2.3.1. Những việc UBND thành phố Việt Trì đã thực thi quản lý xây dựng nông thôn mới
2.3.1.1. Cụ thể hóa luật pháp chính sách của nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, ban hành chính sách đặc thù của thành phố
Phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương một cách kịp thời. HĐND, UBND tỉnh và HĐND, UBND thành phố Việt Trì đã ban hành 31 văn bản quy phạm pháp luật (xem thêm ở Phụ lục số 2) về chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện XD NTM và QLNN về XD NTM ở thành phố Việt Trì. Hàng năm UBND thành phố căn cứ vào Chương trình XD NTM của tỉnh để cụ thể hóa chương trình XD NTM của thành phố làm căn cứ để triển khai chương trình XD NTM của thành phố.
2.3.1.2.Về xây dựng tổ chức và chỉ đạo điều hành a). Tổ chức bộ máy quản lý ở các cấp
* Cấp Thành phố: Ngày 12/10/2010, UBND thành phố Việt Trì ban hành “Quyết định số 11957/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Việt Trì” do đồng chí Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban, đồng chí Phó chủ tịch phụ trách kinh tế làm Phó Trưởng ban thường trực, đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm Phó Trưởng ban; thành viên Ban Chỉ đạo gồm cấp uỷ, trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể liên quan. Ngày 13/3/2017, UBND thành phố Việt Trì ban hành “Quyết định số 1811/QĐ-UBND về việc thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Việt Trì giai đoạn 2016-2020”, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Chánh văn phòng, đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm Phó Chánh văn phòng. Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố giai đoạn 2011-2020; Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố do đồng chí Chủ tịch UBND làm Trưởng ban; thành viên Ban Chỉ đạo
gồm có 24 đồng chí là lãnh đạo các phòng, ban, đoàn thể thành phố. Thành lập Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố gồm 16 đồng chí, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND làm Chánh văn phòng; ban hành quy chế làm việc của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố.
* Cấp xã:“Ban thường vụ Đảng uỷ xã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã làm Trưởng ban, đồng chí Phó Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã làm Phó Trưởng ban;
thành viên Ban Chỉ đạo gồm cấp uỷ, cán bộ ban ngành, đoàn thể liên quan; thành lập Ban quản lý do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban.”
- 100% các xã có thành lập Ban phát triển thôn và thành lập Ban Giám sát đầu tư cộng đồng để tham gia giám sát các công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
- “Các xã (10/10 xã) đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã; Ban Chỉ đạo cấp xã do đồng chí Bí thư làm Trưởng ban; Ban Quản lý cấp xã do đồng chí Chủ tịch UBND làm Trưởng ban; 95/95 khu đã thành lập Ban Phát triển thôn do đồng chí Bí thư chi bộ hoặc Trưởng thôn làm Trưởng ban; đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức xã phụ trách từng thôn, từng tiêu chí để tổ chức thực hiện;
10/10 xó đó bố trớ cỏn bộ chuyờn trỏch theo dừi phụ trỏch Chương trỡnh xõy dựng nụng thôn mới trên địa bàn xã theo Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.”
b). Hoạt động chỉ đạo, điều hành
“Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố tập trung quan tâm chỉ đạo sát sao CTMTQG XDNTM qua việc ban hành Nghị quyết, kế hoạch, chương trình, Quyết định để triển khai thực hiện đến các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị và nhân dân trên địa bàn. Hội Nông dân trong phát triển sản xuất và vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Hội Phụ nữ trong công tác vận động hội viên hưởng ứng phong trào thi đua “5 không, 3 sạch” gắn với phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” tạo nên một nét đẹp mới cho từng gia đình, thôn xóm; Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh xã với phong trào “xanh-sạch-đẹp” tạo nên những tuyến đường hoa, xây dựng những tuyến
đường giao thông liên xóm, phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn. Mặt trận Tổ quốc với công tác giám sát cộng đồng đảm bảo các dự án xây dựng hạ tầng nông thôn tại 100% xã trên địa bàn Thành phố đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Đồng thời trong quá trình chỉ đạo điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với chương trình cơ cấu ngành nông nghiệp đã được quan tâm chỉ đạo sát sao, cơ giới hoá và sản xuất theo hướng an toàn đã được áp dụng tạo nên vùng sản xuất cây ăn quả, rau màu mang đặc trưng riêng của các xã và đưa sản xuất nông nghiệp của thành phố Việt Trì phát triển theo hướng bền vững.”
