Đối với chính sách bảo trợ xã hội đối với ngƣời cao tuổi, ngƣờ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 84 - 88)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.2. Đối với chính sách bảo trợ xã hội đối với ngƣời cao tuổi, ngƣờ

ngƣời cao tuổi neo đơn; trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, nạn nhân chất độc da cam và ngƣời tàn tậtđồng bào dân tộc thiểu số

3.2.2.1. Đối với người cao tuổi

Trong những năm qua, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, nhà nƣớc ta đã có những chính sách ƣu đãi đối với những ngƣời cao tuổi nhƣ: Chính sách bảo trợ xã hội; giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ; Chính sách chúc thọ, mừng thọ… Các chính sách trên đã đƣợc các cấp các ngành, Hội ngƣời cao tuổi các cấp trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện, bƣớc đầu đem lại nhiều kết quả thiết thực, góp phần giúp ngƣời cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội.

Tuy nhiên, đời sống ngƣời cao tuổi (đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu số) còn gặp nhiều khó khăn. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 1.018 ngƣời cao tuổi từ 60 trở lên, trong đó có 473 ngƣời cao tuổi đƣợc hƣởng các chế độ ( chiếm 46,5%), còn 53,5% số ngƣời cao tuổi còn lại chƣa đƣợc hƣởng các chế độ gì, hầu hết họ đều sống phụ thuộc vào con cháu và có mức thu nhập thấp so với mặt bằng xã hội.

Đa phần ngƣời cao tuổi trên địa bàn huyện đều có tình trạng sức khỏe không tốt, mắc các bệnh mãn tính, mang nặng hậu quả chiến tranh, và một số ngƣời là nạn nhân của chất độc da cam…Một bộ phận không nhỏ ngƣời cao tuổi hiện nay sống trong tình trạng đơn thân, không nơi nƣơng tựa. Trong khi đó, mức độ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi còn thấp, phần lớn ngƣời cao tuổi không biết các biểu hiện hoặc cách phòng chống các bệnh thƣờng gặp, vì vậy họ rất cần đƣợc chăm sóc y tế, tham gia các hoạt động thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe. Để thực hiện tốt chính sách ASXH cho ngƣời cao tuổi nói chung và ngƣời cao tuổi là dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn huyện, trong thời gian tới cần

thực hiện tốt một số giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy

đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chƣơng trình, chính sách và bảo đảm an sinh xã hội cho ngƣời cao tuổi. Báo cáo kết quả công tác hằng năm của cấp ủy và chính quyền các cấp ở địa phƣơng phải có nội dung về thực hiện chính sách cho ngƣời cao tuổi nói chung và an sinh xã hội nói riêng.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao

nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và ngƣời dân về chính sách cho ngƣời cao tuổi. Thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ biết kính trọng, biết ơn và chăm sóc, giúp đỡ ngƣời cao tuổi thông qua các buổi sinh hoạt, hội họp, qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng; xây dựng các chuyên mục, chuyên đề hoạt động của ngƣời cao tuổi về nêu gƣơng sáng, đặc biệt nêu gƣơng điển hình về ngƣời cao tuổi làm kinh tế giỏi, hoạt động xã hội tích cực…

Thứ ba, thƣờng xuyên phát động nhiều phong trào và huy động nhiều

nguồn lực để hỗ trợ khó khăn thƣờng xuyên cho ngƣời cao tuổi. Rà soát, giải quyết kịp thời các chính sách BTXH hàng tháng cho ngƣời cao tuổi là ngƣời DTTS; Vận động xã hội, doanh nghiệp và các thành phần khác cùng đóng góp để chung tay giúp đỡ ngƣời ngƣời cao tuổi, hình thành quỹ tài chính nhằm phục vụ mục tiêu hỗ trợ ngƣời ngƣời cao tuổi mang tính lâu dài. Tích cực vận động viện trợ từ các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài cho các chƣơng trình, dự án đối với ngƣời cao tuổi.

Thứ tư, phát huy vai trò của ngƣời cao tuổi uy tín trong việc tuyên truyền

chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc trong cộng đồng dân cƣ; tạo điều kiện cho các nghệ nhân là ngƣời DTTS truyền đạt những nghề truyền thống có thể bị mai một cho thế hệ trẻ để lƣu giữ và phát triển những nghề truyền thống của địa phƣơng.

Thứ năm, tăng cƣờng công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi.

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao về chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi cho cán bộ y tế tuyến huyện và Trạm y tế xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch tổ chức các chiến dịch để khám sàng lọc một số bệnh thƣờng gặp ở ngƣời cao tuổi và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho ngƣời cao tuổi ở 7 xã, thị trấn; cử cán bộ có chuyên môn tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên Lão khoa.

