2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
“Thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là đô thị trung tâm các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và là một trong 19 đô thị trung tâm của Việt Nam.
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là đô thị động lực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả vùng Tây Đông Bắc.”
“Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng. Nơi đây còn là thành phố cụng nghiệp, cụng nghệ kỹ thuật cao. Đõy cũng là cửa ngừ vựng Tõy Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc).”
“Thành phố Việt Trì là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc XHCN với các ngành dệt, giấy, hoá chất, sứ… và còn được gọi thành phố ngã ba sông vì nằm gần nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô và sông Đà thành sông Hồng. Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc. Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm thành phố nhìn về phía Tây là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây - Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.”
“Thành phố Việt Trì nằm ở phía đông của tỉnh Phú Thọ, phía bờ tả ngạn sông Hồng, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 350 km về phía Đông, cách thành phố cảng Hải Phòng 140 km về phía Tây Bắc.
Nằm ở Ngã ba Hạc, nơi có con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lô và sông Đà xanh biếc thành dòng sông Hồng; là đỉnh đầu của vùng Tam giác châu thổ sông Hồng, lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vì thế, Việt Trì còn được biết đến với cái tên thân thương: Thành phố ngã ba sông.”
“Địa giới hành chính của Việt Trì như sau: Phía bắc giáp các xã Phù Ninh, An Đạo, Vĩnh Phú huyện Phù Ninh; phía tây và tây Nam giáp các xã Sơn Vi, Cao Xá, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn huyện Lâm Thao; phía Nam giáp xã Cổ Đô, Tản Hồng, Châu Sơn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; phía Đông giáp các xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, xã Bồ Sao, xã Cao Đại, xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường, xã Cao Phong, xã Đức Bác, xã Tứ Yên, xã Yên Thạch huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.”
“Thành phố Việt Trì có diện tích đất tự nhiên 11.175 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 5.449,56 ha, chiếm 48,77%; đất phi nông nghiệp 5.509,22 ha, chiếm 49,3%; đất chưa sử dụng 216,22 ha, chiếm 1,93%. Riêng diện tích đất 10 xã là 6.669,61 ha chiếm 59,8% tổng diện tích đất tự nhiên thành phố, diện tích đất nông nghiệp 4.064,06 ha chiếm 60,93%, đất phi nông nghiệp là 2.512,9 ha chiếm 37,68%, đất chưa sử dụng 92,65 ha chiếm 1,39% tổng diện tích đất tự nhiên của 10 xã. Nhiệt độ trung bình năm 23oC, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.700 mm; số giờ nắng trong năm 3.100 giờ; trung bình hàng năm ảnh hưởng từ 3-5 cơn bão; nguồn nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là nước sông Lô và một phần nguồn nước ngầm là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.”
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng
“- Về dân số: Thành phố Việt Trì tính đến thời điểm hết năm 2019 là 215.821 người; thành thị chiếm 67.6%, nông thôn chiếm 32.4%; mật độ dân số khoảng 1.931 người/km2.”
“- Về kinh tế: Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, các ngành, lĩnh vực phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với thực hiện khâu đột phá về phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch. Một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của thành phố đạt được năm 2019: Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) đạt 8,7%;
giá trị tăng thêm bình quân người/năm đạt 96,8 triệu đồng; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 7.500 tỷ đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 925.291 triệu đồng; giá trị sản phẩm bình quân/ha đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản đạt 110 triệu đồng.”
“- Về phát triển đô thị: Tỷ lệ kiên cố hoá đường giao thông nông thôn đạt 82%; Tỷ lệ các tuyến đường chính đô thị được chiếu sáng 100%.”
“- Về văn hoá - xã hội và môi trường: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,1%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 0,61%; giải quyết việc làm cho 3.995 lao động (trong đó xuất khẩu lao động 617 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo 42%; cơ cấu lao động trong các ngành: công nghiệp và xây dựng chiếm 43,19%; các ngành dịch vụ chiếm 45,81%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 11%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 8,32%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,5%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 99,9%; tỷ lệ khu dân cư tập trung được thu gom rác thải đạt 100%; tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hoá đạt 96%; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 đạt 100%, đi mẫu giáo đạt 100%.”
“- Về quốc phòng, an ninh: Tỷ lệ xã, phường an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu 100%; tỷ lệ về số đơn vị thực hiện tốt phong trào Bảo vệ an ninh tổ quốc 100%.”