2.3.2. Kết quả, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của Tp Việt Trì
2.3.2.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
“Cả lý thuyết và thực tiễn chỉ ra rằng, hiệu quả QLNN về XD NTM ở Tp Việt Trì phản ánh qua kết quả thực hiện các tiêu chí NTM mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.
Đồng thời, nó phản ánh thông qua hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.”
“Trong thời gian vừa qua, việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Tp Việt Trì tuy có đạt được một số thành tựu nhưng còn rất hạn chế. Tuy các xã đều tích cực triển khai nhưng không những gặp nhiều lúng túng và gặp nhiều khó khăn nên chương trình XD NTM chưa đạt được mục tiêu như mong muốn. Trước tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề phải tháo gỡ và giải quyết với tinh thần trách nhiệm cao hơn, mạnh mẽ hơn. Các cấp, các ngành cần quán triệt sâu sắc hơn và nêu cao trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng NTM để Tp Việt Trì đứng trong nhóm các địa phương thực hiện tốt chương trình XD NTM theo mục tiêu của nhà nước.”
2.3.2.2. Đầu tư phát triển nông thôn mới
a. Huy động vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới
Từ 2015 đến 2019 Tp Việt Trì đã thực hiện vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới với mức hạn chế. Tổng số vốn đầu tư đã hy động và thực hiện được khoảng 618.890 triệu đồng, bình quân mỗi năm khoảng 154,7 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới ở Tp Việt Trì giai đoạn 2015-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng số Tỷ trọng, %
Tổng số 618.890 100
Vốn ngân sách trung ương 42.703 6,9
Vốn ngân sách tỉnh 177.621 28,7
Vốn ngân sách thành phố 133.680 21,6
Vốn ngân sách xã 92.214 14,9
Vốn doanh nghiệp 29.706 4,8
Vốn nhân dân đóng góp 126.253 20,4
Vốn nguồn khác 16.710 2,7
Nguồn: Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Tp Việt Trì
Trong giai đoạn 2011-2020, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (Ngân sách trung ương, tỉnh, thành phố, xã) chiếm khoảng 65,2%; vốn đóng góp của dân và của doanh nghiệp khoảng 25%.
b. Thực hiện vốn đầu tư theo lĩnh vực
Trong tổng vốn thực hiện XD NTM ở Tp Việt Trì vốn dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm khoảng 65%; vốn dành cho phát triển kinh tế chiếm khoảng 23%; còn lại dành cho tất cả các công việc còn lại như an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo trật tự an ninh, phát triển nhân lực...
- Trong quá trình thực hiện hoàn thành tiêu chí về giao thông nông thôn, cùng với việc tăng cường đầu tư các nguồn lực để nhựa hoá và bê tông hoá các tuyến đường, các xã đã vận động nhân dân tự nguyện hiến 65.026m2 đất, cây trồng, vật kiến trúc và 28.629 ngày công lao động để mở rộng, nâng cấp các tuyến đường thôn, xóm theo quy hoạch, đảm bảo kết nối giao thông thông suốt, tạo thuận lợi trong việc đi lại nhất là lưu thông hàng hoá và phục vụ sản xuất trên địa bàn ngày càng tốt hơn. Kết quả các xã đã đầu tư xây dựng được 532,81 km đường giao thông đạt chuẩn (làm mới 51,92 km; nâng cấp, sửa chữa 480,89 km) tăng 159,19 km so với năm 2011 và 19 công trình cầu, cống.
* Tổng nguồn vốn đầu tư cho giao thông: 249.925 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 15.808 triệu đồng
+ Ngân sách Tỉnh: 75.294 triệu đồng + Ngân sách Thành phố: 76.839 triệu đồng
+ Ngân sách xã: 38.290 triệu đồng
+ Nguồn lực huy động nhân dân đóng góp: 43.694 triệu đồng (Trong đó: Diện tích hiến đất 65.026 m2 tương đương với 17.359 triệu đồng; Ngày công lao động đóng góp 28.629 ngày công tương đương 5.729 triệu đồng; Tiền mặt 20.606 triệu đồng).
