch ở các địa phƣơng chƣa có hệ thống nƣớc sạch, đồng thời duy tu, bảo dƣỡng những công trình đã xuống cấp hoặc hƣ hỏng;
Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ xử lý nƣớc hộ gia đình, sử dụng vật liệu truyền thống sẵn có ở địa phƣơng và vật liệu mới.
3.2.6.5. Bảo đảm thông tin cho người dân
Hiện nay trên địa bàn huyện hầu hết các xã đều có điểm phục vụ bƣu chính, viễn thông; có 46/48 thôn có Internet và có trên 80 % hộ dân đƣợc xem truyền hình; ở các xã đều có đài truyền thanh phát lại, tuy nhiên hệ thống đài phát thanh ở các địa phƣơng đã xuống cấp nghiêm trọng, đội ngũ cán bộ làm văn hóa ở các xã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Để đáp ứng nhƣ cầu thông tin của ngƣời dân, trong thời gian tới ở các địa phƣơng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền ở đại phƣơng; tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ phụ trách công tác thông tin truyền thông ở các xã; ƣu tiên đầu tƣ nâng cấp các trạm phát thanh ở các xã…
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện chính sách ASXH đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Vân Canh đã trình bày ở Chƣơng 2, với những kết quả đã đạt đƣợc và hạn chế, nguyên nhân cùng các quan điểm định hƣớng của Đảng, và quan điểm định hƣớng chính sách ASXH đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Trong Chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra một số bài học kinh nghiệm và các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ASXH đối với đồng bào DTTS trên các lĩnh vực: Chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, chính sách BTXH, chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chính sách BHXH và chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS, bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời dân.
Các giải pháp trên góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ASXH đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Vân Canh trong thời gian tới nhằm thúc đẩy ASXH phát triển ngang bằng với chính sách phát triển kinh tế mà Đảng đã đề ra.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng công tác an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ phát triển xã hội ngang tầm và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế trong mỗi chính sách, mỗi giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, sự lãnh đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng bộ và chính quyền địa phƣơng, cũng nhƣ sự nỗ lực vƣơn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số, huyện Vân Canh đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu rất quan trọng: Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số và các đối tƣợng yếu thế đƣợc cải thiện và nâng cao; an ninh chính trị, trật tự xã hội đƣợc ổn định; niềm tin của nhân dân nói chung và các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nói riêng đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc ngày càng đƣợc tăng cƣờng, củng cố vững chắc hơn.
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt, nhƣng đồng bào DTTS ở huyện, vẫn đang phải đối mặt với những thách thức về tình trạng nghèo đói; chất lƣợng việc làm kém, thu nhập thấp; chuyển dịch cơ cấu lao động đang theo hƣớng tích cực nhƣng tốc độ còn chậm và các dịch vụ xã hội cơ bản chƣa đáp ứng nhu cầu.
Trong những năm tiếp theo, để thực hiện chính sách ASXH trên cả nƣớc nói chung và ở địa phƣơng nói riêng đạt kết quả tốt, Đảng và Nhà nƣớc phải không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH, rà soát, bổ sung thể chế chính sách ASXH phù hợp với điều kiện của đồng bào DTTS; đồng thời, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng bộ huyện, chính quyền địa phƣơng và sự chung tay của đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện tốt, có hiệu quả chính sách ASXH trên địa bàn huyện, góp phần thành công sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu xây dựng một nƣớc Việt Nam: Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mai Ngọc Anh (2009), ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lí kinh
tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[2]. Ban chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.
[3]. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2016), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,
NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[4]. Mai Ngọc Cƣờng và các cộng sự (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[5]. Mai Ngọc Cƣờng và các cộng sự (2013), Một số vấn đề cơ bản về Chính
sách xã hội ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
[6]. Chi cục Thống kê huyện Vân Canh (2020), Niên giám thống kê huyện Vân Canh giai đoạn 2015-2020, Bình Định.
[7]. Nguyễn Văn Chiều (2011), "Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện an sinh xã hội trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Triết học, (01) [8]. Nguyễn Văn Chiều (2012), "Vai trò của Nhà nƣớc đối với việc đảm bảo an
sinh xã hội trong nền kinh tế thị trƣờng", Tạp chí Triết học, ( 02 ). [9]. Nguyễn Văn Chiều (2012), "Một số vấn đề về thực hiện chính sách an
sinh xã hội ở nƣớc ta hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, (09). [10]. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12