2.1.3. Đặc điểm tổ chức đơn vị hành chính của thành phố Việt Trì
Thành phố Việt Trì được thành lập ngày 04/6/1962 và được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ theo Quyết định số 528/QĐ-TTg ngày 04/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tp Việt Trì có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường và 09 xã, các phường:
Dữu Lâu, Vân Cơ, Nông Trang, Tân Dân, Gia Cẩm, Tiên Cát, Thọ Sơn, Thanh Miếu, Bạch Hạc, Bến Gót, Vân Phú, Minh Phương, Minh Nông và các xã: Phượng Lâu, Thuỵ Vân, Trưng Vương, Sông Lô, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình. Tổng diện tích đất tự nhiên của 09 xã là 6.201,81 ha, chiếm 55,4% tổng diện tích đất tự nhiên Thành phố.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về các xã thuộc thành phố Việt Trì, năm 2019
STT Xã Diện tích
tự nhiên (ha)
Diện tích đất nông nghiệp
(ha)
Dân số (người)
Số hộ dân (hộ)
Thu nhập bình quân đầu người năm 2019
(Tr.
đồng/người/n ăm)
1 Thụy Vân 986,71 518,56 14.653 3.597 40,15
2 Hùng Lô 205,11 113,08 6.505 1.914 36,2
3 Sông Lô 537,81 296,98 5.152 1.388 42,5
4 Phượng Lâu 538,96 355,19 4.854 1.546 38,0
5 Thanh Đình 804,04 558,16 8.437 2.195 42,8
6 Trưng Vương 578,07 301,76 8.715 2.559 34,1
7 Hy Cương 707,85 490,22 5.738 1.672 33,5
8 Chu Hoá 883,1 649,06 6.183 1.738 33,35
9 Kim Đức 960,16 760,96 9.708 2.818 37,3
Tổng 6.201,81 4.064,06 72.770 20.194 37,14 Nguồn: Phòng thống kê Tp Việt Trì, 2019
2.1.4. Đánh giá chung a). Thuận lợi
Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Phú Thọ, vì vậy thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh. Trong những năm qua thành phố luụn nhận thức rừ việc phỏt triển kết cấu hạ tầng là điều kiện đầu tiờn và quyết định tạo đà cho sự phát triển. Vì vậy trong phương hướng phát triển của thành phố, kết cấu hạ tầng đã được đặc biệt chú trọng, trong đó hệ thống giao thông được quan tâm đúng mức. Hiện nay, hệ thống giao thông nội thị, nhất là những tuyến giao thông kết nối với bên ngoài đã được nâng cấp, mở rộng. Vị trí địa lý của thành phố khá thuận lợi giao thông đường bộ có quốc lộ 2 Hà Nội - Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang; tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua (nút giao IC7), tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và hệ thống giao thông đường thuỷ (sông Lô và sông Thao) nên trong tương lai sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố như: khu công nghiệp Thuỵ Vân, cụm công nghiệp Bạch Hạc … là cơ hội để công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, tạo điều kiện để Thành phố sắp xếp lại lực lượng lao động tại chỗ, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống khu vực nông thôn góp phần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, công tác chăm sóc sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được từng bước nâng lên. Vấn đề phát triển mạng lưới điện, nước, bưu chính viễn thông cũng là một yếu tố quan trọng để thành phố đẩy nhanh tốc độ phát triển. Các dịch vụ này đã ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Bên cạnh đó, “xác định người dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, thành phố Việt Trì đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện để đem lại hiệu quả cao. Kết quả đạt được đó là nhân dân đóng góp đất đai, hoa màu trong việc đầu tư xây dựng mở rộng các tuyến đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng.”
“Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, UBMTTQ Việt Nam thành phố và các hệ thống chính trị của thành phố đã xác định và chủ động chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện một số nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đồng thời nhận thwusc và ý thức của người dân các xã về XD NTM đã được nâng lên.”
b). Khó khăn
“Chương trình Quốc gia XDNTM diễn ra trong giai đoạn kinh tế cả nước nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng gặp nhiều khó khăn (trong những năm khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu). Cả nước dốc sức vào giải cứu nền kinh tế bằng cách tăng đầu tư công để thúc đẩy sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động nên nguồn vốn dành cho XD NTM có hạn. Kinh tế tập thể tuy đã được chú trọng phát triển nhưng chậm và hiệu quả chưa cao, kinh tế trang trại, gia trại ở quy mô nhỏ, công nghiệp - dịch vụ chưa phát triển đồng bộ. Việc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từng ngành hàng nông sản còn nhiều hạn chế, hoạt động kém hiệu quả, việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông thôn còn hạn chế, nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc bố trí vốn, huy động vốn đầu tư chưa đáp ứng được phương hướng phát triển đề ra, nên các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa thực hiện được tốt chức năng tiền đề cho phát triển KT-XH.”
Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. “Nhiều nới vẫn còn trông chờ vào đầu tư từ ngân sách nhà nước. Khi mới triển khai thực hiện, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của Chương trình, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Đã có tình trạng người lao động di chuyển vào đô thị và đi các thành phố tìm kiếm công ăn việc làm với mong muốn nhận được thu nhập cao hơn.”
2.2. Thực trạng phát triển nông thôn mới của thành phố Việt Trì tỉnh Phú