Thứ sáu, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai công

tác chăm sóc sức khỏe và thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến ngƣời cao tuổi tại các địa phƣơng theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả đối với công tác ngƣời cao tuổi trên địa bàn.

3.2.2.2. Đối với trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người bị nhiễm chất độc hóa học, người tàn tật đồng bàodân tộc thiểu số

Hiện nay trên cả nƣớc nói chung và địa bàn huyện nói riêng các đối tƣợng đƣợc trợ giúp chế độ theo Nghị định 136/ 2013/NĐ- CP. Tuy nhiên, theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội thì chỉ một nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm: Trẻ em dƣới 16 tuổi không có nguồn nuôi dƣỡng, gồm trẻ em bị bỏ rơi chƣa có ngƣời nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và ngƣời còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; trẻ em khuyết tật nặng, đặc biệt nặng là đối tƣợng bảo trợ xã hội mới đƣợc hƣởng chế độ trợ giúp xã hội. Nhƣ vậy, các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc hƣởng chế độ trợ giúp xã hội có phạm vi rất hẹp so với khái niệm các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó, nguồn lực dành cho trợ giúp xã hội còn thấp, chƣa đáp ứng nhu cầu trợ giúp cho các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cơ chế trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hiện nay đã trở nên bất cập, không huy động

đƣợc sự tham gia của khu vực tƣ nhân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự, không tạo môi trƣờng bình đẳng cạnh tranh giữa cơ sở cung cấp dịch vụ công lập và ngoài công lập, phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trƣờng.

Những bất cập ở trên cũng chính là nhu cầu hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới.

Để thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tƣợng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và ngƣời khuyết tật là ngƣời dân tộc thiểu số ở địa phƣơng, trong những năm đến, các phòng, ban, hội đoàn thể huyện cần tiếp tục tăng cƣờng triển khai việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật Ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện. Xây dựng nhiều chƣơng trình chăm sóc trẻ em với nhiều hình thức nhƣ: Chăm sóc tập trung và chăm sóc trẻ em ở cộng đồng. Tích cực vận động các nguồn lực của cộng đồng xã hội, đặc biệt là các nguồn lực của các tổ chức phi chính phủ, từ các chƣơng trình, dự án lớn để tạo đột phá trong công tác chăm sóc trẻ em, ngƣời khuyết tật.

Tăng cƣờng tuyên truyền về các chế độ chính sách đối với ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học, ngƣời tàn tật; về các tấm gƣơng vƣơn lên hòa nhập trong cuộc sống. Tổ chức thực hiện tốt chế độ BTXH, đảm bảo 100% cho các đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời khuyết tật đƣợc hƣởng trợ cấp thƣờng xuyên đúng quy định.

Lồng ghép các chƣơng trình tổ chức khám sáng lọc nhằm giúp trẻ em phát hiện dị tật bẩm sinh, chữa tim bẩm sinh; trẻ em khuyết tật đƣợc phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, vận động gia đình đƣa trẻ khuyết tật còn có khả năng học tập theo học tại các lớp chuyên biệt, hòa nhập cộng đồng.

Vận động các doanh nghiệp chung tay góp sức, xây dựng nhà, sửa chữa nhà, hệ thống nƣớc sạch, công trình vệ sinh phù hợp với ngƣời khuyết tật tại vùng đồng bào DTTS đang sinh sống. Tổ chức các lớp đào tạo nghề miễn phí

cho ngƣời khuyết tật có nhu cầu học nghề, hƣớng dẫn làm ăn, tạo điều kiện thuận lợi để ngƣới khuyết tật đƣợc vay vốn ƣu đãi để sản xuất, vận động các doanh nghiệp nhận ngƣời khuyết tật vào làm việc tại cơ sở. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ngƣời khuyết tật có điều kiện nâng cao đời sống tinh thần, ngày càng hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Chính quyền địa phƣơng cần cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp về công tác bảo trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời khuyết tật vào chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; ban hành các chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời khuyết tật. Chủ động cân đối nguồn lực phù hợp để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.

Tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, giám sát, nghiêm khắc xử lý những sai phạm, từng bƣớc khắc phục, hạn chế những tiêu cực trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội

Chính quyền địa phƣơng cần xây dựng cơ sở dữ liệu về tất cả các đối tƣợng xã hội ở huyện để thuận lợi theo dõi, triển khai các hoạt động, dữ liệu này phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)