Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 36)

a). Thuận lợi

Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Phú Thọ, vì vậy thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh. Trong những năm qua thành phố luôn nhận thức rõ việc phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện đầu tiên và quyết định tạo đà cho sự phát triển. Vì vậy trong phương hướng phát triển của thành phố, kết cấu hạ tầng đã được đặc biệt chú trọng, trong đó hệ thống giao thông được quan tâm đúng mức. Hiện nay, hệ thống giao thông nội thị, nhất là những tuyến giao thông kết nối với bên ngoài đã được nâng cấp, mở rộng. Vị trí địa lý của thành phố khá thuận lợi giao thông đường bộ có quốc lộ 2 Hà Nội - Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang; tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua (nút giao IC7), tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và hệ thống giao thông đường thuỷ (sông Lô và sông Thao) nên trong tương lai sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố như: khu công nghiệp Thuỵ Vân, cụm công nghiệp Bạch Hạc … là cơ hội để công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, tạo điều kiện để Thành phố sắp xếp lại lực lượng lao động tại chỗ, tăng thu nhập và cải thiện đời

sống khu vực nông thôn góp phần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, công tác chăm sóc sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được từng bước nâng lên. Vấn đề phát triển mạng lưới điện, nước, bưu chính viễn thông cũng là một yếu tố quan trọng để thành phố đẩy nhanh tốc độ phát triển. Các dịch vụ này đã ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Bên cạnh đó, “xác định người dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, thành phố Việt Trì đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện để đem lại hiệu quả cao. Kết quả đạt được đó là nhân dân đóng góp đất đai, hoa màu trong việc đầu tư xây dựng mở rộng các tuyến đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng.”

“Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, UBMTTQ Việt Nam thành phố và các hệ thống chính trị của thành phố đã xác định và chủ động chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện một số nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đồng thời nhận thwusc và ý thức của người dân các xã về XD NTM đã được nâng lên.”

b). Khó khăn

“Chương trình Quốc gia XDNTM diễn ra trong giai đoạn kinh tế cả nước nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng gặp nhiều khó khăn (trong những năm khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu). Cả nước dốc sức vào giải cứu nền kinh tế bằng cách tăng đầu tư công để thúc đẩy sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động nên nguồn vốn dành cho XD NTM có hạn. Kinh tế tập thể tuy đã được chú trọng phát triển nhưng chậm và hiệu quả chưa cao, kinh tế trang trại, gia trại ở quy mô nhỏ, công nghiệp - dịch vụ chưa phát triển đồng bộ. Việc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từng ngành hàng nông sản còn nhiều hạn chế, hoạt động kém hiệu quả, việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông thôn còn hạn chế, nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc bố trí vốn, huy động vốn đầu tư chưa đáp ứng được phương hướng phát triển đề ra, nên các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa thực hiện được tốt chức năng tiền đề cho phát triển KT-XH.”

Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. “Nhiều nới vẫn còn trông chờ vào đầu tư từ ngân sách nhà nước. Khi mới triển khai thực hiện, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của Chương trình, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Đã có tình trạng người lao động di chuyển vào đô thị và đi các thành phố tìm kiếm công ăn việc làm với mong muốn nhận được thu nhập cao hơn.”

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 36)

w