Định hướng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở Tp Việt Trì

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 75 - 78)

- Nguyên nhân chính

c. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Tp Việt Trì

3.1.2. Định hướng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở Tp Việt Trì

Thành phố Việt Trì coi trọng hiệu lực, hiệu quả xây dựng nông thôn mới. Lấy hiệu quả làm tiêu chí cao nhất cho cả trước mắt và klaau dài. Gắn XD NTM với phát triển đô thị (khu vực nội đô). Phấn đấy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Việt Trì phải luôn ổn định và bền vững.

“Phát triển nông thôn mới gắn triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn với thực hiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ caotrở thành phổ biến. Tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với các nông sản chủ lực trên địa bàn, tạo ra bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá đạt năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập và đời sống người dân.”

Khai thác hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý (đường bộ, đường thuỷ), khu - cụm công nghiệp sẵn có và được quy hoạch, giữ vững và phát triển thương hiệu các nông sản nổi tiếng, sản phẩm làng nghề của địa phương, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ.

3.1.2.1. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của Tp Việt Trì đến 2025 a). Mục tiêu chung

“Tiếp tục nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với phát triển đô thị; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát

triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Xác định xây dựng nông thôn mới không chỉ là đầu tư hạ tầng kỹ thuật mà quan trọng là nâng cao ý thức, nếp sống văn minh, văn hóa và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn.”

b). Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 9 xã trong những năm tiếp theo (xã Tân Đức đã sáp nhập thành phường Minh Nông vào đầu năm 2020).

Các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2020-2025:

- Xây dựng 02 xã nông thôn mới nâng cao; 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

- Duy trì, mở rộng và xây dựng thương hiệu cho làng nghề truyền thống bánh chưng, bánh giầy và mì gạo Hùng Lô. Hỗ trợ duy trì hoạt động theo hướng mở rộng quy mô, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Tỷ lệ đường trục khu và đường liên khu được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 100%.

-“Vào mùa mưa tỷ lệ đường làng ngõ xóm sạch, không lầy lội đạt 100%, cứng hóa đạt ≥80%.”

- “Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên 45 triệu đồng / người / năm.” - Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (tính theo giá thu nhập hiện hành) đạt từ 145 triệu đồng trở lên;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,5%.

-“Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn mức độ 2 về xóa mù chữ; đạt và duy trì chuẩn phổ cập mức độ 3 đối với trường tiểu học và trung học cơ sở (xã nông thôn tiên tiến).”

-Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông (trung học phổ thông, bổ túc, trung cấp, học nghề) trở lên đạt 85%.

-Tỷ lệ bảo hiểm ≥90% (cộng đồng đạt chuẩn nông thôn nâng cao) và ≥95% (cộng đồng đạt nông thôn kiểu mẫu).

-Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) bằng hoặc thấp hơn thành phố khi hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nhà ở mới.

- 100% số khu dân cư được công nhận đạt chuẩn Khu dân cư văn hóa.

- “Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo quy định đạt từ 70% trở lên (đối với xã đạt chuẩn NTM nâng cao) và đạt từ 90% trở lên (đối với xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu).”

- Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường ≥80% (đối với xã đạt NTM nâng cao) và ≥90% (đối với xã đạt NTM kiểu mẫu).

- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn, đảm bảo bền vững.

- Giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

- Phát triển mới và nâng cấp các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP, dự kiến danh mục sản phẩm tiêu chuẩn hóa tham gia chương trình OCOP năm 2020 gồm 03 sản phẩm: gạo giống Nhật JO2 của Công ty cổ phần giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam; mì gạo Hùng Lô loại đặc biệt; mì gạo Hùng Lô - mì gạo sạch sinh ra từ làng của Hợp tác xã mì gạo Hùng Lô. Những năm tiếp theo, sản phẩm tiêu chuẩn hóa tham gia chương trình OCOP gồm: Rau an toàn phường Minh Nông; dưa lưới xã Sông Lô, phường Vân Phú; bánh củ mài, bánh dầy Lang Liêu xã Hy Cương; bánh, bún phường Tiên Cát; mật ong xã Phượng Lâu…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w