Thực tế, trong những năm vừa qua vốn xây dựng NTM dành cho giao thống khá lớn, chiếm khoảng 33,1%.
- “Trong những năm qua đã đầu tư 12 dự án công trìnhthủy lợi để cải tạo, nâng cấp được 91,18 km kênh mương thuỷ lợi; xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 06 hồ đập, kiên cố hoá 18,98 km kênh, nạo vét 79,05 km kênh nội đồng. Đến nay trên địa bàn các xã quản lý có 19 hồ, đập; 22 trạm bơm; 91,18 km kênh thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (55,69 km đã được kiên cố hoá). Hệ thống thủy lợi trên địa bàn phát huy hiệu quả, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu nước chủ động đạt gần 91% (1.585,19 ha/1.741,97 ha) (tăng 12% so với năm 2011). Trong quá trình thực hiện, đã vận động nhân dân hiến 8.361m2 đất, cây trồng, vật kiến trúc và 33.460 ngày công lao động để nạo vét kênh mương và mở rộng nâng cấp bờ bao thuỷ lợi phục vụ cho giao thông của xã.”
* Tổng nguồn lực đầu tư: 39.570 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 6.465 triệu đồng + Ngân sách Tỉnh: 13.796 triệu đồng + Ngân sách Thành phố: 7.442 triệu đồng
+ Ngân sách xã: 4.700 triệu đồng
+ Nguồn lực huy động nhân dân đóng góp: 7.167 triệu đồng (Trong đó: Diện tích hiến đất 8.361 m2 tương đương với 376 triệu đồng; Ngày công lao động đóng góp 33.460 ngày công tương đương 6.691 triệu đồng; Tiền mặt 100 triệu đồng).
Trong hơn 10 năm qua, tổng vốn đầu tư dành cho xây dựng các công trình thủy lợi vào khoảng 19,1%.
Như vậy có thể thấy vốn đầu tư dành cho xây dựng đường giao thông, các công trình thủy lợi đã chiếm khoảng 52,2% tổng vốn đầu tư cho XD NTM của thành phố Việt
Trì.
c- Về xây dựng mạng lưới cung cấp điện
“Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu KT của ngành điện (10/10 xã đạt chỉ tiêu 4.1): có 67 trạm biến áp và 172,92 km đường dây trung, hạ thế cấp điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn (10/10 xã đạt chỉ tiêu 4.2: có 18.977 hộ/18.977 hộ đạt 100% được sử dụng điện. Tuy nhiên, tại một số khu dân cư trên địa bàn xã Thanh Đình, Thụy Vân, Phượng Lâu, Trưng Vương, Sông Lô do công suất trạm biến áp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của người dân nên thường xuyên xảy ra sự cố mất điện, quá tải. Chất lượng điện chưa đảm bảo phục vụ thường xuyên và an toàn từ các nguồn. Hiện nay tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dùng điện thường xuyên và an toàn trên địa bàn 10 xã là 20.194/20.194 hộ, đạt 100%.”
* Tổng nguồn lực đầu tư: 34.374 triệu đồng, trong đó:
+ Doanh nghiệp đầu tư: 34.114 triệu đồng
+ Nguồn lực huy động nhân dân đóng góp: 260 triệu đồng -Về xây dựng trường học
“Trong những năm qua, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học được đầu tư kiên cố, chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Đã xây dựng mới 7 trường mầm non; nâng cấp, mở rộng theo hướng đạt chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là 9 trường. Hiện nay, số trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là 31/31 trường, đạt tỷ lệ 100%. Trường mầm non: 10/10 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Trường tiểu học: 11/11 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Trường trung học cơ sở: 10/10 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.”
* Tổng nguồn lực đầu tư: 217.106 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 14.956 triệu đồng + Ngân sách Tỉnh: 105.602 triệu đồng + Ngân sách Thành phố: 47.715 triệu đồng
+ Ngân sách xã: 46.867 triệu đồng
+ Nguồn lực huy động nhân dân đóng góp: 66 triệu đồng + Doanh nghiệp: 1.900 triệu đồng
+ Nguồn khác: 1.560 triệu đồng - Về xây dựng cơ sở vật chất văn hoá
“Trong những năm qua, cơ sở vật chất văn hoá các xã được quan tâm đầu tư theo quy hoạch và đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể, đã triển khai xây mới 26 Nhà văn hoá khu;
sửa chữa, cải tạo, nâng cấp 59 Nhà văn hoá khu; đầu tư xây dựng mới 03 nhà văn hóa kiêm hội trường đa năng, trung tâm học tập cộng đồng xã. 10/10 xã có Nhà văn hoá kiêm hội trường đa năng, trung tâm học tập cộng đồng và sân thể thao đạt chuẩn theo quy định.”
* Tổng nguồn lực đầu tư: 35.787 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 200 triệu đồng + Ngân sách Thành phố: 9.480 triệu đồng
+ Ngân sách xã: 6.461 triệu đồng
+ Nguồn lực huy động nhân dân đóng góp: 19.156 triệu đồng + Doanh nghiệp: 490 triệu đồng
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
“Hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn là đầu mối quan trọng góp phần tiêu thụ hàng hoá nông sản của địa phương và cung ứng hàng hoá đưa về nông thôn đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 18 chợ (đã giải tỏa 7 chợ cóc, chợ tạm). Theo quy hoạch có 4/10 xã phải xây dựng chợ và nâng cấp, các xã còn lại đều có vị trí giáp ranh hoặc gần với các trung tâm thương mại lớn của Thành phố do vậy không đầu tư xây dựng chợ. Trong những năm qua, đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp theo quy định của Bộ Công thương 04 chợ (xã Thụy Vân, Hùng Lô, Thanh Đình, Hy Cương). Riêng 06 xã còn lại (Phượng Lâu, Sông Lô, Chu Hóa, Tân Đức, Trưng Vương, Kim Đức) đều có các cơ sở hạ tầng thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, UBND Thành phố đã điều chỉnh quy hoạch không đầu tư xây dựng chợ nông thôn.”
* Tổng nguồn lực đầu tư: 22.730 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 27 triệu đồng + Ngân sách Tỉnh: 17.500 triệu đồng
+ Ngân sách xã: 350 triệu đồng
+ Nguồn lực huy động nhân dân đóng góp: 4.594 triệu đồng
+ Nguồn khác: 259 triệu đồng.
- Về xây dựng hạ tầng thông tin và truyền thông
“Hạ tầng thông tin và truyền thông được đầu tư và phát triển nhanh và rộng khắp, 10/10 xã có Bưu điện văn hóa xã. Mỗi xã có trên 01 trạm BTS thu phát sóng thông tin di động phục vụ nhân dân; 100% khu tại 10 xã đều được phủ sóng 2G, 3G, 4G đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại cố định, điện thoại di động và nhu cầu sử dụng Internet; có điểm truy cập internet, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy cập Internet; 100% hộ dân có điện thoại. 10/10 xã được đầu tư hệ thống đài truyền thanh không dây, đài truyền thanh vô tuyến tại 62 khu dân cư, có 62 cụm loa hoạt động tốt;
100% khu được đầu tư cụm thu phục vụ tiếp sóng FM và thu tín hiệu từ đài xã, đảm bảo 100% hộ dân trong xã nghe được thông tin từ hệ thống loa hoạt động. 10/10 xã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT. Tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức đạt từ 0,75 trở lên. Xã sử dụng phần mềm quản lý điều hành nên văn bản đi và đến được xử lý qua phần mềm quản lý văn thư và hồ sơ công việc; 100% cán bộ, công chức xã được cấp hộp thư điện tử công vụ để trao đổi công việc.”
* Tổng nguồn lực đầu tư: 3.491 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Tỉnh: 730 triệu đồng + Ngân sách Thành phố: 702 triệu đồng
+ Ngân sách xã: 1.934 triệu đồng
+ Nguồn lực huy động nhân dân đóng góp: 125 triệu đồng - Về nhà ở dân cư
“Chính quyền địa phương phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực vận động người dân chủ động xây dựng, chỉnh trang nhà cửa và các công trình phụ đảm bảo vệ sinh, gọn gàng, sạch sẽ. Thông qua các cuộc vận động, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “quỹ vì người nghèo”, các tổ chức chính trị, xã hội các cấp đã hỗ trợ xây mới và nâng cấp, sửa chữa 238 căn nhà cho hộ chính sách, hộ nghèo với tổng nguồn lực huy động 15.907 triệu đồng. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Xây dựng là 18.802/20.194 hộ, đạt 93,11%. Hiện